Hạn mức đất nông nghiệp là gì

Quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa gì?

Hạn mức giao đất là gì? Hạn mức sử dụng đất là gì? Quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa gì? Quy định hạn mức sử dụng đất và việc phát triển kinh tế trang trại.

Việt Nam trong tiến trình hình thành và phát triển vẫn luôn gắn liền và được biết đến là một đất nước có thế mạnh lớn về nông nghiệp. Vai trò này không chỉ thể hiện qua việc đảm bảo vấn đề lương thực trong nước mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á và thế giới nói chung.

Để có thể thúc đẩy một nền nông nghiệp từ nghèo nàn phát triển trở thành một trong những thế mạnh của đất nước bên cạnh chính sách, chủ trương và đường lối của Nhà nước thì lợi thế về tự nhiên, trong đó đặc biệt là đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, để đáp ứng cho yêu cầu phát triển về kinh tế, xã hội một cách toàn diện trong thời kì mới, Luật đất đai năm 2013 đã có nhiều nội dung quan trong trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Một trong những nội dung đó chính là quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp. Vậy nội dung này có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với người sử dụng đất nói riêng và với nền kinh tế xã hội của đất nước nói chung?

Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.

1. Hạn mức sử dụng đối với các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp là nhóm đất đặc thù, pháp luật ghi nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất, có thu nhập ổn định từ nông nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra mức giới hạn đối với diện tích được sử dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, hạnmức sử dụng đất nông nghiệp được xác định chính là mức diện tích tối đa mà Nhà nước quy định hộ gia đình, cá nhân được sử dụng hợp pháp. Theo quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013, nhà nước quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản:

Đối với các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo hạn mức sử dụng đất không quá 3 héc ta đối với mỗi loại đất.

Riêng với những tỉnh thành không thuộc các khu vực kể trên thì hạn mức sử dụng đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, nuôi trồng thủy sản giới hạn không quá 02 héc ta.

Thứ hai, về hạn mức sử dụng đối với đất trồng cây lâu năm tại các xã, phường, thị trấn ở khu vực đồng bằng là không quá 10 héc ta và không quá 30 héc ta đối với khu vực trung du, miền núi.

Thứ ba, trường hợp đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất được xác định hạn mức sử dụng đất không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất cho mọi khu vực.

Thứ tư, với trường hợp được giao nhiều loại đất thì hạn mức sử dụng đất được xác định như sau:

Đối với những trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao sử dụng nhiều loại đất gồm đất làm muối, nuôi trồng thủy sản và trồng cây hàng năm thì hạn mức sử dụng đất được quy định là tổng hạn mức sử dụng. Theo đó, mỗi cá nhân, hộ gia đình được sử dụng không quá 5 héc ta.

Với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao sử dụng thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức sử dụng đất được tính theo từng địa phương. Theo đó, với khu vực đồng bằng là không quá 05 héc ta, khu vực miền núi, trung du là không quá 25 héc ta.

Đối với trường hợp đất rừng sản xuất được Nhà nước giao thêm cho các hộ hay cá nhân thì hạn mức sử dụng được xác định là không quá 25 héc ta.

2. Quy định về hạn mức sử dụng đối với đất nông nghiệp trong những trường hợp đặc thù

Thứ nhất, đối với nhóm đất chưa sử dụng như đất trống, đất mặt nước và đồi núi trọc

Trong trường hợp theo quy hoạch các loại đất này được đưa vào sử dụng để sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản thì việc xác định hạn mức sử dụng sẽ thực hiện theo hạn mức của loại đất mà nhóm đất này được đưa vào sử dụng.

Lưu ý: Trong trường hợp này, hạn mức sử dụng đất sẽ không được tính vào hạn mức Nhà nước giao đất đối với các loại đất cho hộ gia đình và cá nhân.

Thứ hai, đối với các loại đất nông nghiệp như đất trồng rừng, trồng cây lâu năm, hằng năm, làm muối, nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng đệm của rừng đặc dụng hạn mức sử dụng đất cũng được xác định như với trường hợp ở các khu vực thông thường khác mà pháp luật đã quy định.

Thứ ba, với trường hợp cá nhân hay hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp nằm ngoài cấp xã nơi đăng ký thường trú thì về mặt nguyên tắc, hộ gia đình, cá nhân đó vẫn được tiếp tục sử dụng những diện tích đất này. Trong trường hợp đất nông nghiệp này được giao không thu tiền sử dụng đất thì sẽ được tính vào hạn mức sử dụng đối với loại đất tương ứng theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, đối với trường hợp người sử dụng đất nông nghiệp với phần diện tích nhận được thông qua các hình thức nhận thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng hay thuê, thuê lại, nhận góp vốn hay nhận khoán, được Nhà nước cho thuê thì những diện tích này sẽ không nằm trong hạn mức sử dụng đất.

Lưu ý:

Đối với trường hợp sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất thì theo quy định của pháp luật, diện tích mỗi hộ gia đình hay cá nhân được nhận giới hạn không quá 10 lần hạn mức sử dụng đối với loại đất nông nghiệp tương ứng được nhận.

3. Vai trò, ý nghĩa của quy định pháp luật về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp

Có thể nói Việt Nam là nước có truyền thống làm nông nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân canh tác về nông nghiệp đều đang sử dụng một diện tích nhất định về đất nông nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy,mỗi hộ gia đình, cá nhân đang canh tác nông nghiệp thường sử dụng nhiều loại đất nông nghiệp khác nhau nhưng diện tích sử dụng không đồng đều, vẫn còn nhỏ và manh mún. Việc Luật đất đai năm 2013 quy định về hạn mức sử dụng đất đối với đất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng:

Thứ nhất, quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nhằm tránh trường hợp mất cân bằng trong sử dụng đất nông nghiệp, người sử dụng diện tích quá lớn, người không đủ diện tích đất để sử dụng. Qua đó bảm đảm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đều có đất đai để sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về người cày có ruộng, phát triển đời sống, kinh tế ở nông thôn tránh trường hợp tích tụ ruộng đất.

Thứ hai, từ việc giới hạn diện tích sử dụng đối với đất nông nghiệp góp phần ổn định xã hội khi đảm bảo được sự công bằng, quyền lợi cho các hộ gia đình, cá nhân canh tác nông nghiệp. Đồng thời còn góp phần đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế mà nhà nước đã đề ra, tránh tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp quá mức.

Thứ ba, hiện nay tình trạng người dân sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu canh tác quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu kinh tế hộ gia đình là chủ yếu. Việc pháp luật quy định một hạn mức nhất định đối với đất nông nghiệp nhằm khuyến khích người sử dụng đất có thể thúc đẩy canh tác, sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn hơn, đồng bộ và hiệu quả.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đaiqua tổng đài:1900.6568

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi có một vấn đề cần được tư vấn như sau:

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu tập trung canh tác sản xuất về trồng cây ăn quả quy mô lớn kết hợp với nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại tôi đang có sẵn 2 héc ta đất trồng cây hàng năm và tôi đang có nhu cầu thêm khoảng 6 héc ta đất nông nghiệp bao gồm cả đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng năm để đáp ứng mục đích này. Nhưng tôi nghe nói pháp luật có giới hạn về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối, vậy quy định đó là như thế nào thưa luật sư? Và tôi có thể được thêm bao nhiêu héc ta đất nữa để canh tác ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập  Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Xem thêm: Nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2013

Luật đất đai 2013

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất, về hạn mức sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Tại Điều 129 Luật đất đai 2013 có quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:

Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a] Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b] Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Xem thêm: Quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích

2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a] Đất rừng phòng hộ;

b] Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Xem thêm: Đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch có được chuyển mục đích đất không?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Thứ hai, về hạn mức sử dụng đất đối với trường hợp của bạn:

Bạn đang sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long, đối chiếu với quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013 thì hạn mức sử dụng với đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản được xác định như sau:

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản là không quá 03 héc ta đối với mỗi loại đất

Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn đang sử dụng nhiều loại đất, nên hạn mức sẽ được xác định theo tổng diện tích theo quy định sau:

Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta

Như vậy, hiện tại bạn đang có 02 héc ta đất trồng cây hằng năm, do đó với trường hợp sử dụng nhiều loại đất hạn mức sử dụng đất của bạn được xác định là 05 héc ta chứ không thể đáp ứng được 06 héc ta như bạn đang yêu cầu.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp, thuê đất kinh doanh viết tay mới nhất năm 2021
  • Đất thổ cư là gì? Phân biệt giữa đất thổ cư, đất ở và đất nông nghiệp?
  • Xử lý hành vi xây chuồng heo trên đất nông nghiệp gây ô nhiễm
  • Khái quát chung về bảo hiểm nông nghiệp
  • Quy định hạn mức phải đăng tải kế hoạch đấu thầu

Chủ Đề