Giao đất thủy lợi để quản ly là gì năm 2024

Theo phản ánh của ông Nguyễn Đăng Phát (Đà Nẵng), ngày 18/9/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 4712/BTNMT-TCQLĐĐ hướng dẫn về việc thuê đất lòng hồ thủy điện.

Theo đó, đối với đất lòng hồ thủy điện không giao, cho thuê đối với chủ dự án các công trình điện, thủy lợi, các đơn vị quản lý vận hành nhà máy thủy điện mà giao cho tổ chức được giao trách nhiệm quản lý và vận hành các hồ thủy điện, thủy lợi để quản lý chung. Trường hợp có sử dụng kết hợp vào mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao, cho thuê cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai để sử dụng.

Căn cứ hướng dẫn, công ty ông Phát (là chủ sở hữu nhà máy thủy điện và đang thực hiện quản lý, vận hành nhà máy; không có hoạt động nào khác ngoài vận hành phát điện) đã có công văn đề nghị UBND tỉnh xem xét thống nhất việc không giao/không thuê đối với đất lòng hồ thủy điện và chấm dứt hợp đồng thuê đất lòng hồ thủy điện đã ký trước đây.

Tuy nhiên, UBND tỉnh không đồng ý và yêu cầu công ty ông phải lập hồ sơ điều chỉnh đất đai chuyển từ thuê đất sang giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Ông Phát hỏi, UBND tỉnh yêu cầu như vậy có phù hợp với hướng dẫn tại Văn bản số 4712/BTNMT-TCQLĐĐ không và có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Pháp luật về đất đai hiện hành đã quy định các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54; các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 55; các trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê đất hàng năm theo quy định tại Điều 56 Luật Đất đai.

Căn cứ các quy định trên công ty (chủ sở hữu nhà máy thủy điện) cần xác định là tổ chức kinh tế tự chủ tài chính hay tổ chức kinh tế thuần túy kinh doanh phi nông nghiệp để giao đất có thu tiền sử dụng đất hay không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Căn cứ Nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

Liên Bộ Thủy lợi - Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc lập hồ sơ giao đất để xây dựng công trình thủy lợi như sau:

  1. Những quy định chung:

1. Đất xây dựng công trình thủy lợi nói trong thông tư này là đất chuyên dùng được quy định tại Điều 62 Luật đất đai năm 1993 bao gồm: Đất xây dựng hồ chứa nước, đê, đập, cống, trạm bơm, giếng nước, kênh mương, đường ống dẫn nước, bờ bao, trạm quản lý khai thác gắn liền với công trình thuỷ lợi.

2. Đất sử dụng tạm thời làm mặt bằng thi công, sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm phục hồi khả năng sử dụng để trả lại cho chủ sử dụng đất.

3. Chủ đầu tư (hoặc người được uỷ nhiệm chủ đầu tư) là người đứng tên xin giao đất xây dựng công trình thuỷ lợi.

4. Căn cứ để xét giao đất xây dựng công trình thuỷ lợi:

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Yêu cầu sử dụng đất đã được xác định trong dự án đầu tư, hoặc trong hồ sơ thiết kế công trình xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thẩm quyền giao đất để xây dựng công trình thuỷ lợi được thực hiện theo Điều 23 Luật đất đai năm 1993.

II. Những quy định cụ thể:

A- Hồ sơ xin giao đất để xây dựng công trình thuỷ lợi bao gồm:

1. Đơn xin giao đất xây dựng công trình thuỷ lợi (theo mẫu số 1);

2. Quyết định phê duyệt dự án khả thi kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi phần chiếm đất xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3. Bản đồ thiết kế mặt bằng công trình hoặc tổng mặt bằng thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

4. Bản đồ khu đất xin giao xây dựng công trình thuỷ lợi tỷ lệ từ 1/1000 đến 1/10.000. Đối với các công trình kênh mương, đê đập và hồ chứa nước chiếm diện tích từ 50 ha trở lên thì có thể sử dụng bản đồ có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000. Các loại bản đồ trên phải được Sở Địa chính kiểm tra, xác nhận (theo mẫu số 2);

5. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm;

6. Phương án đền bù về đất, tài sản trên đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

7. Biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai của Sở Địa chính (theo mẫu số 3);

8. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các công trình giao đất thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ (theo mẫu số 4);

9. Quyết định thành lập của tổ chức sử dụng đất.

Đối với công trình xây dựng thuỷ lợi mà thẩm quyền giao đất thuộc Chính phủ thì hồ sơ được lập thành 5 bộ; nếu thuộc quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ lập thành 3 bộ. Hồ sơ trên gửi đến Sở Địa chính sở tại.

B- Trình tự thực hiện:

1. Khi nhận được hồ sơ, Sở Địa chính có trách nhiệm:

- Nghiên cứu hồ sơ, thẩm tra xác minh thực địa, xác nhận vào bản đồ khu vực giao đất.

- Lập biên bản thẩm tra hồ sơ.

- Lập tờ trình, dự thảo quyết định giao đất Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với công trình thuộc cấp tỉnh quyết định, hoặc dự thảo tờ trình của UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đối với công trình thuộc Chính phủ quyết định, theo mẫu số 4 của thông tư này.

Đối với công trình thuộc Thủ tướng Chính phủ quyết định thì hồ sơ xin giao đất được gửi đến Tổng cục Địa chính.

2. Thời hạn thẩm tra hồ sơ:

- Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của chủ đầu tư, Sở Địa chính hoàn thành việc thẩm tra hồ sơ và dự thảo văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Địa chính thẩm tra, lập tờ trình và dự thảo quyết định trình Chính phủ.

C- Tổ chức thực hiện sau khi có quyết định giao đất:

1. Sau khi có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Sở Địa chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương và chủ đầu tư tổ chức cắm mốc giới, bàn giao đất trên thực địa.

2. Chủ đầu tư tổ chức đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến từng hộ và nộp lệ phí địa chính theo quy định. Trường hợp một dự án do nhiều nguồn vốn thì vốn đền bù thuộc nguồn nào sẽ được qui định trong dự án tiền khả thi do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Định mức đơn giá đền bù thuộc địa phương nào thì áp dụng theo quy định mà Nhà nước đã uỷ quyền cho địa phương đó.

3. Đối với công trình xây dựng trong nhiều năm thì được đền bù theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

4. Tổ chức được giao đất đến UBND địa phương nơi có đất giao, đăng ký quyền sử dụng đất và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5. Khi bàn giao công trình xây dựng thuỷ lợi cho đơn vị quản lý khai thác thì chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ hồ sơ đất đai cho người chủ sử dụng kế tiếp.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Đối với các công trình xây dựng thuỷ lợi nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thì Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Sở Địa chính nơi có đất để làm thủ tục theo quy định tại Thông tư này.

2. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thuỷ lợi và Sở Địa chính lập hồ sơ giao đất đúng quy định, thường xuyên kiểm tra, có biện pháp xử lý những sai sót và các hành vi tiêu cực.

3. Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Thuỷ lợi căn cứ vào quy định tại Thông tư này để tổ chức lập hồ sơ giao đất xây dựng các công trình thuỷ lợi tại địa phương mình, đồng thời hàng quý báo cáo kết quả giao đất nói trên về Tổng cục Địa chính và Bộ Thuỷ lợi.

4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có gì khó khăn vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Thuỷ lợi và Tổng cục Địa chính để giải quyết.

MẪU SỐ 1

Ngày ....... tháng...... năm 199

ĐƠN XIN GIAO ĐẤT

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

(Hoặc Chủ tịch UBND tỉnh,

thành phố ......................)

  1. Tên tổ chức xin giao đất:
  1. Quyết định thành lập (Hoặc giấy phép hành nghề số:........

ngày.......... cơ quan cấp)

  1. Địa chỉ
  1. Vị trí hiện trạng khu đất
  1. Diện tích xin sử dụng để xây dựng công trình:

Trong đó : + Đất nông nhiệp

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

+ Đất có rừng:

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

+ Đất hoang hoá:

- Đồi trọc

- Đầm ao hồ

+ Đất khu dân cư:

  1. Diện tích đất xin sử dụng trong thời gian thi công xây dựng:
  1. Nguồn gốc khu đất
  1. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai.

Nơi nhận:

- Như trên Thủ trưởng đơn vị xin giao đất

- Tổng cục Địa chính - Ký tên, đóng dấu

Sở địa chính.

MẪU SỐ 2

BẢN ĐỒ GIAO ĐẤT

Số.............

Tỷ lệ xích

Tên công trình:.........................................................................................

Địa điểm:..................................................................................................

  1. - Thống kê diện tích đất xin sử dụng lâu dài.

-------------

Số TT .... Số thửa ... Diện tích m2 .... Loại đất ... Ghi chú ...

-------------

2)- Thống kê diện tích đất xin sử dụng tạm thời trong thời gian xây dựng

- Số TT - Loại đất - Diện tích m2 -

Ranh giới khu đất được thể hiện bằng mức khác mầu với mầu mực của bản đồ.

Ghi chú: Nội dung Ngày ....... tháng....... năm 19

Mẫu số 2 này thể hiện Giám đốc Sở Địa chính

trên bản đồ giao đất (Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 3

BIÊN BẢN

THẨM TRA HỒ SƠ ĐẤT ĐAI

Căn cứ đề nghị của:...................................................................................

Ngày tháng năm Sở Địa chính tỉnh, (thành phố).........................................

đã tiến hành thẩm tra hồ sơ đất đai:

Thành phần gồm:

  1. Sở Địa chính tỉnh (thành phố)

1.

2.

3.

  1. Đại diện các cơ quan:

1. Chủ đầu tư

2. Chính quyền địa phương

3.

Nhận xét đánh giá:

1. Về vị trí địa điểm công trình

- Là phù hợp với quy hoạch (lý do ?)

- Không phù hợp với quy hoạch (lý do ?)

2. Về qui mô khu đất:

- Là thích hợp vì:

- Không thích hợp vì:

3. Về hiện trạng khu đất:

- Loại đất:

+

+

+

4. Về những vấn đề cần xử lý:

- Đền bù, giải toả

- Môi trường

- Những tồn tại vướng mắc, (nếu có vướng mắc với ngành, địa phương nào thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của ngành, địa phương đó) và biện pháp giải quyết.

5. Kết luận và kiến nghị:

Đại diện các cơ quan Giám đốc Sở Địa chính

Tham gia đoàn kiểm tra (Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 4

UBND tỉnh, thành phố CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------

Số:..... TT/UB Ngày.......... tháng........... năm 199

TỜ TRÌNH

XIN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

UBND tỉnh, thành phố:..................................................................................

đã xem xét và chấp thuận dự án xây dựng thuỷ lợi.........................................

Địa điểm:

Nguồn gốc khu đất:

Diện tích đất xin giao:

Trong đó:

- Đất nông nghiệp (ghi rõ diện tích từng loại sử dụng: lúa, màu)

- Đất có rừng (loại rừng)

- Đất hoang hoá

- Đất khu dân cư

............................................................................................................

Diện tích đất xin thuê trong thời gian xây dựng (ghi rõ các loại). Về đền bù giải toả mặt bằng:

Đề nghị:.........................................................................................................

Đất thủy lợi do ai quản lý?

Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy ...

Đất giao thông thủy lợi là đất gì?

Đất thủy lợi (DTL) là loại đất được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình thủy lợi, cụ thể gồm: Hệ thống đê điều, hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước, tưới nước và tiêu nước (bao gồm cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đã được thu hồi).

Đất được nhà nước giao để quản lý là gì?

- Đất được nhà nước giao: Đây là các loại đất mà nhà nước chuyển giao cho các chủ thể sử dụng, như cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục đích chính của việc giao đất là để cho phép các chủ thể khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ đất đó.

Công trình thủy lợi bao gồm gì?

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.