Mẹ bầu 6 tháng tăng bao nhiêu cân

Không khuyến khích mẹ bầu tăng cân càng nhiều càng tốt, các chuyên gia đã đưa ra mức cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt. Muốn biết cân nặng bà bầu chuẩn, mẹ tham khảo ngay bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt sau nhé!

Cân nặng luôn là vấn đề muôn thuở của phái đẹp. Với những mẹ mang thai lần đầu, vấn đề cân nặng lại càng trở nên quan trọng hơn vì mức cân nặng mẹ bầu có thể liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ mẹ. Mẹ bầu tăng cân ít, thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng, nhưng nếu tăng cân nhiều khi mang thai, mẹ lại có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng như thai lớn khó sinh. Vậy mang thai lên cân bao nhiêu là đủ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg. Tuy nhiên, cân nặng mẹ bầu vẫn có thể thay đổi tuỳ theo số em bé trong bụng mẹ. So với những mẹ mang thai đơn, mẹ mang thai đôi cần tăng thêm từ 16-20 kg khi mang thai. Chưa kể, cân nặng mẹ bầu cũng phụ thuộc nhiều vào mức cân nặng trước khi mang thai nữa nhé!

Những mẹ sở hữu thân hình “mi nhon” với chỉ sổ BMI [chỉ số khối cơ thể] trước khi mang thai ở mức dưới 18,5 sẽ cần tăng thêm từ 12-18kg. Ngược lại, những mẹ có thân hình hơi “mũm mĩm” với chỉ số BMI từ 25-29,9 nên hạn chế cân nặng trong khoảng 7-11kg thôi mẹ nhé! Đặc biệt, những mẹ có chỉ số BMI lớn hơn 30, các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên tăng thêm 5-7kg trong suốt 9 tháng mang thai. [*]

Bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt

Tuỳ theo từng giai đoạn của thai kỳ, cân nặng mẹ bầu có sự thay đổi đáng kể. Với những mẹ đang trong tam cá nguyệt thứ nhất, em bé trong bụng vẫn còn khá nhỏ và những cơn ốm nghén cũng ảnh hưởng ít nhiều nên cân nặng bà bầu trong giai đoạn này không thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3, cân nặng mẹ bầu đã có sự biến chuyển đáng kể. Mẹ bầu có thể tăng thêm từ 450-500gr/ tuần trong suốt 6 tháng cuối thai kỳ.

Tuy chỉ mang tính tham khảo nhưng bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt sau đây sẽ giúp mẹ biết rõ mức cân nặng chuẩn của mẹ bầu cũng như nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong từng giai đoạn khác nhau. Mẹ có thể tham khảo nhé!

Giai đoạn

Nhu cầu năng lượng

Cân nặng mẹ bầu

Tam cá nguyệt thứ 1

Tăng thêm 200 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Mỗi tháng tăng thêm 400 -750gr.

Tổng cân nặng tăng thêm trong 3 tháng đầu thai kỳ 1,5 - 2,5kg

Tam cá nguyệt thứ 2

Tăng thêm 300 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Mỗi tuần tăng thêm khoảng 450 gr

Tổng cân nặng mẹ bầu tăng thêm trong 3 tháng giữa thai kỳ 5-6,5kg

Tam cá nguyệt thứ 3

Tăng thêm 400 - 450 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tuần cân nặng bà bầu có thể tăng 0,5 kg.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu khi mang thai

Để đạt được mức cân nặng hợp lý khi mang thai, mẹ bầu nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh. Khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ nên đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể ăn thêm những loại hạt, các loại ngũ cốc nguyên cám vào những bữa phụ trong ngày để cung cấp thêm dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Các mẹ tham khảo  thêm Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu từ Huggies nhé! 

Cân nặng của mẹ bầu được phân bố như thế nào trong cơ thể?

Khi mang thai, phần bụng [bao gồm tử cung] chiếm một trọng lượng đáng kể trên cơ thể mẹ vì đây là "ngôi nhà" nơi em bé sẽ lớn lên trong 9 tháng. Một số mẹ thắc mắc rằng, cơ thể mình trông rất nhỏ gọn, nhưng cân nặng vẫn đang tăng nhiều [so với cảm giác của mẹ]. Giải đáp cho thắc mắc của mẹ, phần trọng lượng tăng lên chính là cân nặng của rất nhiều thành phần khác của bào thai, như:

  • Em bé: 2.5 - 3.5 kg
  • Nhau thai: 0.5 kg
  • Nước ối: 1kg

Ngoài bụng bầu, cân nặng của mẹ tăng lên khi mang thai còn được phân bố trải đều khắp cơ thể. Do đó, việc đánh giá cân nặng của mẹ bầu không nên chỉ dựa vào ước lượng bằng mắt thông thường.

Đo lường cân nặng mẹ bầu đúng cách

Nếu mẹ bầu chưa biết cách đo lường cân nặng đúng cách, sẽ rất khó khăn trong việc lập ra biểu đồ tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu thường được các bác sĩ khuyên nên đo cân nặng tại các trạm y tế, hoặc tại nhà với các nguyên tắc sau:

  • Cân cùng một thời điểm trong ngày
  • Mặc cùng một lớp quần áo
  • Chỉ nên cân 1 tuần/lần
  • Cân vào buổi sáng sau khi đi vệ sinh 

Vì sao phải kiểm soát cân nặng của bà bầu?

Việc kiểm soát cân nặng của bà bầu trong thai kỳ rất quan trọng. Quan niệm “ăn cho hai người”, hay ăn nhiều để em bé to khỏe như các mẹ bầu vẫn làm là quan niệm hết sức sai lầm trong chế độ dinh dưỡng bà bầu. Vì việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ. Việc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Chưa kể đến việc khi mẹ bồi bổ quá nhiều, thai to có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các mẹ bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai.

Ngược lại, nếu bà bầu tăng cân quá ít sẽ khiến em bé trong bụng bị suy dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ các chất để bé phát triển toàn diện. Chưa kể việc kiêng khem còn khiến bà bầu mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp, giai đoạn vượt cạn cũng trở nên khó khăn. 

Một số mẹo nhỏ giúp mẹ duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai

  • Theo Eat right, mẹ nên duy trì tập thể dục 150 phút/tuần hoặc 30 phút/ngày với các hoạt động tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ. Mẹ cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về cường độ luyện tập.
  • Thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ thành 5-6 bữa nhỏ một ngày
  • Hạn chế những thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, các loại nước ngọt, bánh kẹo…
  • Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, sữa chua, trứng luộc, trái cây tươi…
  • Ưu tiên thực phẩm luộc, hấp và hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, mẹ bầu nhé!

Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ:

Hạn chế các loại các loại nước ngọt, đồ ăn vặt như bánh kẹo, mứt, chocolate, quả ngọt khô, quả ngọt ngâm đường, nước uống có đường mật, nước uống đóng lon, chai sẵn, càphê sữa…Ngay cả các loại hoa quả chín thì cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải
Tăng cường các thực phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì, lúa mạch đen, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
• Các bữa ăn nên đúng giờ và bữa tối kết thúc sớm trước 7 giờ tối. Ăn các bữa quá no và quá muộn sẽ làm bụng ì ạch khó tiêu.

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và phù hợp trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cân hợp lý. Để biết được chế độ dinh dưỡng khi mang thai phù hợp, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt trên chỉ mang tính tham khảo. Cân nặng mẹ bầu cũng sẽ thay đổi tuỳ theo tình trạng sức khoẻ thực tế.  Mẹ bầu có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa để biết mang thai nên lên bao nhiêu kg hoặc tham khảo thêm nội dung bài viết Mang thai, lên bao nhiêu cân là đủ của Huggies, đồng thời tìm hiểu thêm những mẹo dinh dưỡng tại chuyên mục Chế độ dinh dưỡng mẹ nhé.

[*] //www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-weight-gain.htm

Mẹ bầu tăng cân ít trong thai kỳ sẽ không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, bé sinh ra nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp…

Trong một thai kỳ kéo dài 40 tuần, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 9 – 12kg, gồm cân nặng của thai nhi, nước ối, bánh nhau và cân nặng của mẹ do cơ thể tích trữ năng lượng. Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu cân trong thai kỳ còn phụ thuộc vào cân nặng ban đầu và chỉ số khối cơ thể [BMI].

Công thức tính BMI:

BMI = Cân nặng/ [Chiều cao]2 [Cân nặng chia bình phương chiều cao]

Chiều cao tính theo đơn vị mét, cân nặng tính theo kg.

Mẹ bầu sẽ tăng khoảng 9 – 12kg trong thai kỳ

Chỉ số khối dưới 18,5: Mẹ đang thiếu cân, cần tăng từ 12 – 18kg trong cả thai kỳ. Đặc biệt, trong hai tam cá nguyệt sau, mẹ cần tăng từ 450g – 580g/ tuần.

Chỉ số khối từ 18.5 – 24.9: Cân nặng của mẹ bình thường, nên tăng từ 11 – 15kg trong cả thai kỳ. Trong tam cá nguyệt 2 và 3, mẹ cần tăng từ 360g đến 450g/tuần.

Chỉ số khối từ 25 – 29.9: Mẹ trong nhóm thừa cân, chỉ cần tăng từ 6 – 11kg. Ở hai tam cá nguyệt sau, mẹ nên tăng từ 225g – 360g/tuần.

Chỉ số khối trên 30: Mẹ thuộc nhóm béo phì, chỉ cần tăng từ 5 – 9kg. Ở hai tam cá nguyệt cuối, mỗi tuần mẹ tăng từ 180g – 270g là đủ.

Tăng cân khi mang thai là dấu hiệu em bé phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tăng phù hợp, không tăng nhiều nhưng cũng không ít.

Xem thêm: Dịch vụ thai sản

Mẹ bầu tăng ít cân trong thai kỳ có thể do:

Ốm nghén: Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu không thể tăng cân trong tam cá nguyệt đầu tiên.

– Căng thẳng, mệt mỏi: Mẹ bầu thưởng xuyên căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân khiến cơ thể gầy mòn, khó hấp thu dinh dưỡng và không thể tăng cân.

– Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Nếu mẹ bầu ăn uống thất thường, không đủ chất sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng cho thai nhi, càng không thể tăng cân.

Ốm nghén là nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân ít trong 3 tháng đầu

– Do bệnh lý: Mẹ bầu có thể đang mắc bệnh lý nào đó nếu mang thai không tăng cân hoặc tăng cân ít dù ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái.

– Cơ địa: Một số mẹ bầu có tạng người thon gọn, nhỏ nên khi mang thai có thể khó tăng cân hoặc tăng rất ít.

Việc bà bầu thiếu cân khi mang thai sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi như:

– Không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, thai nhi dễ bị chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.

– Ảnh hưởng đến não bộ thai nhi: Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

– Chuyển dạ sớm: Mang thai tăng cân ít hoặc không tăng cân sẽ khiến mẹ đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm và bé sinh ra nhẹ cân. Điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe ở bé như chứng còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp…. sau này.

Để tăng cân đúng chuẩn trong thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng khoa học

Lưu ý: Đối với những mẹ bầu ở giai đoạn nửa cuối tam cá nguyệt thứ 2, đầu tam cá nguyệt thứ 3 mà vẫn không tăng cân thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân, phương pháp điều trị kịp thời. Dựa vào chỉ số của thai nhi, bác sĩ sẽ đánh giá thai nhi có bị ảnh hưởng không. Còn những bà bầu không tăng cân, tăng cân ít nhưng em bé vẫn phát triển tốt thì không cần quá lo lắng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý.

Lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu?

Việc kiểm soát tốt tăng cân khi mang thai rất có lợi cho mẹ, tăng không quá nhiều mẹ sẽ dễ giảm cân và lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Để duy trì mức tăng cân hợp lý, mẹ có thể áp dụng những lời khuyên sau:

– Chỉ cân vào một giờ cố định trong ngày: Nếu mẹ cân vào buổi tối, thì nên duy trì các lần cân sau đúng vào giờ đã định để dễ so sánh mốc kết quả.

– Dùng một chiếc cân duy nhất: Mỗi chiếc cân có mức sai số nhất định. Chính vì vậy mẹ nên cân trên cùng một chiếc cân thì kết quả mới đáng tin cậy.

– Không mang dép, túi xách, điện thoại…  khi cân để có được cân nặng chính xác.

Khi mang bầu, cơ thể mẹ luôn ưu tiên cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, nên dù mẹ tăng cân không nhiều, bé vẫn được đảm bảo những dưỡng chất quan trọng để phát triển. Mẹ nên dựa vào các chỉ số siêu âm thai và các kết luận từ bác sĩ để nắm được sự phát triển của thai nhi và không nên lo lắng thái quá.

Để quá trình mang thai của mẹ được suôn sẻ trọn vẹn, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cung cấp dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói với nhiều quyền lợi hấp dẫn. Mẹ bầu sẽ được thăm khám và tư vấn với đội ngũ chuyên gia sản khoa hàng đầu, từng công tác tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội…Thêm vào đó, với hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp theo dõi sát sao thai kỳ, kịp thời phát hiện các bất thường để có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:


Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề