Hai mũi astrazeneca cách nhau bao nhiêu ngày

Bộ Y tế đề nghị các sở y tế khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Yêu cầu được Bộ Y tế nêu trong công văn gửi các địa phương về việc rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccine Covid-19, ngày 19/11.

Hôm 20/9 Bộ Y tế đã cho phép các địa phương tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca, song phải dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và nhà sản xuất. Bộ Y tế không nêu rõ cho phép rút ngắn khoảng cách hai mũi tiêm là bao lâu.

Tuy nhiên, thời gian qua, Bộ nhận được công văn từ một số tỉnh, thành phố xin rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca. Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế căn cứ theo hướng dẫn hồi tháng 9 của Bộ, báo cáo UBND các tỉnh thành, xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm, theo công văn Bộ.

Tiêm vaccine Astrazeneca ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Theo công văn ngày 20/9, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2, để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca. Sau khi được UBND địa phương chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa hai mũi tiêm, Sở Y tế lập kế hoạch, lên danh sách người tiêm, thông tin đầy đủ cho người dân về hiệu quả, tính an toàn để biết nếu đồng thuận tiêm.

Trước công văn này, Long An và TP HCM đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Astrazeneca. Thời gian giữa hai mũi tiêm do TP HCM đề xuất là 6 tuần, thay vì 8-12 tuần như hướng dẫn chung.

Sở Y tế Hà Nội tuần trước đã đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca còn tối thiểu 4 tuần. Trước đó, người đã tiêm mũi một vaccine AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi hai.

AstraZeneca là vaccine Covid-19 đầu tiên được cấp phép và sử dụng tại Việt Nam. Hiện, chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam đang sử dụng chủ yếu loại vaccine này. Theo Bộ Y tế, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine AstraZeneca là sau khi tiêm mũi một, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vaccine đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi hai dưới 6 tuần đạt 55,1%; sau 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Mũi thứ hai nên được tiêm trong khoảng 4-12 tuần sau tiêm mũi một, theo nhà sản xuất. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccine AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần. Tại Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm mũi hai vaccine AstraZeneca sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi một.

Tính đến tối 19/11, cả nước tiêm được tiêm là 104,7 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66,1 triệu liều, tiêm mũi 2 là 38,6 triệu liều.

Câu hỏi: Tiêm 2 mũi AztraZeneca cách nhau 6 tuần, hiệu quả bảo vệ có bảo đảm không?

Trả lời: 

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], ở một số quốc gia, để vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm sẽ trong khoảng từ 8-12 tuần. Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi triển khai tiêm mũi 2 vaccine này cũng là 8-12 tuần sau mũi 1.

Ngày 13/9, TP Hồ Chí Minh đã có đề xuất với Bộ Y tế xin rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca xuống tối thiểu 6 tuần. Ngày 22/7, tại công văn số 255, Sở Y tế Hà Nội cũng đưa ra lưu ý đối với vaccine AstraZeneca bảo đảm khoảng cách ít nhất 8 tuần giữa 2 mũi. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành đủ 2 mũi sớm thì có thể thực hiện tiêm mũi 2 sau ít nhất 4 tuần.

Đánh giá hiệu lực vaccine AstraZeneca sau một liều tiêm và tính sinh miễn dịch của vaccine liên quan đến khoảng cách thời gian tối ưu giữa hai lần tiêm cho thấy: với khoảng cách giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực bảo vệ của vaccine AstraZeneca tăng lên đến 82%, trong khi đó nếu hai mũi tiêm cách nhau dưới 6 tuần thì hiệu lực bảo vệ chỉ khoảng 55%.

Tương tự như tất cả các loại vaccine khác, vaccine Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ. Hầu hết tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca thường nhẹ và ngắn hạn, có thể kéo dài 1 đến 3 ngày sau khi tiêm, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và không phải ai cũng gặp phải [chiếm khoảng 10-20% số người được tiêm chủng].

Các tác dụng ngoài ý thường nhẹ hơn và ít xảy ra hơn sau liều thứ hai và ít xảy ra ở người lớn tuổi [≥65 tuổi]: Đau cánh tay ở vị trí tiêm; Cảm thấy mệt mỏi; Đau đầu; Cảm thấy đau nhức cơ thể; Bị sốt hoặc cảm thấy lạnh run.

Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine là hiếm gặp. Hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu rất hiếm gặp sau tiêm [tần suất ước tính khoảng 8,1 trên 1 triệu liều].

Dấu hiệu để bạn có thể nghi ngờ mình có biến chứng hiếm gặp này sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca: Khó thở; Đau ở ngực hoặc dạ dày; Sưng hoặc lạnh ở cánh tay hoặc chân; nhức đầu nghiêm trọng kéo dài trên 4 ngày hoặc mờ mắt sau khi tiêm; Chảy máu dai dẳng hoặc xuất hiện vết bầm tím bất thường.

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Thông thường thì người ta khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần tiêm dựa trên đề cương của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Với vắc xin Pfizer thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 21 ngày và với vắc xin Moderna là 28 ngày.

Riêng đối với vắc xin Astra-Zeneca thì một nghiên cứu cho thấy nếu giữa mũi tiêm ban đầu và mũi tiêm nhắc lại có thời gian ít hơn 6 tuần cho hiệu quả 55,1% [bảo vệ khỏi bệnh có triệu chứng]. Nếu có 6-8 tuần giữa các mũi tiêm hiệu quả tăng lên 59,9%, và nếu đợi 9-11 tuần, hiệu quả là 63,7%. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 12 tuần hoặc lâu hơn, hiệu quả đã tăng lên 81,3%. Vì vậy với vắc xin Astra-Zeneca, người ta khuyên khoảng cách giữa 2 lần tiêm nên là 12 tuần hoặc hơn.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các địa phương khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố.

Trước đó, ngày 20-9, Bộ Y tế có Công văn số 7820/BYT-DP về khoảng cách tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đã cho phép các địa phương tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca nhưng phải dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và nhà sản xuất.

Trong Công văn số 7820/BYT-DP nói trên, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương cần căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2, để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Sau khi được UBND chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa hai mũi tiêm, Sở Y tế lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm, thông tin đầy đủ cho người dân về hiệu quả, tính an toàn để biết nếu đồng thuận tiêm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Y tế vẫn tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị, Giám đốc Sở Y tế căn cứ theo hướng dẫn trong Công văn 7820/BYT-DP khẩn trương báo cáo UBND các tỉnh thành, xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế

Bộ Y tế cho biết, có thêm nhiều tỉnh, thành phố đề nghị rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca, mũi 2 bằng loại vắc xin khác.

Hiện việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi vắc xinvắc xinđã được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 6 tuần, thay cho khoảng cách 8 - 12 tuần như hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước đó, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian giữa hai mũi tiêm do TP Hồ Chí Minh đề xuất là 6 tuần, thay vì 8-12 tuần như hướng dẫn chung.

Tuần trước, Sở Y tế Hà Nội cũng vừa đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội về phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần. Trước đó, người đã tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi hai.

Được biết, AstraZeneca là vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép và sử dụng tại Việt Nam. Hiện, chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam đang sử dụng chủ yếu loại vắc xin này. Bộ Y tế cho biết, theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%, sau tiêm mũi 2 [khoảng cách giữa 2 mũi tiêm dưới 6 tuần] hiệu lực bảo vệ đạt 55,1%; khoảng cách 6 - 8 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 59,7%; tiêm mũi 2 sau mũi 1 là 12 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 80%. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca là 8 - 12 tuần, Bộ Y tế cũng hướng dẫn tương tự cho người tiêm 2 mũi đều bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.

Thời gian qua Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm. Bộ đề nghị giám đốc các sở y tế báo cáo UBND tỉnh thành xem xét, phê duyệt.

Tính đến ngày 19-11, cả nước đã tiêm chủng được gần 105 triệu mũi và đang đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á về số lượng mũi vắc xin đã tiêm [sau Indonesia].

Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 mũi tiêm bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin khác cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca khá dài, được cho là ảnh hưởng tiến độ tiêm mũi 2 ở nhiều tỉnh, thành phố. Nhưng nếu đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm thì hiệu quả miễn dịch lại tốt hơn.

Hiện Bộ Y tế đang thúc giục các địa phương hoàn thành mũi 1 toàn dân trong tháng 11 và tháng 12 hoàn thành cả 2 mũi vắc xin.

THÁI AN

Video liên quan

Chủ Đề