Goạt động tại nahf văn hóa thành phố năm 2024

Giải Nghĩa Dũng Karate tổ chức tại trung tâm Văn hóa-Thể thao khu nhà ở công nhân Kim Chung, huyện Đông Anh - Ảnh: Cổng TTĐT Đông Anh

Mô hình hiệu quả nhà văn hoá - khu thể thao của Đông Anh

Đông Anh là huyện điển hình của Hà Nội trong mô hình quản lý, cơ sở vật chất; phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thiết chế văn hóa. Qua hơn 2 năm triển khai, công tác xây dựng nhân sự, mô hình này tại huyện có chuyển biến rõ nét và không ngừng nâng cao chất lượng.

Đến nay, huyện Đông Anh có 153/155 nhà văn hoá thôn, 30/30 nhà văn hoá tổ dân phố đạt chuẩn. Trong nhiều năm qua, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất nhà văn hóa và dụng cụ thể thao không ngừng được được đầu tư, trang bị, lắp đặt tại các nhà văn hoá, khu thể thao, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, làng, tổ dân phố để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá, thể thao của nhân dân.

Trong 2 năm qua Huyện đã đầu tư trang thiết bị 65 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố; đã bố trí vốn thực hiện 69 dự án; huy động các nguồn xã hội hóa, cấp ủy, chính quyền từ Huyện đến cơ sở đã vận động đầu tư đảm bảo 100% thiết chế văn hóa đạt chuẩn.

Hệ thống thiết chế văn hóa toàn huyện tiếp tục đầu tư khung cảnh, môi trường nhà văn hóa - khu thể thao đảm bảo khang trang, sạch đẹp và an toàn, từng bước thay đổi được nhân dân đồng tình hưởng ứng, diện mạo nhà văn hoá các thôn, tổ dân phố đã có nhiều khởi sắc, các bồn hoa, đoạn đường trồng cây xanh, trồng hoa đã ngày một nhiều góp phần cải tạo môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp và thân thiện.

Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thiết chế văn hóa trên địa bàn, Huyện đã xây dựng quy chế mẫu [gồm 5 chương, 12 điều] quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn làng, tổ dân phố, thành lập, kiện toàn bộ máy quản lý khai thác thiết chế văn hóa. Thành lập 195/195 Ban chủ nhiệm nhà văn hoá - khu thể thao; xây dựng "Quy chế tổ chức, hoạt động của Nhà văn hoá, khu thể thao, điểm sinh hoạt cộng đồng tại thôn, tổ dân phố"; niêm yết nội quy hoạt động, quản lý sử dụng nhà văn hoá, khu thể thao, điểm sinh hoạt cộng đồng tại trụ sở nhà văn hoá. Ban chủ nhiệm nhà văn hoá - khu thể thao đã thành lập được trên 1.170 câu lạc bộ văn hóa-thể dục thể thao: Bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng...

Từ sự đầu tư, quan tâm của huyện, các xã của Đông Anh đã khai thác, sử dụng nhà văn hóa tại thôn, tổ dân phố hiệu quả. Trung bình mỗi năm có gần 180 buổi văn nghệ quần chúng, 390 giải thể thao được tổ chức.

Nhà văn hóa - nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của người dân - Ảnh: VGP

Tạo môi trường văn hóa, thể thao lành mạnh

Còn tại huyện Gia Lâm, Bí thư huyện ủy Nguyễn Việt Hà cho biết, đến nay huyện có 162/164 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đủ tiêu chuẩn; 10/22 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa thể thao. Toàn huyện đã đầu tư lắp đặt 1945 bộ thiết bị thể dục thể thao ngoài trời; bình quân mỗi thôn, tổ dân phố được lắp đặt 12 bộ phục vụ luyện tập nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Bên cạnh đó nhân dân, doanh nghiệp đã đầu tư lắp đặt gần 500 bộ thiết bị thể dục thể thao, thiết bị vui chơi vận động ngoài trời tại các khu đô thị Vinhome Ocean Park, khu đô thị Đặng Xá, sân chơi công cộng của thôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 1 khu liên hợp thể thao, 30 sân vận động, 67 sân bóng đá mini, 240 sân bóng chuyền, 190 sân cầu lông, 21 sân bóng rổ, 20 bể bơi, 02 sân quần vợt, 03 sới vật; toàn huyện có 289 đoạn đường nở hoa, 54 đoạn đường vẽ tranh bích họa.

Số lượng thiết chế văn hóa này theo Bí thư huyện Gia Lâm là đã đáp ứng tốt nhu cầu luyện tập, tạo môi trường văn hóa thể thao lành mạnh cho nhân dân.

Đến quý I/2023, TP. Hà Nội có 383 thiết chế văn hóa, thể thao thuộc quản lý của UBND Thành phố, các sở, ban, ngành đoàn thể; 30/30 quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao với 84 công trình văn hoá, thể thao; 125/579 xã, phường, thị trấn có công trình trung tâm văn hoá, thể thao; 4.656/5.469 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa/điểm sinh hoạt cộng đồng, đạt tỷ lệ 85.0%.

Theo Ban chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025", bám sát việc triển khai quy hoạch mạng lưới văn hóa và thể thao cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, Thành phố đã triển khai các nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay, Thành phố đang tiếp tục rà soát, thống kê thực trạng các thiết chế văn hóa từ Thành phố đến quận, huyện, xã phường, thôn, tổ dân phố để có lộ trình đầu tư với phương châm xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao kết nối giữa các địa phương nhằm xây dựng mới các thiết chế văn hóa, thể thao, kết hợp với tổ hợp công trình công cộng đa chức năng và không gian cây xanh, công viên để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao lớn của Thủ đô, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

Các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở đã trở thành địa chỉ văn hóa phục vụ việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại cộng đồng dân cư góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh cho người dân.

Đối với việc đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa phục vụ đội ngũ công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, trong 2 năm qua, Hà Nội đã tiếp tục xây dựng mới gần 10 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân. Năm 2021, xây dựng mới 4 điểm tại tổ dân phố Ngọa Long, phường Minh Khai [quận Bắc Từ Liêm]; Mễ Trì Hạ [quận Nam Từ Liêm]; làng nghề Văn Tự [huyện Thường Tín]; tổ dân phố Lê Lợi [huyện Ứng Hòa]. Năm 2022 xây dựng 4 điểm mới tại Công ty dược phẩm Hoa Linh [quận Cầu Giấy]; Công ty Giày Trường Xuân; Công ty CP Hãng Sơn Đông Á [huyện Gia Lâm]; Công ty TNHH Vườn thú Hà Nội…

Thành phố cũng củng cố và duy trì hoạt động của 92 Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân và 55 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân 35 cụm văn hóa thể thao, tổ chức được các chương trình "Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát"; các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp.

Việc quy hoạch hệ thống trung tâm văn hóa dọc hai bên bờ Nam - Bắc sông Hồng đã được Thành phố xác định tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng [trục kết nối không gian thành cổ Hà Nội; trục Tây hồ Tây - Hồ Tây - Cổ Loa; trung tâm văn hóa Tây hồ Tây; Trung tâm văn hóa quốc gia trên trục hồ Tây - Ba Vì]. Trong quá trình triển khai sẽ xác định cụ thể nhu cầu thiết chế, văn hóa, thể thao trong khu vực. Đối với các trục không gian khác, Thành phố tiếp tục rà soát, cập nhật vào Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, dự trù quỹ đất cho các nhu cầu văn hóa, trung tâm văn hóa, các không gian sinh hoạt văn hóa…

Chủ Đề