Giọng sáng là gì

Phân loại giọng
Giọng nam Countertenor Tenor Baritone Bass

Giọng nữ

Soprano Mezzo-soprano Contralto

Soprano là một loại giọng nữ và có âm vực cao nhất trong tất cả các loại giọng. Âm vực của loại giọng này trải dài từ nốt C trung [C4] tới nốt A cao [A5] trong dàn hợp xướng, hoặc tới nốt "C soprano" [C6] hoặc cũng có thể cao hơn trong các buổi opera.

Thông thường, thuật ngữ "soprano" giúp ta gợi tới các nữ ca sĩ, nhưng ngày nay cũng có thành ngữ "soprano nam" cũng được dành cho những nam ca sĩ hát được lên tới âm vực của soprano với giọng the thé [giả thanh].
Tuy nhiên các trường hợp này rất ít. Chỉ có nam ca sĩ Michael Maniaci được coi là người có giọng "soprano nam" thực sự vì anh ta có thể hát tới âm vực của giọng soprano với giọng bình thường [không phải giọng gió] bởi dây thanh quản của anh ta có cấu tạo khá đặc biệt.

Nốt cực kỳ thấp trong loại giọng soprano là khoảng B♭3 hoặc nốt A3 [ở dưới nốt C4 một chút]. Trong opera, vở opera được viết ở nốt thấp nhất là "Ich Gehe, Doch Rate Ich Dir" của Wolfgang Amadeus Mozart, viết ở nốt A♭3. Còn nốt cực kỳ cao là nốt "C soprano" [tức C6] và cao hơn nữa là C♯6 hoặc D6.

  • Wagnerian soprano [Nữ cao siêu kịch tính] [tương đương như Hedeltenor của giọng nam]: giọng cao nhưng đặc biệt dày và khoẻ, vang, có khả năng hát xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng, âm sắc gần với nữ trung, thường xuất hiện trong Opera của Wagner, R. Strauss. Fullvoice [hát toàn giọng] đến note C6.
  • Dramatic soprano [Nữ cao kịch tính]: giọng vang bẩm sinh, âm lượng cực lớn, khoẻ và đanh, hát xuyên dàn nhạc. Fullvoice tốt ở note C#6. Giọng này thường là vai dành cho những nữ anh hùng hoặc những nhân vật có tính cách mạnh mẽ. Chủ yếu xuất hiện trong Opera của Verdi.

Về cơ bản, Dramatic Soprano và Wagnerian Soprano là một, nhưng "Wagnerian" là những tên tuổi gắn liền với trường phái Wagner [trường phái opera đặc biệt, luôn đòi hỏi ca sĩ phải hát kịch tính] phân biệt với những "Dramatic" trong Bel canto [trường phái opera đòi hỏi ca sĩ phải hát đẹp].

  • Lirico-spinto soprano [Nữ cao trữ tình - kịch tính ở những đoạn cao trào]: Đây là những vai phổ biến trong Opera của Verdi và các tác giả trường phái Verismo, thường là những người phụ nữ gặp bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.
  • Lirico soprano [Nữ cao trữ tình]: khu trung âm đầy đặn, giọng mềm mại, bay bổng, thể hiện những vai người phụ nữ hiền lành, trong sáng, giản dị và hơi có phần yếu đuối [Micaela, Lìu, Mimi...].
  • Coloratura soprano [Nữ cao màu sắc]: có âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường, đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Giọng này có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt. Nữ cao màu sắc được phân ra hai loại:
    • Lirico coloratura soprano [sobourette] [nữ cao trữ tình màu sắc]: giọng hơi mỏng, nhẹ, fullvoice đến note D6, một số có thể lên tới D7, thể hiện những vai thiếu nữ trong sáng thơ ngây hoặc những cô gái nhí nhảnh, vui tính.
    • Dramatic coloratura soprano [nữ cao kịch tính màu sắc]: giọng khoẻ, hơi tối, nhưng lên cao lại sáng, fullvocie đến note E6, staccato đến F6 [thậm chí cao hơn].

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Soprano&oldid=68329356”

Bạn luôn muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp? Chỉ cần bạn có đam mê, việc còn lại, cứ để mTrend lo! Nếu đã sở hữu sẵn một giọng ca trời phú, thì bước tiếp theo chính là tìm ra chất giọng của riêng mình!

Bí quyết để trở thành một ca sĩ thực thụ là có được một chất giọng riêng, có kỹ thuật và chăm chỉ luyện thanh. Khi hội tụ đủ tất cả những yếu tố đó, bạn đã sẵn sàng để toả sáng!

Phương pháp 1: “Tìm hiểu” giọng hát của bạn

Nhận biết âm vực của bạn

Âm vực chính là thước đo số lượmg quãng tám mà bạn có thể hát được, từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Để tìm ra âm vực của mình, bạn có thể thử phương pháp xướng theo thang âm [Gam]. Bắt đầu từ nốt thấp nhất mà bạn có thể hát rõ ràng, tiếp tục cho đến khi bạn không thể “với tới” nốt cao hơn nữa. Cố gắng di chuyển lên và xuống để tìm ra được nốt nhạc cao nhất và thấp nhất mà bạn có thể hát tốt và cảm thấy thoải mái.

Có 7 loại giọng chính: Soprano [Nữ cao], Mezzo-Soprano [Nữ trung – giọng nữ kịch tính], Alto [Nữ trầm], Countertenor [giọng Phản nam], Tenor [Nam cao], Baritone [Nam trung] và Bass [Nam trầm].

+Khởi động bằng cách xướng các Gam Trưởng, bắt đầu từ nốt Do giữa, tiếp tục hát Do-Re-Mi-Fa-Sol-Fa-Mi-Re-Do và tăng/giảm nửa cung khi chuyển sang Gam mới.

+Ghi chú lại tất cả những Gam bạn có thể hát rõ ràng nhất, và khó hát nhất, để có thể có thể xác định được chất giọng của bạn thuộc loại nào.

Nhận biết Cữ âm của bạn

Cữ ậm là quãng giọng mà khi hát bạn cảm thấy thoải mái nhất và giọng hát của bạn nghe dễ chịu nhất. Âm vực có thể rộng hơn Cữ âm. Bạn có thể hát được những nốt rất cao hoặc rất thấp, nhưng luôn có một quãng âm mà mà giọng hát của bạn cất lên một cách dễ dàng mà vẫn mang nhiều nội lực.

Nếu có một bài hát mà bạn cảm thấy mình thường hay ngâm nga theo thì rất có thể, bạn cảm thấy giọng của mình nghe “bá đạo” nhất khi hát bài đó. Vậy thì hãy chú ý đến các nốt nhạc trong bài hát đó nhé!

Bạn cũng có thể mở rộng Cữ âm của mình bằng cách tập luyện thường xuyên để hát một cách thoải mái và có nhiều nội lực hơn.

Áp dụng đúng kỹ thuật thanh nhạc

Nếu không áp dụng đúng kỹ thuật thì bạn sẽ chẳng thể biết được giọng hát thật sự của mình. Kỹ thuật giúp cho giọng hát của bạn rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Lưu ý những điểm sau khi luyện tập:

– Đúng tư thế: đứng thẳng lưng để lấy hơi một cách dễ dàng, giữ cho cổ họng thư giãn, thoải mái.

– Lấy hơi đúng cách: phải đảm bảo bạn lấy hơi từ cơ hoành. Phần bụng phải phình ra khi hít vào và hóp lại khi thở ra. Động tác này giúp bạn điều khiển được độ cao của mình.

– Mở rộng cổ họng khi hát.

Phương pháp 2: Luyện hát

Luôn khởi động để làm ấm giọng

Dây thanh âm trong cổ họng bạn là cơ bắp, do đó chúng cần có thời gian khởi động để tránh bị giãn quá mức. Bắt đầu khởi động bằng phương pháp xướng Gam trong vòng 10-15 phút. Khi dây thanh âm đã được làm ấm, việc tập hát có thể được bắt đầu!

Chọn đúng bài

Lựa chọn bài hát phù hợp với quãng giọng chính là cho mình cơ hội thể hiện bài hát một cách tốt nhất và khám phá chất giọng tuyệt vời tiềm ẩn bên trong bạn bấy lâu nay!

– Hãy thử hát theo bản thu của những bài hát mà bạn chọn cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi hát những bài đó.

– Khi đã cảm thấy thoải mái, hãy tự mình hát mà không cần bản thu, có thể kết hợp với nhạc cụ.

– Thử nhiều thể loại nhạc khác nhau. Có thể bạn yêu thích hip hop, nhưng biết đâu nhạc jazz hay nhạc đồng quê lại chính là chất giọng riêng khiến bạn toả sáng? Cho mình cơ hội để thử qua tất cả các thể loại nhạc bạn nhé!

Ghi âm lại giọng hát của mình

Ghi âm lại quá trình luyện tập và ghi chú những điều bạn cần phải luyện thêm để giúp bài hát hay hơn cũng như những đoạn mà bạn đã thực hiện tốt.

“Biểu diễn” cho người khác xem

Đôi khi rất khó để biết bản thân cần phải cải thiện điều gì nếu không có nhận xét từ người khác. Hát cho bạn bè và người thân và nhờ họ đưa ra những nhận xét chân thật về giọng hát của bạn.Khi có được những lời nhận xét, hãy ghi nhớ cho những lần tập tiếp theo.

Quán Karaoke là nơi tuyệt vời để luyện hát trước những người khác.

Phân loại giọng hát là công việc cần thiết và quan trọng, vì nếu ta làm tốt việc này, ta đã có một phương pháp rèn luyện phù hợp giúp cho giọng hát cải thiện. Sau đây là các thể loại giọng hát nam.

Xác định các thể loại giọng là công việc đầu tiên phải làm khi bắt đầu học hát. Người ca sĩ phải tìm hiểu giọng hát của mình cũng như người nhạc công phải tìm hiểu tính năng của của nhạc khí mà mình sử dụng, hoặc như người chiến sĩ phải hiểu rõ khả năng vũ khí mà mình có trong tay.

Trong phần trước, Vietvocal đã giới thiệu với các bạn về các thể loại giọng nữ và hôm nay, hãy tiếp tục tìm hiểu thêm về những thể loại giọng nam khác nhau nhé!

Các loại giọng nam

Tương tự như với giọng nữ, âm vực giọng nam cũng được chia ra làm bốn nhóm, dựa vào yếu tố độ nặng và âm vực của giọng bao gồm Nam trầm [bass], Nam trung [baritone], Nam cao [tenor], và Phản nam cao [countertenor]. Đừng quên rằng, tessitura là yếu tố rất quan trọng để nhận biết loại giọng hát của bạn, vì vậy nếu bạn nào chưa rõ thì hãy xem lại bài viết trước tại đây nha: CÁC LOẠI GIỌNG HÁT NỮ TRONG ÂM NHẠC 

1. Nam trầm [bass]

Nam trầm [bass] là loại giọng nam với âm vực thấp nhất trong tất cả các loại giọng cả nam và nữ. Tương tự với giọng nữ trầm [contralo/Alto] giọng nam trầm cũng nặng, tối và dày nhất so với các loại giọng nam với khoảng tessitura ở E2 – E4. Giọng nam trầm khá hiếm và chủ yếu ở các nước phương Tây hơn là ở phương Đông.

Thông thường có một số loại giọng nam basso sau đây:

  • Basso profondo [nam trầm đại]: Giọng trầm ấm nhất có âm sắc trang trọng, âm vực xuống đến C hoặc thấp hơn.
  • Basso cantante [nam trầm trữ tình]: Loại giọng phổ biến trong hát thính phòng.
  • Basso leggiero [nam trầm nhẹ/nam trầm hài hước]: Giọng nam trần nhưng vẫn có thể hét đến E và hát giọng bass baritone.
  • Bass baritone [nam trung trầm]: Loại giọng nam vừa có âm sắc kết hợp giữa nam trầm và nam trung.

Giọng nam trầm nhất Việt Nam phải kể đến đó là anh Quốc Hưng. Anh có giọng hát được xếp vào loại nam trầm đại [basso profondo]- trầm nhất trong các giọng nam trầm – từng đoạt giải Nhất cuộc thi Hát thính phòng Nhạc kịch toàn quốc lần II năm 2000, cúp Vàng Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Mùa Xuân Bình Nhưỡng [Triều Tiên] 2004. Hiện anh là phó khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

2. Nam trung [baritone]

Nam trung – baritone là loại giọng khá phổ biến với khoảng tessitura ở A2 – A4. Giọng nam trung chủ yếu là hát bằng giọng ngực [chest voice] và ít khi khai thác giọng óc [head voice]. Với đặc trưng âm thanh sáng và cao hơn so với nam trầm nhưng cũng đủ nặng, ấm, trầm và dày. Các ca sĩ có giọng nam trung thường rất cuốn hút người nghe với những ca khúc trữ tình.

Giọng nam trung – Đan Trường

Một số ca sĩ sở hữu loại giọng nam trung ở Việt Nam bao gồm Đan Trường, Lam Trường, Hà Anh Tuấn, Tuấn Ngọc, Trần Thái Hòa, Quang Dũng…

3. Nam cao [tenor]

Nam cao cũng là loại giọng phổ biến với khoảng tessitura ở C3 – C5. Các ca sĩ có giọng nam cao rất phô biến trong dòng nhạc Pop hiện đại với khả năng chạm đến những nốt rất cao trong âm vực. Giọng nam cao thường khá nhẹ và sáng vì vậy một số tenors có thể bị nhầm thành giọng nữ khi xử lý những ca khúc có nhiều cao trào.

Nam cao cũng được phân loại thành nhiều loại giọng nam cao khác nhau như: 

  • Heldentenor [nam cao siêu kịch tính]: Giọng hát dày khỏe và âm sắc giống giọng baritone, có thể lên đến C.
  • Dramatic tenor [nam cao kịch tính]: Giọng dày, khỏe, có thể lên đến C2.
  • Lirico spinto tenor [nam cao trữ tình có thể chuyển sang kịch tính ở đoạn cao trào].
  • Lirico tenor [nam cao trữ tình]: Chất giọng nam đẹp, sáng, bay bổng.
  • Leggiero tenor [nam cao nhẹ]: Loại giọng nam nhẹ, làn hơi mảnh, có khả năng hát lên đến D2, thậm chí F2.

Điển hình cho loại giọng nam này có các nghệ sĩ như Michael Jackson, George Harrison, Stevie Wonder, Justin Timberlake, Adam Levine, Ed Sheeran, Shane Filan, Ryan Tedder…

4. Phản nam cao [countertenor]

Countertenor là loại giọng rất hiếm, và thường được trọng dụng trong các vở nhạc kịch thính phòng với khoảng tessitura ở E3 – E5. Chất giọng phản nam cao cho phép các ca sĩ nam thực hiện rất tốt giọng giả thanh [falsetto]. Với kỹ thuật cao, phản nam cao có thể chạm đến những nốt tương ứng với giọng nữ cao [soprano], tuy nhiên âm sắc của phản nam cao sẽ có phần đanh hơn so với giọng nữ.

Phản nam cao – Chris Colfer

Nhắc đến giọng nam lạ này có các ca sĩ tiêu biểu như Chris Colfer, David Daniels…

Thực tế, một số người vẫn còn nhầm lẫn không biết giọng hát mình thuộc loại giọng như thế nào nên cứ ngỡ hát cao sẽ hay. Chỉ cần xác định đúng loại giọng của bản thân sẽ giúp bạn chọn được quãng giọng phù hợp và dễ chịu khi hát hay khi nghe để truyền tải ca khúc hoàn hảo nhất.

Để hiểu rõ hơn hãy xem các thí dụ về các loại giọng nam trong video dưới đây nhé:

Nếu các bạn có góp ý dành cho Vietvocal, đừng ngại ngần bình luận. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.

Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ.

Các bạn thể tham khảo khóa học hát của VietVocal tại đây

Video liên quan

Chủ Đề