Giáo dục phổ thông 2023

Từ ngày 10/9, thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông mới

Hoàn thiện học vấn Trung học Phổ thông và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học Phổ thông nhằm cụ thể hóa mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Trung học Phổ thông đối với Giáo dục thường xuyên, giúp học viên làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực; phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có nhân cách, đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Mục tiêu chung của Chương trình là nhằm giúp học viên tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, hoàn thiện học vấn Trung học Phổ thông và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng yêu cầu có thể tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT gồm 07 môn học bắt buộc

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học Phổ thông được thực hiện trong 3 năm học. Học viên vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp Trung học Cơ sở theo hình thức chính quy hoặc Giáo dục thường xuyên.

Chương trình bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp; các chuyên đề học tập lựa chọn; các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn.

Cụ thể, các môn học bắt buộc gồm 7 môn học, trong đó: Ngữ văn, Toán, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Ngoài ra còn có các môn học, hoạt động tự chọn gồm Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số, Nội dung giáo dục địa phương.

Thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông được tổ chức linh hoạt 

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông được tổ chức linh hoạt theo các hình thức: Tập trung, vừa làm vừa học để phù hợp đặc điểm, nguyện vọng của người học, điều kiện dạy học của các địa phương; khuyến khích các địa phương tổ chức các hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc lựa chọn và tổ chức dạy học do các Trung tâm Giáo dục thường xuyên quyết định trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của chương trình.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

Cùng với kết quả các môn học bắt buộc, các môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn bắt buộc, hoạt động giáo dục bắt buộc và môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học viên trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục - Khoa Học

Năm học 2022-2023: Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10

Hà Nội [TTXVN 19/8] Năm học 2022-2023, ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 như: chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình Chính phủ phương án sử dụng Ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022-2023.

Cùng với cả nước, ngày 5.9, hơn 332 nghìn học sinh tỉnh Bình Ðịnh chính thức bước vào năm học mới 2022 - 2023. Ðây là năm học có nhiều thách thức sau ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay sách giáo khoa ở cả 3 bậc học tiểu học, THCS, THPT.

Phóng viên Báo Bình Định đã trao đổi với ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT, trước thềm năm học mới.

Nhà trường nỗ lực, phụ huynh cùng chung tay

Ông ĐÀO ĐỨC TUẤN

● Chúng ta vừa kết thúc một năm học với rất nhiều khó khăn nhưng đã về đích khá thành công. Đáng chú ý, việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] 2018 đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Như chúng ta đã biết, năm học 2021 - 2022 ngành Giáo dục tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch.

Ngành Giáo dục tỉnh đã tiếp tục triển khai chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 1, lớp 2, lớp 6 và tổ chức thực hiện chương trình GDPT 2006 các khối lớp còn lại. Để khắc phục những hạn chế khi phải thực hiện dạy học trực tuyến dài ngày, Sở đã thực hiện nhiều giải pháp kết hợp để củng cố, từng bước tăng cường chất lượng dạy học như tập trung dạy các nội dung cốt lõi, củng cố kiến thức cơ bản, xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá…

Sau khi dịch được khống chế, các trường nhanh chóng tổ chức phụ đạo, bổ sung, bù đắp kiến thức cơ bản cho học sinh. Thực hiện đồng thời nhiệm vụ “kép” có thời điểm rất khó khăn, nhưng với nỗ lực của nhà trường, giáo viên, học sinh nên chúng ta đã hoàn thành tốt năm học. Đặc biệt, thành công của chúng tôi còn có sự chung tay của phụ huynh và nhà trường chăm sóc, bổ trợ kiến thức cho con em, nhất là thời gian học trực tuyến.

Tuyển bổ sung giáo viên, đặc biệt cấp mầm non

● Bước vào năm học 2022 - 2023, ông có thể cho biết những thay đổi về quy mô, mạng lưới trường lớp?

- Năm học mới, toàn tỉnh có 332.804 học sinh. Quy mô phát triển giáo dục của tỉnh khá ổn định, hiện có 55 trường THPT [52 trường công lập, 3 trường tư thục], 148 trường THCS, 204 trường tiểu học, 219 trường mầm non [169 trường công lập, 50 trường ngoài công lập], Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. So với năm học trước, tăng 3 trường mầm non tư thục. Đây là điều đáng mừng vì sau đại dịch Covid-19, ở các tỉnh bạn số lượng trường mầm non tư thục giảm nhiều do không thu hút trẻ đến trường, giáo viên bỏ việc để mưu sinh.

● Nhưng dường như năm học nào cũng vậy, bên cạnh sự hân hoan, háo hức thì vẫn còn những nỗi lo, khó khăn nhất là tình trạng thiếu giáo viên?

- Chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ quyết định chất lượng giáo dục. Năm học này, toàn ngành có 22.225 cán bộ quản lý, giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập; trong đó THPT và trực thuộc 3.131, THCS 5.806, tiểu học 7.468, mầm non 5.820; về cơ bản đủ để tổ chức dạy và học đầu năm học.

Ngành Giáo dục tiếp tục được bổ sung biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023. Ảnh: M.H

Theo Quyết định 72-QĐ/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị, ngành Giáo dục Bình Định được bổ sung thêm 310 chỉ tiêu biên chế giáo viên [mầm non 170, tiểu học 75, THCS 34, THPT 31]. Sở Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện công tác tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được bổ sung. Qua đó, triển khai công tác tuyển dụng giáo viên theo đúng quy định, công khai, minh bạch, góp phần thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt; đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp cho năm học mới, đáp ứng triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018, đặc biệt là cấp mầm non.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục

● Năm học thứ 3 ngành Giáo dục thực hiện chương trình GDPT mới, đặc biệt lần đầu tiên triển khai ở bậc THPT với không ít khó khăn. Vậy ngành sẽ tập trung những nhiệm vụ trọng tâm nào để thực hiện chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục, thưa ông?

- Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục tỉnh tiếp tục triển khai nhiệm vụ năm học bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đặc biệt, tập trung 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục.

Đó là, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phát triển giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi; quan tâm hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó khăn và vùng có khu công nghiệp.

Học sinh lớp 10 Trường THPT FPT Quy Nhơn đón năm học mới. Ảnh: FPT Quy Nhơn

Triển khai chương trình GDPT 2018 lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai chương trình GDPT 2018 [đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…].

Tiếp tục triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành về cơ sở, thiết bị dạy học; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Triển khai hiệu quả Quyết định 85/QĐ/TTg về Chương trình y tế trường học trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025; rà soát, sắp xếp, bổ sung nguồn lực cho công tác y tế trường học, củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế trường học bảo đảm mỗi cơ sở giáo dục có đầu mối y tế trường học triển khai thực hiện nhiệm vụ thường trực phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục.

Thực hiện nghiêm túc đánh giá chuẩn chức danh, nghề nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên chủ yếu là mầm non, tiểu học, THCS được học tập để đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành chủ trương, chính sách cụ thể nhằm tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà, triển khai hiệu quả chương trình GDPT 2018.

● Cảm ơn ông!

Nguồn Báo Bình Định

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề