Giải thích vì sao Nam Bộ và Tây Nguyên nóng quanh năm và có mùa khô sâu sắc

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm và mùa khô sâu sắc khéo dài

Các câu hỏi tương tự

Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? Sẽ được chúng tôi giải đáp ở nội dung bài viết này.

Khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta. Vậy Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? Sẽ được chúng tôi giải đáp ở nội dung bài viết này.

Câu hỏi: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt

B. Có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khác nhau

C. Phân chia ra một mùa nóng, một mùa lạnh

D. Có mùa đông ít mưa và mùa hạ mưa nhiều

Đáp án đúng là đáp án A: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm là phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt.

Lý giải vì sao chọn đáp án A là đúng:

Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc được thể hiện qua các yếu tố khí hậu chính như :

– Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm tăng cao từ bắc vào nam. Vượt 25oC ở đồng bằng và trên 21oC ở vùng núi, biên độ nhiệt năm giảm.

– Mưa: chế độ mưa không đồng nhất.

+ Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong một thời gian ngắn.

+ Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa dài 6 tháng, [ từ tháng 5 đến tháng 10]. Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng.

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn:

– Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ trở thành Trường Sơn Nam hùng vĩ.

– Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Kông bồi đắp.

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía bắc:

– Do tác động của gió mùa đông bắc suy giảm cường độ và bị biến tính khi vào đến miền này.

– Do vị trí của miền nằm ở vùng cận xích đạo, quanh năm góc chiếu lớn nên nhiệt độ cao do đó chế độ nhiệt ít biến động.

VÌ SAO KHÍ HẬU MIỀN NAM LẠI NÓNG QUANH NĂM VÀ CÓ SỰ PHÂN CHIA 2 MÙA: MƯA VÀ KHÔ RÕ RỆT?

* Nước ta năm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn. Thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ở miền Nam xa nhau hơn nên chế độ nhiệt độ có 2 cực đại và cực tiểu rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C không có tháng nào nhiệt độ xuống 20 độ C [nhiệt độ trung bình T1 ở Đà Nẵng là 21,3 độ C; ở thành phố Hồ Chí Minh là 25,8 độ C và ở Cà Mau là 25,1 độ C]. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn miềm Bắc [Đà Nẵng là 7

,9 độ C; thành phố Hồ Chí Minh là 3,1 độ C; Cà Mau là 2,9 độ C].Trong khi đó, ở Lạng Sơn là 13,7 độ C và ở Hà Nội là 12,5 độ C. * Nước ta nằm bên bờ biển Đông [tức là ở phía Tây của Thái Bình Dương].Do vị trí địa lí tác động của tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Châu Á.

- Về mùa Đông [mùa khô]:Trong khi ở miền Bắc chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc thì ở miền Nam chịu tác động của gió tín phong chiếm ưu thế tạo nên mùa khô nắng nóng ở Nam Bộ và Tây Nguyên.Riêng duyên hải Nam Trung Bộ [phía Đông của Trường Sơn] do tác động của bức chắn địa hình gió tín phong đã đem lại lượng mưa lớn vào Thu Đông. -Vào mùa Hạ:gió mùa mùa hạ, tuy cùng hướng Tây Nam, nhưng có 2 luồng- với nguồn gốc không giống nhau. +Đầu mùa Hạ[T5-T6]gió Tây Nam có nguồn gốc là khối khí nhiệt đới vịnh Bengan nóng ẩm thổi vào nước ta gây mưa đáng kể cho Nam Bộ và Tây Nguyên. +Từ tháng 7 và tháng 8 trở đi khối khí xích đạo mát ẩm hơn có nguồn gốc từ tín phong Nam bán cầu cùng với giải hội tụ nhiệt đới di chuyển từ Nam đến Bắc.Tháng 8 đạt vị trí cao nhất ở miền Bắc rồi lại từ Bắc xuống Nam[T10] hoạt động chủ yếu ở Nam Bộ tạo ra thời tiết mưa điển hình cho cả nước và Nam Bộ. Ngoài ra mưa lớn còn do ảnh hưởng của áp thấp và bão tác động cùng với giải hội tụ nhiệt đới, tuy mưa tập trung vào mùa Hạ nhưng chế độ mưa ở các địa phương khác nhau là do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và địa hình.Những tháng mưa lớn ở Nam Trung Bộ[T10-T11]còn Nam Bộ và Tây Nguyên[T9->T12], mưa cực đại ở Nam Trung bộ lag T10-T11, ở Nam Bộ và Tây Nguyên là T9-T10 - Ở một số địa phương do địa hình cao chắn gió nên lượng mưa lớn như Hòn Ba [tỉnh Khánh Hòa] 3751mm/năm, Vong Phu 2800mm/năm, Ngọc Linh hơn 3000mm/năm ,mũi Rinh 757mm/năm. Một số nơi lại có lượng mưa rất ít như Phan Rang < 653mm/năm.

=>Tóm lại miền Nam có nhiệt đọ cao đều trong năm nhất là ở Nam Bộ.Đây cũng là khu vực có phân biệt sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Khu vực Trường Sơn Đông có mưa vào Thu Đông còn Nam Bộ, Tây Nguyên Lị mưa vào mùa Hạ.Vì thế tùy địa phương mà mùa khô kéo dài từ 4->6 tháng.



Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 25/9/11

a] Từ dãy núi Bạch Mã [16° vĩ Bắc] trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao...

2. Miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa khô sâu sắc

a. Nhiệt độ đã tăng cao [so với hai miền trước]

- Nhiệt độ trung bình năm vượt 250C ở vùng núi.

- Biên độ nhiệt năm giảm rõ rệt, khoảng 3 – 70C

- Không có mùa đông lạnh.

b. Chế độ mưa: Không đồng nhất.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn, thời gian ngắn [ tháng 10,11]

 - Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng, chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô hạn thiếu nước nghiêm trọng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề