Giới hạn các hóa chất trên sản phẩm dệt may năm 2024

Ngày 10/8/2011, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.

Giới hạn các hóa chất trên sản phẩm dệt may năm 2024

Ngày 10/8/2011, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.

Theo thông tư, tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử đều phải tuân thủ giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.

Có 8 nhóm sản phẩm điện, điện tử lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại được quy định gồm: thiết bị gia dụng loại lớn; thiết bị gia dụng loại nhỏ; thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; thiết bị tiêu dùng; thiết bị chiếu sáng; công cụ điện, điện tử (trừ các công cụ lớn, cố định sử dụng trong công nghiệp); đồ chơi, thiết bị giải trí, thể thao; dụng cụ đo lường tự động.

Hóa chất độc hại bị giới hạn trong sản phẩm điện, điện tử gồm: chì (Pb), cadimi (Cd), thủy ngân (Hg), crom hóa trị 6 (Cr6+), polybrominated biphenyl (PBB) và polybrominated diphenyl ete (PBDE).

Đối với Pb hàm lượng giới hạn cho phép là 0,1% khối lượng; Hg hàm lượng giới hạn cho phép là 0,1% khối lượng; Cd hàm lượng giới hạn cho phép là 0,01% khối lượng; Cr6+ hàm lượng giới hạn cho phép là 0,1% khối lượng; PBB hàm lượng giới hạn cho phép là 0,1% khối lượng; PBDE hàm lượng giới hạn cho phép là 0,1% khối lượng.

Cùng với đó, thông tư cũng quy định rõ, một sản phẩm điện, điện tử được coi là tuân thủ quy định về hàm lượng giới hạn hóa chất độc hại nếu như tất cả vật liệu đồng nhất cấu thành sản phẩm đó tuân thủ hàm lượng giới hạn hóa chất độc hại.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm điện, điện tử được sản xuất hoặc nhập khẩu có hàm lượng các hóa chất độc hại không vượt quá giới hạn được quy định được quy định tại thông tư.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 23/9/2011 và được thực hiện cho đến khi có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng thay thế.

Cũng từ 1/12/2012, các sản phẩm điện, điện tử được sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện việc công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 thông tư này.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia ký kết một số hiệp định thương mại mới như Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)… do vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định của Việt Nam thì DN cần có các thông tin quy định quốc tế về quản lý hóa chất trong ngành dệt may. Trên thế giới, châu Âu và Mỹ đã đi đầu trong việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn về an toàn hóa chất, an toàn cho vật liệu dệt và hàng may mặc, danh mục các chất bị hạn chế trong dệt may. Các quy chuẩn này yêu cầu các nhãn hàng và các nhà bán lẻ tìm kiếm thông tin, cẩn thận khi mở rộng thị trường ở châu Á. Nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng các yêu cầu để hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, DN ngành dệt may tại Việt Nam không những cần tuân thủ pháp luật trong nước mà còn phải đáp ứng các quy định quốc tế về quản lý hóa chất và chất thải.

(Trước đó, vào ngày 23/10/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 21 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018).

Một số nội dung nổi bật tại Thông tư 21 có thể kể đến như sau:

- Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm (SP) dệt may không được vượt quá các giá trị sau:

Đây là một bước tiến mới cho thấy quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc quản lý hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm vải, nhằm loại bỏ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Quản lý chặt hóa chất độc hại

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tại Thông tư 32 đã qui định cụ thể: Hàm lượng formaldehyt tối đa cho phép đối với sản phẩm dệt may dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi là 30mg/kg; đối với sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da là 75mg/kg; đối với sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da là 300mg/kg. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ, các sản phẩm dệt may có các hóa chất cấm vượt ngưỡng cho phép cũng vẫn sẽ được đưa ra thị trường và mang theo hóa chất độc hại tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Việc quản lý chặt hàm lượng hóa chất độc hại trong vải không chỉ Việt Nam áp dụng mà các nước trên thế giới đã đi trước chúng ta từ rất sớm. Cách đây vài năm, hãng thời trang của Hàn Quốc Kolon đã thu hồi 3.000 áo khoác ngoài trời mang nhãn hiệu Active sau khi xác định vải may áo chứa hàm lượng chất gây ung thư cao gấp 20 lần mức độ cho phép. Do vậy, Hội người tiêu dùng đã kêu gọi công ty và các nhà bán lẻ thu hồi ngay lập tức những sản phẩm này. Vào tháng 5/2014, Hãng Myer đã thu hồi một số mặt hàng trẻ em, trong khi hãng thời trang Target thu hồi cả quần áo trẻ em và hai dòng quần jean phụ nữ. Bên cạnh đó, nhiều hãng thời trang khác cũng thu hồi quần jean như Rivers, Just Jeans và Trade Secret. Riêng Hãng Pillow Talk hủy nhiều gối và tấm trải giường. Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) cho biết, hơn 120.000 mặt hàng quần áo và khăn, gối đã bị thu hồi sau khi kết quả kiểm tra cho thấy thuốc nhuộm trong vải có hàm lượng lớn chất gây ung thư.

Tháo nút thắt cho doanh nghiệp

Thông tư 37 thay thế Thông tư 32 đã thể hiện những quy định cụ thể hơn cho từng trường hợp. Ví dụ như việc lấy mẫu kiểm tra đã được quy định cụ thể cho từng trường hợp. Đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và sản phẩm kiểm tra sau ba lần đạt yêu cầu sẽ được đưa về kho, doanh nghiệp chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành để làm thủ tục thông quan. Điểm tiến bộ hơn của Thông tư 37 là quy định về việc thừa nhận kết quả thử nghiệm theo Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15/11/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiếp theo là Qui định về lấy mẫu. Điểm cốt yếu là khâu kiểm tra mẫu thì tại Thông tư 37 đã giải quyết được vấn đề này một cách khá triệt để bằng cách chia nhiều phương thức kiểm tra hơn. Với Thông tư 32, khi các doanh nghiệp kiểm tra sau 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu sẽ được kiểm tra xác suất. Tuy nhiên, trong thực tế, do chưa được quy định cụ thể nên tổ chức kiểm tra khác nhau có thể có phương thức kiểm tra khác nhau. Đến nay, tại Thông tư 37, các quy định được nêu theo trình tự, thủ tục rõ ràng, doanh nghiệp dễ dàng đối chiếu để biết các nội dung mình cần thực hiện. Đồng thời, Thông tư đã quy định số ngày tối đa để thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Nội dung này sẽ giúp doanh nghiệp biết thông tin chính xác để có thể thay đổi việc lựa chọn tổ chức được ủy quyền thực hiện kiểm tra chuyên ngành nếu đơn vị này đã quá tải…

Thông tư 37 được ban hành một lần nữa cho thấy quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc tuân thủ nghiêm túc Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.