Hai thuộc tính của hàng hóa việt nam năm 2024

  • 1.
  • 2. luận: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý thuyết về hai thuộc tính hàng hóa để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng cho hàng hóa Việt Nam
  • 3. niệm II. Tình hình sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam III. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam Nội dung
  • 4. niệm A. Hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
  • 5. hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất…. + Hàng hóa vô hình: [hàng hóa dịch vụ]: dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh…
  • 6. tính của hàng hóa Hai thuộc tính của hàng hóa Giá trị sử dụng Giá trị
  • 7. sử dụng Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Đặc trưng: Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của KHKT, của lượng lực sản xuất. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị của xã hội.
  • 8. hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C. Mác viết “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại khác”. VD: 1m vải = 10kg thóc
  • 9. ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệ nhất định?
  • 10. trao đổi theo một tỉ lệ nhất định,[ 1m vải = 10kg thóc], vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra 1m vải bằng lao động hao phí ra 10kg thóc. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • 11. hệ biện chứng giữa 2 thuộc tính của hàng hóa Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị , nhưng đây là sự thống nhất của 2 mặt đối lập. chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Thống nhất: Đã là hàng hóa thì phải có 2 thuộc tính Giá trị sử dụng Giá trị Âaa • Mục đích của người mua •Thực hiện trong tiêu dùng •Thực hiện sau •Mục đích của người sản xuất •Tạo ra trong sản xuất •Thực hiện trước
  • 12. sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam A. Tình hình sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam hiện nay Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam kém
  • 13. nhược điểm trong sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam Là một nền kinh tế đang lên với tốc độ cao, tốc độ GDP của Việt Nam liên tục tăng. 1. Ưu điểm • Giá nhân công rẻ, trình độ dân trí cao, ổn định về chính trị. • Tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn. • Vị trí địa lý thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. • Thu hút FDI trên toàn thế giới. • Hội nhập với nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN, WTO,…
  • 14. kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn • Nền kinh tế nước ta có đặc thù sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp. • Trình độ lao động, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. • Sức cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực. • Giá đầu vào cao, chi phí trung gian cao, chất lượng sản phẩm còn thấp…
  • 15. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa giá trị sử dụng của hàng hóa Nâng cao chất lượng giá trị sử dụng hàng hoá là nâng cao phẩm chất của sản phầm hàng hoá làm ra như thế hàng hoá mới có cơ hội tăng giá và sức cạnh tranh trên thị trường kinh tế nước ta hiện nay.
  • 16. giá trị hàng hóa Với quy luật của cung cầu : khi giá hàng hoá dịch vụ giảm thì lượng cầu tăng. Áp dụng quy luật ấy, để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam thì việc hạ thấp giá của hàng hoá là mộ biện pháp tốt.
  • 17. nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam • Nâng cao trình độ lành nghề của người lao động Việt Nam • Tăng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ Việt Nam • Cải tiến tổ chức và quản lý kinh tế • Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu • Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể [hữu hình] hoặc ở dạng phi vật thể [dịch vụ vô hình].

Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lý do sau:

Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản. C.Mác viết: "Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là một "đống hàng hóa khổng lồ".

Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô, V.V..

  1. Hai thuộc tính của hàng hóa

Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

- Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất... Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..

Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.

Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.

Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

- Giá trị

Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: "Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác".

Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.

Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?

Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.

Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, [1m vải = 10kg thóc], vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Như vậy, chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.

Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

Chủ Đề