Hà đông cách trung tâm hà nội bao nhiêu km

Huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, là một nơi mang nhiều truyền thống lâu đời gắn liền với nhiều di tích lịch sử của dân tộc. Nếu bạn có dự định muốn đến tham quan nơi này muốn lần nhưng lại chưa biết đi như thế nào cũng như không biết huyện Hoài Đức cách Nội bao nhiêu km thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

Huyện Hoài Đức cách Nội bao nhiêu km?

Có rất nhiều sự lựa chọn từ huyện Hoài Đức nếu các bạn muốn di chuyển đến Hà Nội, từ lựa chọn các dịch vụ vận chuyển công cộng như: Xe khách, xe taxi, xe Limousine chất lượng cao hoặc tàu hỏa đến việc sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô gia đình,…

  • Click vào đây nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ taxi tải tại Hà Nội

Từ Hà Nội đi Hoài Đức đây là tuyến đường khá ngắn cho bạn di chuyển có quãng đường dài khoảng 32km.

Bạn đi theo hướng đường Nguyễn Trãi từ nội thành thành phố Hà Nội, tới ngã tư giao giữa Nguyễn Trãi và đường vành đai 3, đi thẳng tới điểm giao giữa Khuất Duy Tiến và đường Phạm Hùng sau khi rẽ trái đi theo hướng đường Khuất Duy Tiến, bạn rẽ trái vào đường CT 08, đi dọc theo hướng hầm chui Trung Hòa, rẽ trái vào đại lộ Thăng Long sau khi đi thẳng tới điểm Miếu Đầm đi thẳng thêm khoảng 20km nữa la tới được trung tâm của huyện Hoài Đức.

Bạn chú ý, có 2 tuyến đường 1 dành cho ô tô và 1 dành cho xe máy tại đường đại lộ Thăng Long, để tránh việc bị phạt không mong muốn bạn cần hết sức chú ý khi di chuyển.

Chúng tôi sẽ cung cấp số km quãng đường di chuyển của bạn nếu Hoài Đức chưa phải là nơi mà bạn muốn dừng chân, để tới được các đơn vị hành chính khác của thủ đô Hà Nội.

  • Mua amply karaoke cho gia đình nên chọn Amply Jarguar hay California

Từ huyện Hoài Đức tới các đơn vị hành chính khác của thành phố Hà Nội

Như chúng ta đã biết, Hoài Đức trở thành 1 trong 28 đơn vị hành chính của thủ đô từ năm 2008 tỉnh này đã được xác nhập vào thành phố Hà Nội

Về tuyến đường đi từ nội thành thủ đô Hà Nội tới trung tâm huyện Hoài Đức – Hà Nội Trên đây là những thông tin cơ bản, cùng khoảng khách từ huyện này tới các quận, huyện khác của thủ đô.

Bạn sẽ được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh khi tới với Hoài Đức, một điểm nghỉ dưỡng mới rất đẹp, thưởng thức đặc sản chè Lam nổi tiếng, thăm chùa Tây Phương có lối kiến trúc độc đáo, hay tới thăm làng nghề quạt Chàng Sơn rất thú vị.

Hoài Đức chắc chắn là một điểm đến lý tưởng cho bạn và gia đình của mình nếu chỉ có 1 hoặc 2 ngày ngắn ngủi để nghỉ ngơi.

Đông Anh cách Hà Nội bao nhiêu km? Đông Anh cách Hà Đông bao nhiêu km? Đông Anh cách Gia Lâm bao nhiêu km? Đông Anh cách Mê Linh bao nhiêu km? Đông Anh cách Mỹ Đình bao nhiêu km?Đông Anh cách Hoàng Mai bao nhiêu km? là những câu hỏi mà Blog yenbaitourism.com.vn nhận được từ bạn đọc trên khắp cả nước. Trong bài viết hôm nay, Blog sẽ giúp bạn đọc biết được huyện Đông Anh cách trung tâm thành phố Hà Nội bao nhiêu km và nhiều thông tin bổ ích khác.

Bạn đang xem: đông anh cách hà nội bao nhiêu km

Ai cũng biết Đông Anh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc Hà Nội. Tuy nhiên, Đông Anh cách Hà Nội bao nhiêu thì là cả vấn đề. Liệu khoảng cách này có quá xa để bạn di chuyển một cách dễ dàng. Nếu bạn chưa biết Đông Anh cách Hà Nội bao nhiêu km, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Mặc dù nằm ở khu vực ngoại thành nhưng khoảng cách từ Đông Anh đến các điểm trong trung tâm thành phố Hà Nội không quá xa.

Địa phận Huyện Đông Anh, Hà Nội

Hơn nữa chính quyền thành phố ngày càng quan tâm hơn với vấn đề mở rộng trung tâm thành phố, những con đường rộng, lớn, đẹp hiện đại, nối thẳng các khu vực ngoại thành đến trung tâm thành phố. Chính vì vậy di chuyển từ Đông Anh hay các huyện lân cận vào thành phố chỉ mất tối đa 60 phút.


Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km. Phía đông giáp với thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phía đông bắc giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, phía đông nam giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm, phía nam giáp các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, phía tây giáp huyện Mê Linh, phía tây nam giáp huyện Đan Phượng, phía bắc giáp huyện Sóc Sơn.

Điểm đặc biệt của nơi đây là cột mốc ranh giới với các quận, huyện xung quanh là những con sông lớn như: sông Hồng ngăn cách với quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và huyện Đan Phượng, sông Đuống ngăn với quận Long Biên và huyện Gia Lâm, sông Cà Lồ vạch rõ ranh giới với huyện Sóc Sơn.


Bản đồ Huyện Đông Anh, Hà Nội

Đông Anh cách Hà Nội bao nhiêu km?

Từ huyện Đông Anh đến các địa điểm trong trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km. Theo cập nhật mới nhất của Google Map, tính từ trung tâm huyện Đông Anh đến hồ Hoàn Kiếm – nơi được coi là trái tim của thủ đô khoảng 13,9 km. Từ Đông Anh đi về hướng đông, vào đường quốc lộ 5 khoảng 500m. Sau đó rẽ phải vào Bắc Thăng Long – Hải Bối thêm 400m, nhìn hơi chếch sang bên trái là đường Võ Nguyên Giáp đi khoảng 200m.

Tiếp tục đi lên cầu Nhật Tân, tại đường Võ Chí Công dài 4,9 km. Rẽ xuống đường Lạc Long Quân, đi hết đường Lạc Long Quân tiếp đến là đường Âu Cơ, rồi đến Nghi Tàm, đến vòng xuyến rẽ phải hơi xuống dốc là đường Thanh Niên, một bên là hồ Tây thơ mộng, bên còn lại là hồ Trúc Bạch với những nhà hàng thuyền nổi. Sẽ mất khoảng 30 phút – 40 phút cho quãng đường vừa rồi.

Đông Anh cách Hà Nội bao nhiêu km?

Đông Anh cách Hà Đông bao nhiêu km?

Từ Đông Anh đến quận Hà Đông khoảng 23 km, được đi qua những cung đường lớn, khá thoáng xe cộ nên không mất quá nhiều thời gian. Chúng ta cũng đi hướng quốc lộ 5, đi đường Võ Nguyên Giáp, lên cầu Nhật Tân – đường Võ Chí Công nhưng không đi đường Lạc Long Quân như đi vào trung tâm thành phố mà rẽ vào đường Vành đai 2.

Đi khoảng 950 m thì đi tiếp vào đường Láng khoảng 2 km, đến ngã ba phố Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Láng, rẽ phải vào Trần Duy Hưng, đi hết phố Trần Duy Hưng là đến Khuất Duy Tiến, cứ tiếp tục đi thẳng hết phố Khuất Duy Tiến, đi thẳng đường Nguyễn Trãi là bạn bước vào địa phận của quận Hà Đông.

Quận Hà Đông nằm ở phía Đông thủ đô

Đông Anh cách Gia Lâm bao nhiêu km?

Đông Anh cách Gia Lâm đúng 19 km. Đường đi để di chuyển giữa hai địa điểm này toàn là đường thẳng, không phải rẽ hay đi qua quá nhiều con phố. Nói chung, di chuyển khá dễ dàng và thuận lợi. Từ huyện Đông Anh đi về hướng đông, qua cầu vượt Vĩnh Ngọc, đi tiếp quốc lộ 5, chếch về phía Bắc Thăng Long – Hải Bối khoảng 10,5 km.

Xem thêm: Khách Sạn Công Đoàn Quy Nhơn, 10 Khách Sạn Tốt Nhất Ở Quy Nhơn [Giá Từ Vnd 253

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.

Địa lý

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và Hà Nam, Ninh Bình.

Địa giới hành chính: phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai,.

Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 nhân khẩu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu.

Hành chính

Hà Đông gồm 17 phường: Quang Trung; Nguyễn Trãi; Hà Cầu; Vạn Phúc; Phúc La; Yết Kiêu; Mộ Lao; Văn Quán; La Khê; Phú La; Kiến Hưng; Yên Nghĩa; Phú Lương; Phú Lãm; Dương Nội; Biên Giang; Đồng Mai.

Lịch sử

Nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập thành các tỉnh mới: phủ Lý Nhân lập thành tỉnh Hà Nam, phủ Ứng Hòa và Thường Tín thành lập là tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ.

Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông.

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây[3], gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 3 xã: Hà Cầu, Vạn Phúc, Văn Yên.

Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.[4]

Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.[5]

Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 [khoá VI] ngày 29 tháng 12 năm 1978[6] và Quyết định số 49-CP[7] của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội [thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức]. Tỉnh lỵ của Hà Sơn Bình vẫn là Hà Đông. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.

Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lâp tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ.[8]

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La.[9]

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.[10]

Ngày 1 tháng 4 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.[11]

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông.[12]

Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La.[13]

Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.[14]

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông.[15] Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội [sau quận Long Biên].

Kinh tế

Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm [2005-2008] đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Dương Nội trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Trung tâm mua sắm

  • Chợ Hà đông
  • Vinatex - mart
  • Đại siêu thị Hiway Supercenter Hà Đông
  • Co.op Mart Hà Đông
  • Trung tâm thương mại Melinh Plaza Hà Đông [bao gồm Metro Hà Đông]

Văn hóa

Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Trên địa bàn quận có một số làng nghề nghề nổi tiếng sau:

Làng Vạn Phúc

Vạn Phúc [nay đổi thành phường Vạn Phúc] nằm ở phía bắc của Hà Đông. Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ [Nhất thôn, nhất xã] có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời [hơn 1000 năm]. Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả lã Nàng Đê - người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: "The La, lụa Vạn, sồi Phùng" [the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông], "Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh [xem Áo lụa Hà Đông]. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Vạn Phúc còn là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Làng Đa Sỹ

Làng Đa Sĩ nằm ở sát phía nam trung tâm quận. Đây là một làng làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sĩ tạo nên những sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa sĩ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, những bài thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sủ dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa.

Hai thế kỷ sau, các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa đã được Trịnh Đôn Phác, lương y của Đa Sĩ [thế kỷ 18] kế thừa, phát huy. Với tài năng xuất chúng, Trịnh Đôn Phác vận dụng sáng tạo các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa, chữa khỏi nhiều chúng bệnh nan y cho nhân dân. Ông cũng được làm Thủ phiên tại Thái y viện. Trong lần đi sứ sang triều đình Mãn Thanh, ông đã chữa được bệnh nan y cho vua Càn Long và được phong danh hiệu "Lịch thế y". Ông có công lưu giữ, biên soạn, bổ sung cuốn sách "Hoạt nhân toát yếu" [Phép cốt yếu cứu người] của Hoàng Đôn Hòa bao gồm 201 phương thuốc chữa bệnh đơn giản; kinh nghiệm ứng trị 103 phương thuốc nội khoa, 21 phương thuốc ngoại khoa, 11 phương thuốc phụ khoa, 6 bài thuốc thương khoa, 5 bài thuốc nhi khoa, 55 bài thuốc trị bệnh cho thú vật. Ngoài ra còn kèm một thiên về "Tính mệnh khuê tăng chi bổ" [Giữ gìn bồi bổ súc khỏe, tính mệnh con người, kéo dài tuổi thọ].

Làng La Khê

Làng La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong "tứ quý danh hương Mỗ La Canh Cót". Người La Khê tự hào vói truyền thống văn vật: "trai làng có quận công, tiến sỹ; gái làng có vương phi, hoàng hậu". La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có 9 người đỗ tiến sĩ. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian với Khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê là nơi thờ bà Trần Thị Hiền [1511-1538], con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Trân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Thái Tông.

Danh nhân Hà Đông

Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu:

  • Ngô Duy Viên
  • Nguyễn Duy Nghi
  • Ngô Duy Trùng
  • Lê Đăng Cử
  • Hoàng Đôn Hòa
  • Trịnh Đôn Phác
  • Trần Khắc Minh
  • Hoàng Nghĩa Phú
  • Hoàng Du
  • Hoàng Tế Mỹ
  • Lê Hoàng Vĩ
  • Lê Trọng Dĩnh
  • Hoàng Trình Thanh
  • Nguyễn Dy Quyết

Tại trường Đại học Harvard của Mỹ có hai học sinh Việt Nam là người khu Cầu Đơ, Hà Đông.[16]

Các cơ quan tại Hà Đông

Cơ quan trung ương

  • Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, số 1 Ngô Thì Nhậm
  • Báo Thanh tra tại số 100 Tô Hiệu
  • Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam [Bộ Quốc phòng] tại số 94 Lê Lợi
  • Truyền Hình Cáp Việt Nam - Chi nhánh 6 - Lô 18 Khu đô thị 4A số 560 đường Quang Trung
  • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học - Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại số 27 Tô Hiệu
  • Trung tâm Thông tin Ứng dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 10 đường Quang Trung

Cơ quan thuộc Hà Nội

  • Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội tại khu đô thị Mỗ Lao
  • Sở Giao thông vận tải tại số 2 Phùng Hưng [trụ sở UBND tỉnh Hà Tây cũ]
  • Sở Tư pháp Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng
  • Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng.
  • Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại số 7 Nguyễn Trãi
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tại 38 Tô Hiệu
  • Liên minh các HTX, địa chỉ tại đường Trần Phú [trước đây là trụ sở Sở Công thương Hà Tây]
  • Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, địa chỉ tại số 4- Phùng Hưng.

Trường đại học

Một số trường đại học đóng tại địa bàn Quận Hà Đông:

Du lịch

Theo Quyết định số 4597/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Đông là 1 trong 6 trọng điểm du lịch của Hà Nội.

Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ cận. Các sản phẩm du lịch chủ vếu gồm: Du lịch làng nghề; Du lịch nghỉ cuối tuần; Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí.

Hà Đông có di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề