Giáo viên tiểu học cần chứng chỉ tiếng anh nào

Theo phản ánh của ông Hoàng Minh Tuyến, vài năm trở lại đây giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở nhiều nơi phải tham gia các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn 6 bậc: A1, A2, B1, B2, C1, C2 [có người gọi là chuẩn Châu Âu], tùy vào cấp học đang dạy để dự thi bậc chứng chỉ phù hợp [ví dụ: Giáo viên tiếng Anh bậc THCS thì phải có chứng chỉ B2]. Có ý kiến cho rằng đến năm 2020 nếu giáo viên tiếng Anh nào chưa có chứng chỉ nêu trên thì chưa đạt chuẩn và sẽ được sắp xếp sang lĩnh vực khác hoặc giải quyết cho thôi việc.

Ông Tuyến hỏi, chuẩn tiếng Anh theo khung 6 bậc như nói trên đối với giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông được quy định như thế nào? Các chứng chỉ trên có giá trị trong thời hạn bao lâu? Các giáo viên đã được cấp chứng chỉ đến khi chứng chỉ hết hạn thì có phải thi lại để được cấp chứng chỉ mới không? Chứng chỉ 6 bậc nêu trên có tương đương với chứng chỉ/văn bằng nào trong hệ thống đào tạo hiện có của nước ta không, nếu có thì có thay cho nhau được không?

Giả sử chứng chỉ B2 tương đương với bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ và giáo viên giảng dạy tiếng Anh bậc THCS bắt buộc phải có chứng chỉ B2. Vậy, nếu giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS mà đã tốt nghiệp đại học chuyên ngữ tiếng Anh [bằng cử nhân khoa học tiếng Anh] thì có bắt buộc có chứng chỉ B2 để được công nhận là đã đạt chuẩn không?

Các giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông mà chưa có chứng chỉ 6 bậc nêu trên thì phải đợi các sở giáo dục và đào tạo tổ chức kỳ thi để tham gia hay tự mình dự thi [ở các trường được phép] để bổ sung chứng chỉ?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Quy định về chứng chỉ tiếng Anh

Ở hầu hết các địa phương trên cả nước, giáo viên tiếng Anh thường được đánh giá năng lực bằng bài thi tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam với các bậc năng lực Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6, tương đương với 6 bậc A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Khung tham chiếu châu Âu [CEFR].

Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên tiếng Anh Tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4, giáo viên tiếng Anh THPT và cao đẳng, đại học cần có trình độ tiếng Anh bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Về hạn sử dụng của các chứng chỉ ngoại ngữ, Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 3/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền] xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc”.

Sở GDĐT yêu cầu cụ thể về chứng chỉ ngoại ngữ

Các Chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngữ hiện tại phần lớn đã tuyên bố chuẩn đầu ra [sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng chuyên ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4, tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngữ đạt trình độ bậc 5].

Tuy nhiên yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với giáo viên công tác hoặc với các giáo viên đang trong quá trình tuyển dụng là yêu cầu cụ thể của các Sở Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên đang công tác hoặc đang dự tuyển dụng tại một cơ sở giáo dục và đào tạo cụ thể cần tìm hiểu thông tin về yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan tuyển dụng để đáp ứng được yêu cầu cụ thể của cơ quan này.

Giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông mà chưa có chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam có thể liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo của địa phương mình để hỏi thông tin cụ thể về yêu cầu có chứng chỉ.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 5543/BGDĐT-QLCL, 5544/ BGDĐT-QLCL, 5545/BGDĐT-QLCL, 5546/BGDĐT-QLCL ngày 6/12/2018, trong đó thông báo 4 đơn vị [gồm trường Đại học sư phạm TPHCM, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng] đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

Để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và thi công chức, giáo viên các cấp và các bộ môn cần có chứng chỉ tiếng Anh theo quy định của bộ GD&ĐT. Quy định về chứng chỉ tiếng Anh đối với giáo viên ở các cấp và các bộ môn khác nhau sẽ khác nhau. Do đó, để đảm bảo thi đúng chứng chỉ theo yêu cầu, mời thầy cô theo dõi những thông tin giải đáp thắc mắc “giáo viên tiếng anh tiểu học cần B1 hay B2”.

Quy định chuẩn giáo viên tiếng anh tiểu học, THCS, THPT trước 2021

Hiện nay, tất cả các giáo viên phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, quy định về trình độ ngoại ngữ của giáo viên các cấp học và vị trí giảng dạy không giống nhau. Trong đó, khung năng lực ngoại ngữ ở Việt Nam được chia thành 6 bậc theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT bao gồm:

  • Trình độ sơ cấp tương ứng với bậc 1 [chứng chỉ tiếng Anh A1] và bậc 2 [chứng chỉ Tiếng Anh A2].
  • Trình độ trung cấp tương ứng với bậc 3 [chứng chỉ tiếng Anh B1] và bậc 4 [chứng chỉ Tiếng Anh B2]
  • Trình độ cao cấp tương ứng với bậc 5 [chứng chỉ tiếng Anh C1] và bậc 6 [chứng chỉ Tiếng Anh C2]

Trước khi có những thay đổi mới, giáo viên các cấp đều phải có chứng chỉ tiếng anh. Cụ thể như sau:

Chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên tiểu học – Được quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:

Giáo viên tiểu học Giáo viên không dạy ngoại ngữ Giáo viên dạy ngoại ngữ Hạng II Trình độ ngoại ngữ bậc 2 [chứng chỉ tiếng Anh A2] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A2 đối với ngoại ngữ thứ 2 Hạng III Trình độ ngoại ngữ bậc 2 [chứng chỉ tiếng Anh A2] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A2 đối với ngoại ngữ thứ 2 Hạng IV Trình độ ngoại ngữ bậc 1 [chứng chỉ tiếng Anh A1] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A1 đối với ngoại ngữ thứ 2

Chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên THCS – Được quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:

Giáo viên THCS Giáo viên không dạy ngoại ngữ Giáo viên dạy ngoại ngữ Hạng I Trình độ ngoại ngữ bậc 3 [chứng chỉ tiếng Anh B1] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B1 đối với ngoại ngữ thứ 2 Hạng II Trình độ ngoại ngữ bậc 2 [chứng chỉ tiếng Anh A2] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A2 đối với ngoại ngữ thứ 2 Hạng III Trình độ ngoại ngữ bậc 1 [chứng chỉ tiếng Anh A1] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A1 đối với ngoại ngữ thứ 2

Chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên THCS – Được quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:

Giáo viên THPT Giáo viên không dạy ngoại ngữ Giáo viên dạy ngoại ngữ Hạng I Trình độ ngoại ngữ bậc 3 [chứng chỉ tiếng Anh B1] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B1 đối với ngoại ngữ thứ 2 Hạng II Trình độ ngoại ngữ bậc 2 [chứng chỉ tiếng Anh A2] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A2 đối với ngoại ngữ thứ 2 Hạng III Trình độ ngoại ngữ bậc 2 [chứng chỉ tiếng Anh A2] Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A2 đối với ngoại ngữ thứ 2

Quy định chuẩn giáo viên tiếng anh tiểu học, THCS, THPT trước 2021

Quy định chứng chỉ tiếng anh cho giáo viên sau 2021

Năm 2021 Bộ GD&ĐT đã ban hành chùm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT và 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương cho viên chức giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, người thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm vào hạng CDNN giáo viên sẽ không yêu cầu phải có bằng ngoại ngữ 2 khi đăng ký dự tuyển [kể cả giáo viên tiếng anh].

Việc giảm bớt yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ tiếng anh sẽ giúp học viên tiết kiệm thời gian ôn tập và tham gia các kỳ thi ngoại ngữ. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Góp phần cải thiện công tác đào tạo tốt hơn.

Quy định chứng chỉ tiếng anh cho giáo viên sau 2021

Vậy giáo viên tiếng anh cần chứng chỉ gì?

Theo đó, điều kiện để trở thành giáo viên tiếng anh là:

  • Tốt nghiệp Đại học Sư phạm trở lên hoặc đại học các chuyên ngành liên quan đến tiếng Anh.
  • Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiếng anh [Tùy theo từng cấp học sẽ có loại chứng chỉ NVSP tương ứng]

Trên đây là toàn bộ những cập nhật mới nhất giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc “giáo viên tiếng anh tiểu học cần B1 hay B2” và giáo viên có bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng anh không. Mặc dù các chứng chỉ tiếng anh đã được giảm tải nhưng việc trau dồi kiến thức và có một nền tảng tiếng anh tốt sẽ là tiền đề cho sự phát triển của người học. Hãy lên hệ với Trường Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam để được tư vấn thêm thông tin nhé!

Trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cần chứng chỉ gì?

Thông thường, để trở thành một giáo viên Tiếng Anh chính thức bạn phải đạt được IELTS 7.5 trở lên, từ 6.5 đến 7.0 bạn có thể được nhận làm trợ giảng cho những giáo viên nước ngoài. Ngoài chứng chỉ IELTS, bạn cũng có thể đạt những chứng chỉ khác như Tesol, Toeic.

Pedagogical Certificate là gì?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dịch sang tiếng Anh là: Pedagogical certificate. Chứng chỉ sư phạm tiếng Anh hay còn gọi là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh. Đây là chứng chỉ cần thiết cho những ai muốn được giảng dạy tiếng Anh nhưng chưa qua đào tạo sư phạm.

Giáo viên tiếng Anh THCS cần gì?

MIC – Theo quy định, giáo viên tiếng Anh bậc Tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4, giáo viên tiếng Anh bậc THPT và cao đẳng, đại học cần có trình độ tiếng Anh bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Giáo viên dạy tiếng Anh lương bao nhiêu?

Mức lương theo giờ của giáo viên tiếng Anh là người Việt Nam.

Chủ Đề