Hà Nội có bao nhiêu triệu người?

Sáng 10/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 với chủ đề “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Trong những năm qua để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 21, ngành dân số cùng các cấp, các ngành đã triển khai đồng bộ các hoạt động trên các lĩnh vực, quy mô, cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số phù hợp với yêu cầu chuyển hướng công tác dân số.

Hà Nội có bao nhiêu triệu người?

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại buổi lễ.

Hà Nội là địa phương đông dân thứ hai của cả nước và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. 

Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm so mỗi năm nhưng chưa bền vững; tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức cao tạo ra áp lực lớn cho kinh tế - xã hội Thủ đô.

Hiện nay, chất lượng dân số đã từng bước được nâng cao, thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình, kế hoạch, hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số ở 30/30 quận, huyện, thị xã; 579/579 xã, phường, thị trấn.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, kết quả 6 tháng đầu năm 2023, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành kế hoạch: tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 7,0 % (giảm 0,04% so cùng kỳ 2022); tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 68,2 % (tăng 4% so cùng kỳ 2022); tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 85,0% (tăng 1,07% so cùng kỳ 2022); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 88,0 % (tăng 1,67% so cùng kỳ 2022); tỷ lệ cặp nam nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 45,0 % (tăng 17% so cùng kỳ 2022); tỷ số giới tính khi sinh ở mức 112,1 trẻ trai/100  trẻ gái. 

Ngoài ra, nhiều mô hình được duy trì và nhân rộng tại các địa bàn trên toàn thành phố như mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; mô hình can thiệp truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cư đặc thù; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân và mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên…

Tuy nhiên, công tác dân số của Hà Nội vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do cơ cấu dân số trẻ nên hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng số sinh của thành phố; tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm ở mức cao, góp phần làm tăng quy mô dân số. 

Bên cạnh đó, quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, dân trí không đồng đều, nhận thức và tâm lý muốn có nhiều con và thích có con trai vẫn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 21 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và các đề án, chương trình, kế hoạch trọng tâm về công tác dân số của thành phố theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia của các ngành, đoàn thể, nâng cao hiệu quả Ban chỉ đạo công tác dân số các cấp, phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ, các đoàn thể, nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội và tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sàng dân số và phát triển.

Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp truyền thông, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách về dân số.

Hà Nội có bao nhiêu triệu người?

Tổ chức lễ diễu hành tuyên truyền để người dân thực hiện tốt công tác dân số.

Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông về quy mô, cơ cấu, quản lý và phân bố dân số đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số.

Tuyên truyền các nội dung về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh, quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đặc biệt là những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.

Tại lễ mít tinh, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế ghi nhận và đánh giá cao công tác dân số của thành phố Hà Nội đạt được trong thời gian qua.

Hà Nội đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác dân số nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 21 của Ban chấp hành Trung ương trong tình hình mới. 

Thời gian tới, đồng chí Phạm Vũ Hoàng đề nghị thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 74 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 94 của UBND TP về công tác dân số; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của các ngành, đoàn thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo dân số của thành phố và các cấp, đưa công tác dân số thành một nội dung quan trọng trong chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm, tăng cường tham gia phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

Mật độ dân số Hà Nội đứng thứ mấy?

Hà Nội là địa phương đông dân thứ hai của cả nước và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước.

Hà Nội bao nhiêu dân 2023?

2. Dân số Hà Nội vào năm 2023. Dự đoán vào đầu năm 2023, dân số Hà Nội sẽ khoảng 8,5 triệu người, chiếm khoảng 8,5% tổng dân số của cả nước.

Có bao nhiêu hộ gia đình ở Hà Nội?

Kết quả, Hà Nội có 2.224.107 hộ gia đình với tổng dân số 8.053.663 người; trong đó có 3.991.919 nam và 4.061.744 nữ.

Thành phố Hà Nội có bao nhiêu xã?

Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã và 579 đơn vị hành chính cấp xã 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn.