Hạn chế của lý thuyết quản trị khoa học

ĐỀ TÀI

Phân tích ưu  nhược điểm của các học thuyết quản
trị học và cho biết các Doanh nghiệp nước ta hiện nay
thường áp dụng học thuyết nào?
Sơ lược lịch sử phát triển quản trị kinh doanh.
Kinh doanh ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế
hàng hoá, lúc đầu nó chưa phải là một ngành khoa học độc lập mà
chỉ là một lĩnh vực kiến thức mang tính ước lệ, kinh nghiệm của
các nhà kinh doanh và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới tách
thành một ngành khoa học mang tính độc lập với nhiều bước tiến
khác nhau và nhiều trường phái khác nhau.
Nhiều khái niệm và thực tiễn quản trị hiện nay bắt
nguồn từ những lý thuyết quản trị từ hàng ngàn năm trước
đây. Khi quá trình lao động và sản xuất ngày càng mang
tính xã hội hóa cao, sự ra đời của các lý thuyết quản trị
ngày càng cần thiết nhằm giải quyết những công việc
quản trị do nhu cầu phát triển sản xuất đặt ra.
Hầu hết các nhà quản lý ngày nay đều nhận ra tầm quan
trọng của lịch sử và lý thuyết về công việc của họ. Lý thuyết đơn
giản là một khung khái niệm để sắp xếp các kiến thức và cung cấp
kếhoạch chi tiết cho một hành động. Mặc dù có một vài lý thuyết
khá trừu tượng, nhưng nhìn chung các lý thuyết đều đơn giản và có
tính ứng dụng thực tiễn. Phần lớn các lý thuyết về quản lý được
dùng để xây dựng các tổ chức và hướng dẫn các tổ chức xây dựng
các mục tiêu của họcó cơ sở vững chắc trong thực tế. Và hầu hết
các nhà quản lý phát triển và làm tinh tế hơn các lý thuyết của họ
để làm thế nào có thể quản trị tổ chức thông qua việc sửdụng hợp lý
và có hiệu quả các nguồn lực hạn chế của tổ chức, ra quyết định,
phối hợp các nguồn lực và quản trị các nhân viên của họ tốt nhất.

Bên cạnh đó, hiểu biết về lịch sử của quản trị sẽ giúp các nhà

quản trị cảm nhận được giá trị tinh hoa do lịch sử quản trị để lại và
từ đó giúp họ có thể tìm ra cách thức tốt nhất để quản lý tốt một tổ
chức. Do đó, việc nghiên cứu quá trình phát triển của tư tưởng quản
trị có vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị.
Ngày nay nhiều tổ chức đang thích ứng với những thay đổi
của môi trường bên ngoài, đặc biệt là những đột phá về công nghệ
và phát triển các hoạt động dựa trên các trang web.Những mô hình
kinh doanh mới cho thấy thông tin có thể được chia sẻ và trao đổi
tức thời trên toàn cầu.Mục đích của bài này là chứng minh rằng
kiến thức về lịch sử quản trị có thể giúp hiểu rõ được những lý
thuyết và thực tiễn quản trị.
- Học thuyết hay còn gọi là lý thuyết là những khái quát lý luận về
một lĩnh vực nào đó, thông qua nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế,
từ đó vận dụng vào các hoạt động thực tiễn trong mỗi lĩnh vực.
- Học thuyết về lãnh đạo, quản trị kinh doanh là những khái quát lý
luận về lãnh đạo, quản trị các hoạt động kinh doanh.
- Các học thuyết về lãnh đạo, quản trị là cơ sở, là nền tảng dẫn
đường cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học, có hệ
thống.
- Từ những năm 1800 khi nền công nghiệp và các hoạt động sản
xuất phát triển mạnh, thực tiễn đã tổng kết và rút ra thành những lý
thuyết với nhiều trường phái hay các nhóm lý thuyết khác nhau.
Có thể chia thành bốn nhóm học thuyết lãnh đạo, quản trị học:

Các học thuyết quản trị
1  Học thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển
Trường phái cổ điển bao gồm một số tác giả với những nghiên cứu
về quản trị kinh doanh, dưới đây là một số tác giả điển hình và
những tư tưởng chủ yếu của họ.
a  Học thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học
Frederich Taylor [1856 - 1915]: Taylor xuất thân là một công
nhân và trở thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm
đi học hàm thụ đại học. Trong quá trình làm việc trong nhà máy
luyện cán thép, Taylor đã có nhiều cơ hôi quan sát và thực hành
lãnh đạo, quản trị trong nhà máy. Ông là tác giả với những nghiên
cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị trong thời gian

từ 1890 đến 1930.
Những nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của Taylor là:
-Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc,
nhiệm vụ của từng công nhân
-Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương
pháp khoa học để thực hiện công việc
-Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện
theo đúng phương pháp
-Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà lãnh
đạo, quản trị
Biện pháp thực hiện: Ðể thực hiện những nguyên tắc của mình,
Taylor đã tiến hành:

-Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng
công việc.
-Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ
phận nhỏ để cải tiến và tối ưu hóa.
-Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực
hiện trả công theo lao động.
Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao
động tăng lên rất nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều. Tuy
nhiên, lý thuyết của Taylor nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc
hóa" con người, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công
nhân đấu tranh chống lại các chính sách về lãnh đạo, quản trị.
Herny L. Gantt: Là kỹ sư chuyên về hệ thống kiểm soát trong nhà
máy. Trên cơ sở các lý thuyết của Taylor, Gantt đã phát triển và
đưa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào mở rộng
hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện
pháp như :
-Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc
tốt.
-Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc
của công nhân dưới sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ
trong công việc lãnh đạo, quản trị.

Biện pháp này đã khuyến khích các đốc công quản lý tốt hơn.Cũng
trên cơ sở này, các phương pháp quản trị tiến độ thực hiện mới
được đưa vào trong quản lý như phương pháp đường găng [CPM
-Critical Path Method] và phương pháp sơ đồ mạng lới [PERT Program Evaluation and Revie Technique].Trong lý thuyết này,
khía cạnh lợi ích được chú ý hơn nhiều.

Frank B [1868 - 1924] và Liliant M. Gibreth [1878 -1972]. Hai
tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ
giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng
và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó
đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao
động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.
Các phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có
giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển
kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá
trình lao động, đồng thời là những người đầu tiên nêu lên tầm quan
trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ
để tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phương pháp lãnh đạo,
quản trị mang tính khoa học hóa một cách thuần túy như "máy móc
hóa con người", gắn chặt con người vào một dây chuyền công nghệ
để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động.
b  Học thuyết lãnh đạo, quản trị hành chính
Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính đã phát triển những
nguyên tắc lãnh đạo, quản trị chung cho cả tổ chức, tiêu biểu cho
trường phái này có các tác giả với các công trình nghiên cứu và lý
thuyết như sau:
Henry Fayol [1841 - 1925]: Quan điểm của Fayol là tập trung vào
xây dựng một tổ chức tổng thể để lãnh đạo, quản trị quá trình làm
việc. Ông cho rằng, năng suất lao động của con người làm việc
chung trong một tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà
lãnh đạo, quản trị. Ðể có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh
nghiệp, Fayol đã đề ra và yêu cầu các nhà lãnh đạo, quản trị nên áp
dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo, quản trị:

-Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ
-Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.
-Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá
trình làm việc .
-Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy
-Lãnh đạo tập trung
-Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vụ cho lợi ích của tập thể ,
lợi ích chung.
-Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao
động
-Lãnh đạo, quản trị thống nhất
-Phân quyền và định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức
-Trật tự
-Công bằng: tạo quan hệ bình đẳng trong công việc
-Công việc của mỗi người phải được ổn định trong tổ chức
-Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc
-Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc
của một tổ chức.
Max Weber [1864 - 1920]: Nhà xã hội học ngời Ðức, tác giả đã
phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy. Khái niệm quan liêu bàn
giấy được định nghĩa: là hệ thổng chức vụ và nhiệm vụ được xác
định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền
hành có tôn ti trật tự. Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh
phải được:
-Xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
-Ðịnh rõ các quy định, các luật lệ, chính sách trong hoạt động lãnh
đạo, quản trị.
-Ðịnh rõ quyền lực và thừa hành trong lãnh đạo, quản trị.

Chester Barnard [1886 - 1961]: Tác giả cho rằng một tổ chức là
một hệ thống hợp pháp của nhiều người với ba yếu tố cơ bản:
- Sự sẵn sàng hợp tác.
- Có mục tiêu chung.

- Có sự thông đạt.
Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó tổ chức sẽ tan vỡ. Cũng như
Weber, ông nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức, nhưng
ông cho rằng nguồn gốc quyền hành không xuất phát từ người ra
lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Ðiều đó chỉ có
được khi với bốn điều kiện như sau:
- Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh
- Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức
- Nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cá nhân của cấp dưới
- Cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó.
* Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trương rằng năng
suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý,
đóng góp trong lý luận cũng như trong thực hành lãnh đạo, quản trị:
những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các hình thức tổ chức, quyền
lực và sự ủy quyền....
2 - Nhóm Học thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong lãnh đạo,
quản trị kinh doanh
Nhóm lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức,
quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do
yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con
ngời. "Vấn đề tổ chức là vấn đề con người" và họ chỉ ra rằng trong
trường phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người
trong quá trình làm việc.
Năng suất lao động tùy thuộc vào các yếu tố tâm lý và xã hội của
công nhân mà có thể phát huy khả năng tự chủ cao.
Mary Parker Pollet [1868 1933]-Tác giả của lý thuyết các quan hệ
con người trong tổ chức. Nữ tác giả này cho rằng, trong quá trình
làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và
giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định bao gồm:
-Quan hệ giữa công nhân với công nhân
-Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị
Ðồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của lãnh đạo, quản trị
phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này.
* Những quan điểm về hành vi con người: các tác giả trong trường

phái này cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố tâm lý xã hội. Chính các yếu tố này tạo nên các quan hệ
tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó mà có thể đạt hiệu quả cao
trong quá trình làm việc.
Ðiển hình trong quan điểm này là các nghiên cứu về các tác động
tâm lý vào quá trình lao động tạiWestern Electrics Hawthorne
Plant. Công trình nghiên cứu này gọi là những nghiên cứu
Hawthorne. Trong nghiên cứu đó, các tác giả đã sử dụng các biện
pháp tạo cho công nhân cảm giác tâm lý là họ đang được các nhà
lãnh đạo, quản trị chú ý đến như:
- Thay đổi chế độ sáng [tăng và giảm độ sáng].
- Thay đổi về tiền lương.
- Thay đổi thời gian làm việc.

Sự thay đổi này đã dẫn đến các tác động tâm lý làm tăng năng suất
lao động. Tiếp cận các động cơ về hành vi của con người: các tác
giả đã tập trung nghiên cứu vào các yếu tố tác động vào hành vi của
con người trong quá trình làm việc với tư cách là động cơ làm việc
của họ.
Abraham Moslow [1908 - 1970]: nhà tâm lý học, tác giả đã xây
dựng lý thuyết về nhu cầu của con người, bao gồm 5 cấp độ được
xếp từ cấp thấp đến cấp cao :
- Nhu cầu thiết yếu
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu được hoà nhập
- Nhu cầu được nhận biết và tôn trọng
- Nhu cầu tự hoàn thiện
Một nhu cầu đã tương đối được thỏa mãn thì nó không còn là xung
động mạnh để thôi thúc nữa. Một nhu cầu đã tương đối được thỏa
mãn, tác phong con người sẽ bị chi phối bởi nhu cầu khác cao
hơn.Như vậy, muốn lãnh đạo, quản trị hữu hiệu phải chú ý đáp ứng
nhu cầu của con người.
Doughlas Mc Gregor [1906 - 1964] đã phát triển lý thuyết tác
phong trong lãnh đạo, quản trị, ông cho rằng các nhà lãnh đạo, quản
trị trước đây đã tiến hành cách thức lãnh đạo, quản trị trên những
giả thuyết sai lầm về tác phong con người. Những giả thuyết đó cho

rằng phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ
huy hơn là tự chịu trách nhiệm và hầu hết làm việc vì lợi ích vật
chất. Vì vậy các nhà lãnh đạo, quản trị đã xây dựng những bộ máy
tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục, đồng
thời với hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ. Gregor gọi những giả
thuyết đó là X và đề nghị một lọat giả thuyết khác mà ông gọi là giả
thuyết Y.

Thuyết Y cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu có
được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
Mc Gregor cho rằng, thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà
lãnh đạo, quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt
động.
Chris Argyris: nghiên cứu tư cách con người và các yếu tố đời
sống tổ chức đã cho rằng, một sự nhấn mạnh thái quá của nhà lãnh
đạo, quản trị đối với việc kiểm sóat nhân viên sẽ dẫn tới nhân viên
có thái độ thụ động, lệ thuộc và né tránh trách nhiệm. Trong trạng
thái tâm lý đó họ sẽ cảm thấy bất bình và có thái độ tiêu cực đối với
việc hoàn thành mục tiêu chung. Argyris cho rằng bản chất con
người luôn muốn độc lập trong hành động, sự đa dạng trong mối
quan tâm và khả năng tự chủ. Nhà lãnh đạo, quản trị hữu hiệu là
người biết tạo điều kiện cho nhân viên ứng xử như những người
trưởng thành và điều đó chỉ có lợi cho tổ chức.
* Tư tưởng của trường phái tác phong nhấn mạnh nhu cầu xã hội,
được quý trọng và tự thể hiện mình của người lao động. Lý thuyết
này bổ sung cho lý thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển khi cho rằng
năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật. Nó cũng giúp cải
tiến cách thức và tác phong lãnh đạo, quản trị trong tổ chức, xác
nhận mối liên hệ giữa năng suất và tác phong hoạt động.
Lý thuyết tác phong có sự đóng góp lớn trong lý thuyết và thực
hành lãnh đạo, quản trị, giúp các nhà lãnh đạo, quản trị hiểu rõ hơn
về sự động viên con người, về ảnh hưởng của tập thể đối với tác
phong cũng như các vấn đề tâm lý lãnh đạo, quản trị.

Làm cơ sở nền tảng có các khái niệm nền tảng sao này về: văn hóa
Doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo, quan hệ nhân sự, các lý thuyết

động viên, v.v
Một trường phái quản lý mới xuất hiện, gọi là trường phái quan hệ
con người, hoặc trường phái tác phong. Những người mở đường là
Hugo Munsterbeg với tác phẩm Tâm lý học và hiệu quả công
nghiệp [1913]; Mary Parker Follet với các tác phẩm Nhà nước
mới [1920], Kinh nghiệm sáng tạo...; Elton Mayor với ý niệm
con người xã hội thay vì con người thuần lý kinh tế; Abraham
Maslow với lý thuyết về 5 cấp nhu cầu của người lao động [gồm:
nhu cầu vật chất  sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu
được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện bản thân]; Herbert Simon
với thuyết hành vi trong quản lý...
Tư tưởng quản lý của trường phái này dựa trên những thành quả
của tâm lý học, coi trọng yếu tố con người và quan hệ xã hội; đưa
ra quan niệm quản lý là hoàn thành công việc thông qua các người
khác; với các khái niệm công nhân tham gia quản lý, người lao
động coi doanh nghiệp như là nhà của mình,  đồng thuận và dân
chủ giữa chủ và thợ, hài hòa lợi ích, v.v...
Doanh nghiệp được coi là một hệ thống xã hội; động lực lao động
không chỉ là lợi ích vật chất mà còn là tâm lý xã hội và ảnh hưởng
của tập thể lao động; quản lý không chỉ bằng quyền lực của tổ chức
mà còn bằng tác phong điều hành. Đó là một bước tiến về chất
trong quản lý. Tuy nhiên, nó chưa thay thế hẳn tiền đề con người
thuần lý kinh tế; con người vẫn bị khép kín hướng nội trong hệ
thống mà chưa quan tâm đến yếu tố ngoại lai, do đó chưa lý giải
được đầy đủ nhiều hiện tượng trong thực tiễn quản lý.

3  Nhóm học thuyết định lượng trong lãnh đạo, quản trị
Trường phái này ra đời vào thời kỳ đầu của Ðại chiến thế giới II,
xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề phức tạp trong lãnh đạo,
quản trị của thời kỳ chiến tranh. Trường phái này do các nhà toán
học, vật lý học và các nhà khoa học khác đưa ra, họ tập trung vào
trong một nhóm cùng nghiên cứu và đề xuất các phương pháp lãnh
đạo, quản trị, dùng các mô hình toán học, các thuật toán kết hợp với
sử dụng máy tính vào lãnh đạo, quản trị và điều hành các hoạt động
kinh doanh trong các DN.
Trường phái này tiếp cận trên 3 áp dụng cơ bản là quản trị khoa
học, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin.
* Quản trị khoa học: Một trong những áp dụng chính của trường
phái này là quản trị khoa học, nhưng khác với lãnh đạo, quản trị

khoa học của Taylor ra đời ở đầu thế kỷ này. ở đây khoa học lãnh
đạo, quản trị là đường lối lãnh đạo, quản trị dùng những phân tích
toán học trong quyết định, sử dụng các công cụ thống kê, các mô
hình toán kinh tê để giải quyết các vấn đề trong sản xuất kinh
doanh.
* Quản trị tác nghiệp: là áp dụng phương pháp định lượng vào công
tác tổ chức và kiểm soát hoạt động. Lãnh đạo, quản trị hoạt động sử
dụng những kỹ thuật định lượng như dự đoán, kiểm tra hàng tồn
kho, lập trình tuyến tính, lý thuyết hệ quả, lý thuyết hệ thống.
* Quản trị hệ thống thông tin: là những chương trình tích hợp thu
thập và xử lý thông tin giúp cho việc ra quyết định. Hệ thống thông
tin là kết quả hợp lý của việc ngày càng có sự công nhận sức mạnh
và giá trị của thông tin, và thông tin phải sẵn sàng dưới dạng thích
hợp, đúng thời điểm cho các nhà lãnh đạo, quản trị làm quyết định.

Trường phái định lượng thâm nhập vào hầu hết trong mọi tổ chức
hiện đại với những kỹ thuật phức tạp.Trường phái này rất quan
trọng cho các nhà lãnh đạo, quản trị các tổ chức lớn và hiện đại
ngày nay. Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn vào
việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt dộng

Tháp nhu cầu Maslow

Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người phù hợp với sự
phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm
các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động
cơ thúc đẩy nữa.
Nhu cầu sinh lý [Vật Chất]: Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy
trì bản thân cuộc sống con người [Thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà
ở]. A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa
mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu
khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.
Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân

thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản
Nhu cầu xã hội [về liên kết và chấp nhận]: Do con người là thành
viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con
người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho
thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển
Nhu cầu được tôn trọng: Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu
thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ
có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu
loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng
tự tin.
Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và
tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là
một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động
xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều
mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là
xã hội chuộng của chuộng công. Vì thế, con người thường có
mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể.

Nhu cầu tự hoàn thiện: A.Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất
trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ
mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một
người đạt tới mức tối đa và hoàn thành
được một mục tiêu nào đó.
Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự
nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở
thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy
hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên
cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu
cấp thấp hơn được đáp ứng.
Như vậy theo lý thuyết này, thì trước tiên các nhà lãnh đạo phải
quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đó mà nâng dần lên
các nhu cầu bậc cao.
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc
nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến
nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có
khá nhiều ứng cử viên có ý định thay thế.

Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia
thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh, phản ánh
mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con
người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .
Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ
dã man của con người giảm dần và độ văn minh của con người
tăng dần.

Mức cao:
- Nhu cầu về sự tự hoàn thiện
- Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng
- Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm [được yêu thương].
Mức thấp:
- Nhu cầu về an toàn và an ninh
- Nhu cầu về thể chất và sinh lý
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động
theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và
khuyến khích họ hành động.
Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục
đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở
thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ
thay đổi được hành vi của con người.

4. Nhóm học thuyết lãnh đạo, hội nhập trong quản trị hiện đại
a. Trường phái tiếp cận theo hệ thống
Chuyển Đổi
Đầu Ra
[Sản phẩm có GTGT]

Quản lý là một quá trình
Hoạch Định
Tổ Chức
Điều Khiển
Kiểm Soát

Phản Hồi

Trường phái lý thuyết này quan niệm rằng một tổ chức được coi
như một hệ thống trực tiếp thống nhất của các bộ phận có quan hệ
hữu cơ với nhau. Các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt
động sẽ tạo ra sức mạnh chung, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so
với các bộ phận hoạt động độc lập.
b. Khảo hướng ngẫu nhiên
Theo lý luận này, cách thức để đạt được các mục tiêu của một tổ
chức có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể. Do đó, trong từng môi trường khác nhau, các phương
pháp và kỹ thuật lãnh đạo, quản trị khác nhau, không thể có lý
thuyết chung áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, bởi vì mỗi
vấn đề là riêng biệt, độc đáo.

c. Khảo hướng quá trình
Quy mô, tính chất và tốc độ của môi trường kinh doanh đang thay
đổi hết sức nhanh chóng đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải đổi mới tư
duy. Trong lãnh đạo, quản trị cần vận dụng linh hoạt các lý thuyết
cần thiết vào từng tình huống cụ thể và lãnh đạo, quản trị phải luôn
luôn gắn với các yếu tố :

- Các yếu tố môi trường kinh doanh.
- Ðạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.
- Vấn đề toàn cầu hóa và lãnh đạo, quản trị.
- Sáng tạo trong kinh doanh.
- Sự khác biệt về văn hóa trong lãnh đạo, quản trị.
- Lãnh đạo, quản trị và trách nhiệm về đồng bộ.
d. Mô hình năng lực
Hiện nay trên thế giới, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
tại các nước công nghiệp phát triển, đều đang sử dụng phổ biến mô
hình quản lý gọi là "mô hình năng lực" và được đánh giá là rất có
hiệu quả. "Mô hình năng lực" xem xét khả năng chủ yếu của lãnh
đạo, công nhân viên ở các cương vị công tác khác nhau cũng như
những hành vi tương ứng của họ trong các cương vị này, từ đó xác
định năng lực chủ yếu của họ cũng như mức độ thành thục để hoàn
thành công việc cần thiết theo yêu cầu đã giao cho họ đảm nhiệm.
Mô hình này có nước gọi là "Mô hình tố chất" hay "Mô hình tin
cậy".Doanh nghiệp cần phải có khả năng cạnh tranh cơ bản của
mình trên thị trường.Đó chính là cơ sở và nguồn gốc để doanh
nghiệp luôn giành được ưu thế trong cạnh tranh.Để thực hiện được
khả năng cạnh tranh chủ yếu thì công nhân viên của doanh nghiệp
cũng phải có khả năng cạnh tranh tương ứng. Khả năng chủ yếu
này là sự tổng hợp của những tri thức, kỹ năng, phẩm chất có thể
quan sát và nhận biết được với khả năng tổ chức tạo ra sức cạnh
tranh.

e. Phương pháp ba kỹ năng
Hình mẫu lý tưởng của nhà quản lý là như thế nào? Đâu là những
tiêu chuẩn của một nhà quản lý giỏi?Những câu hỏi này vẫn đang
gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà quản lý, các nhà giáo
dục.Phương pháp ba kỹ năng không phải dựa trên cách đánh giá
người quản lý giỏi là người như thế nào [những đặc điểm nổi bật và
tính cách bẩm sinh], mà dựa trên cách đánh giá những cái họ làm
[các loại kỹ năng họ phô diễn khi tiến hành công việc một cách có
hiệu quả]. Phương pháp này giả thiết rằng hoạt động quản lý có
hiệu quả thường dựa trên ba kỹ năng cơ bản: kỹ năng kỹ thuật, kỹ
năng con người và kỹ năng nhận thức.
Tầm quan trọng tương đối của ba kỹ năng này phụ thuộc theo cấp
trách nhiệm điều hành. Tại những cấp thấp hơn, kỹ năng kỹ thuật
và kỹ năng con người là những yếu tố cần thiết nhất.Tại những cấp

cao hơn, tính hiệu quả của hoạt động điều hành phần lớn phụ thuộc
vào kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức.Ở cấp cao nhất, kỹ
năng nhận thức trở thành yếu tố quan trọng nhất trong tất cả những
hoạt động quản lý thành công.
Phương pháp ba kỹ năng nhấn mạnh rằng những nhà quản lý giỏi
không nhất thiết phải là bẩm sinh; năng lực của họ có thể được phát
triển qua thực tiễn .Nó vượt qua sự cần thiết phải xác định những
điểm đặc thù bằng cách cố gắng đưa ra một phương pháp xem xét
quá trình điều hành một cách hữu ích hơn.Bằng cách giúp cho
người ta xác định được những kỹ năng cần thiết nhất tại những cấp
trách nhiệm khác nhau, phương pháp này đã chứng minh sự hữu ích
trong việc lựa chọn, đào tạo và đề bạt các cán bộ điều hành.

Quan điểm
Lịch sử quá trình phát triển của các lý thuyết và thực tiễn quản
trị được minh chứng qua những ví dụ thực tiễn và các nghiên cứu
của các kỹ sư và nhà khoa học. Ngày nay, trong điều kiện môi
trường thay đổi nhanh chóng, phương pháp quản trị tổ chức bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố:
Chúng ta đã nghiên cứu một số các trường phái quản trị khác
nhau. Mỗi một trường phái quản trị đều hướng tới việc giải quyết
các vấn đề do thực tế quản trị đề ra. Các lý thuyết ra đời sau đều là
sự kế thừa, bổ sung và hoàn thiện những lý thuyết ra đời trước.
Lý thuyết quản trị cổ điển tập trung sự chú ý vào năng suất và
hiệu quả của tổ chức với sựđóng góp quan trọng của Taylor với 14
nguyên tắc quản trị cơ bản. Henry Fayol thì đề cập đến các chức
năng quản trị và phương pháp áp dụng chúng.Weber thì đề cao các
nguyên tắc, chính sách và tính hợp lý của tổ chức nhờ đó có thể

thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả. Lý thuyết quản trị
cổ điển tập trung vào nhà quản trị và các công việc của họ: lập
kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Trường phái quản trị hành vi ra đời là sự tiếp nối của trường phái
quản trị cổ điển và đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
kinh tế. Trường phái này chú trọng đến vấn đề con người trong tổ
chức trên phương diện tâm lý xã hội, đòi hỏi nhà quản trị phải có
chính sách đúng đắn trong vấn đề sử dụng con người.
Kế tiếp và phát huy giá trị tinh hoa của lịch sử các học thuyết
quản trị,các lý thuyết quản trịhệ thống, quản trị theo tình huống lần
lượt ra đời. Các lý thuyết quản trị hệ thống xem xét tổchức là một
nhân tố trong xã hội và có mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần
trong tổchức, cấp trên và cấp dưới. Do đó quản trị phải đẩy mạnh
truyền thông có hiệu quả. Còn lý thuyết quản trị tình huống đề cao
tính hợp lý và linh hoạt trong việc vận dụng các lý thuyết quản trị
cổ điển.
Ngày nay trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng, các
nhà quản trị hiện đại cần phải chú trọng đến các yếu tố này ví dụ
như toàn cầu hóa, tính đa dạng của lực lượng laođộng, tính sáng
tạo, các yêu cầu về quản lý chất lượng, vv...
Doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng Nhóm học thuyết lãnh
đạo, hội nhập trong quản trị hiện đại
Toàn cầu hóa: Các hoạt động của tổ chức hiện nay không còn bị
giới hạn về biên giới địa lý, một sản phẩm có thể được sản xuất và
tiêu thụ ở bất cứ nơi nào không quan tâm đến ranh giới của các
quốc gia. Người quản lý trong mọi loại hình tổchức, mọi quy mô tổ
chức đều đang phải đối diện với những nguy cơ, cũng như những
thách thức của toàn cầu hóa.
Tính đa dạng của lực lượng lao động: lực lượng lao động trong
các tổ chức hiện nay rất không đồng nhất về giới, về chủng tộc, sắc
tộc, và các đặc trưng khác.
Thách thức đối với người quản trị là làm cho tổ chức của mình

trở thành một môi trường thoải mái cho các nhóm nhân viên khác
nhau, bằng cách hòa nhập các lối sống, nhu cầu gia đình, và phong
cách làm việc khác nhau.
Khởi nghiệp:
Là quá trình một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân sử dụng các
nỗlực và phương tiện một cách có tổ chức để theo đuổi những cơ
hội tạo ra giá trị và tăng trưởng bằng cách đáp ứng các mong muốn
và nhu cầu thông qua sự sáng tạo và độc đáo.
Quản trị trong thời đại Kinh doanh điện tử [E-Business] Ebusiness [electronic business]
Mô tả cách thức tổ chức thực hiện công việc của mình bằng việc
sửdụng các liên kết điện tử [dựa trên internet] với các thành viên
quan trọng để đạt được các mục tiêu của mình một cách hiệu năng
và hiệu quả.
Thương mại điện tử [electronic commerce] là một hình thức trao
đổi hoặc giao dịch kinh doanh mà trong đó các đối tác liên hệ với
nhau qua mạng
internet.
E-business nâng cao tổ chức - sử dụng Internet để hỗ trợ
[không thay thế] các thức kinh doanh truyền thống của các tổ chức.
E-business tạo khả năng cho tổ chức - Internet giúp cho
các thành viên của tổ chức có khả năng làm việc hiệu
năng

hiệu
quả
hơn.
Nhu cầu sáng tạo và linh hoạt:
Những ý tưởng mới liên tục rất quan trọng đối với tổ chức để tránh
sự lỗi thời và thất bại. Sự linh hoạt sẽ có giá trị trong những tình thế
khi khách hàng có nhu cầu thay đổi chỉ trong một đêm, khi những
đối thủcạnh tranh đến rồi đi, khi nhân viên và các kỹ năng của họ
phải chuyển đổi do yêu cầu từ dự án này sang dự án khác.
Quản lý chất lượng:
Cách mạng về chất lượng diễn ra mạnh mẽ cả trong các doanh
nghiệp lẫn khu vực công trong những năm 1980 và 1990.

o Quản lý chất lượng toàn diện [Total quality management TQM] là một triết lý về quản lý do nhu cầu và mong đợi của khách
hàng định hướng và tập trung vào việc cải tiến không ngừng các
quá trình làm việc.
o TQM được giới thiệu bởi một nhóm các chuyên gia về chất
lượng, trong đó W.Edwards Deming là một trong những đại diện
tiêu biểu.
o TQM trình bày sự đối lập với các thuyết gia quản trị trước đó,
những người tin rằng giảm chi phí là con đường duy nhất để đạt
được năng suất tăng trưởng.
o Mục tiêu của TQM là tạo ra một tổ chức tận tâm với sự cải tiến
liên tục.

Chủ Đề