Hàn Quốc quảng bá ẩm thực như thế nào

Có thể thấy, những món ăn Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ xuất hiện nhiều, thậm chí hầu hết trong các bộ phim truyền hình, vậy nhưng, phim Việt Nam trên màn ảnh nhỏ - kênh quảng bá hữu hiệu lại hầu hết bỏ lỡ cơ hội này, dù CNN từng ca ngợi Việt Nam là thiên đường ẩm thực và nước ta từng kỳ vọng thành “bếp ăn của thế giới”.

Chẳng hạn với phở, theo khảo sát của CNN, phở và gỏi cuốn của Việt Nam nằm trong danh sách 30 món ăn ngon nhất thế giới [2017]. Nhưng nhìn lại đến nay, dấu ấn đậm nét của món truyền thống này trên màn ảnh chỉ có ở phim Mùi ngò gai [2006, hợp tác với Hàn Quốc] khi khai thác sâu và hấp dẫn đề tài ẩm thực truyền thống Việt. Còn bánh mì đứng đầu danh sách 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới do trang du lịch Fodor’s Travel của Mỹ công bố [2016], song phải đến năm 2020, mới có phim Vua bánh mì [Mega GS sản xuất, làm lại từ phim Hàn] và sau đó là Bánh mì ông màu [Điền Quân sản xuất].

Hay gần đây, Gạo nếp gạo tẻ [được làm lại từ phim Hàn] tuy không khai thác đề tài ẩm thực nhưng các món ăn truyền thống, dân dã Việt Nam được đưa vào câu chuyện vừa phù hợp và cũng để lại hương vị khá rõ nét, đặc biệt là phân cảnh hướng dẫn muối dưa, cà của bà Mai [Hồng Vân] cho hai chàng rể. Ngoài ra, có thể kể đến một số phim đề cập nghề nước mắm truyền thống [Ngũ Hợi tấn hỷ], các loại bánh truyền thống nướng than [Cuộc chiến quý ông]... nhưng nhìn chung vẫn khá mờ nhạt với người xem.

Bánh mì truyền thống được khai thác trong phim Bánh mì ông Màu

Ảnh: Đ.Q

Trong tập 1 bộ phim truyền hình 11 tháng 5 ngày [vừa phát sóng trên kênh VTV3] bà nội của nhân vật Tuệ Nhi nhờ cô giúp việc làm món nem cùng với món chả cốm để đãi ông bà thông gia tương lai của con trai và cô cháu gái yêu từ miền Nam mới ra Hà Nội. Dù vậy, cũng như hầu hết bộ phim truyền hình Việt khác, hình ảnh những món ăn trong bữa ăn đó được đảo qua rất nhanh. Bên cạnh đó, trong trailer giới thiệu phim, có cảnh hỏi - đáp khá hấp dẫn giữa hai nhân vật Tuệ Nhi và Đăng về thành phần làm một số loại bánh, đồng thời Đăng cũng làm việc ở một tiệm bánh. Tuy nhiên, những hình ảnh về món ăn chưa được chú trọng trong bộ phim này. “Chúng tôi định hướng khán giả nhiều hơn ở những câu chuyện khác, chứ không phải vào những món ăn. Như ở một bữa ăn, chúng tôi muốn khán giả quan tâm nhiều hơn đến diễn biến câu chuyện xung quanh bữa ăn đó, còn món ăn chỉ là đạo cụ để nhân vật tương tác với nhau. Hay ngành nghề của nhân vật cũng chỉ là cái nền để phát triển nhân vật”, Lê Đỗ Ngọc Linh - đồng đạo diễn bộ phim 11 tháng 5 ngày lý giải.

Chuyên gia truyền thông phim Châu Quang Phước cho rằng sở dĩ phim truyền hình Việt [không xoay quanh chủ đề ẩm thực] ít khi có cảnh quay món ăn chi tiết, mà thường chỉ quay cho xong còn là bởi “đụng đến đồ ăn thì tốn kém đạo cụ” và đi kèm là kinh phí nhiều do “đồ ăn mau hư và xuống màu là phải thay”.

Bên cạnh yếu tố về mặt quảng bá ẩm thực, theo chuyên gia truyền thông phim Châu Quang Phước, hình ảnh món ăn còn tạo nên sức hút thị giác. “Nhiều clip “hot trend” [xu hướng thịnh thành] trên YouTube chủ yếu về ẩm thực đó thôi”, ông Phước nói. Có thể thấy, nhiều kênh truyền hình nước ngoài đã quan tâm tới nền ẩm thực của các quốc gia trên thế giới. Cách đây 2 năm, kênh HBO Asia đã thực hiện dự án Truyền thuyết ẩm thực [Food Lore], đặt hàng các nhà làm phim đến từ 8 quốc gia châu Á [trong đó có đạo diễn VN Phan Đăng Di] mang đến những câu chuyện đặc sắc về ẩm thực của mỗi quốc gia.

Trong khi đó, phim truyền hình Hàn lại rất biết tận dụng hình ảnh món ăn hấp dẫn, hay cảnh nhân vật ăn ngon lành để đưa vào phim dù phim đó không mang đề tài về ẩm thực. Dễ thấy, hầu như khán giả nào đã xem phim truyền hình Hàn đều ghi nhớ hình ảnh nhân vật vừa thổi phù phù vừa xì xụp ăn mì, hay cả gia đình quây quần ăn mì tương đen đến cảnh bạn bè rủ nhau ăn bánh gạo… Những món đặc trưng của Hàn Quốc như kim chi, bánh gạo, mì tương đen... có mặt thường xuyên và kích thích vị giác người xem bởi sự kỹ lưỡng chăm chút cho từng món trên bàn ăn [dù nhà nghèo hay giàu] cũng như cách thưởng thức của nhân vật. Không thiếu những loạt phim chuyên về đề tài ẩm thực mà chỉ cần xem, khán giả cũng đủ “chảy nước miếng” và truyền hình Hàn vẫn khai thác những hình ảnh đầy hấp dẫn về ẩm thực trong những bộ phim ở nhiều thể loại, đề tài khác nhau.

Ở góc độ khác, theo nhà sản xuất Vũ Thị Bích Liên [Giám đốc điều hành Mega GS], một phần cũng vì ẩm thực là mảng phổ biến với người xem nên để khán giả tò mò hay hào hứng, nhà làm phim cũng phải biết cách làm. “Làm phim dài tập về ẩm thực, để kịch bản, câu chuyện phim giữ chân được khán giả cũng không dễ. Dù việc quay về ẩm thực không khó, phức tạp như làm phim về bệnh án hay vụ án, nhưng phim phá án hay về đề tài ngành y lại dễ lôi cuốn, hấp dẫn hơn là khai thác các món ăn hết tập này đến tập khác khi mà nhà làm phim không biết làm sao cho thành thú vị”.

Vì thế, bà Liên cho rằng vấn đề là nhà làm phim cần linh hoạt để đưa dấu ấn ẩm thực Việt vào phim truyền hình, bởi thật ra, nói là đề tài ẩm thực, nhưng cuối cùng vẫn xoay quanh câu chuyện xã hội, gia đình, tình yêu.

Tin liên quan

CafeDen 25/11/2020 Văn hóa nghệ thuật

Nhằm mục đích giới thiệu nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc tới những người bạn Việt Nam với những món ăn truyền thống xứ sở Kim chi như: Canh bò hầm Kim chi, Canh lòng bò, Canh xương Bò, Gà hầm sâm tươi, nước sốt cà chua đặc sản,...

Văn Phòng Xúc Tiến Thương Mại Việt Nam - Hàn Quốc phối hợp với Hiệp hội ẩm thực truyền thống Hàn Quốc tổ chức: "LỄ HỘI QUẢNG BÁ VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM".

Văn Phòng Xúc Tiến Thương Mại Việt Nam Hàn Quốc xin trân trọng kính mời các cá nhân, tổ chức trong cả nước tới tham quan, trải nghiệm ẩm thực và các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm sẽ trao đổi trực tiếp với các công ty thực phẩm của Hàn Quốc.

Với thông tin cụ thể như sau:

+ Thời gian: 08h45 - 16h00 ngày 03/12/2020

+ Địa điểm: Tầng 2, Khách sạn Grand Plaza – số 117 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

+ Phí tham dự: Miễn phí hoàn toàn 100%

+ Link đăng ký tham dự: //docs.google.com/forms/1FAIpQLScX6h

Sự kiện được tài trợ bởi Chính phủ Hàn Quốc - MIỄN PHÍ 100%!!!

___________

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông Tin Thương Mại Việt Nam - Hàn Quốc

Văn phòng đại điện Hà Nội: Tầng 2, Số 54 Lê Văn Thiêm – Thanh Xuân – Hà Nội.

Điện thoại: 0978 72 60 60

Email:

Phong cách ẩm thực Hàn Quốc là sự hòa trộn giữa truyền thống Châu Á và phảng phất nét hiện đại. Sự tinh tế và phong phú trong cách chế biến, trình bày và thưởng thức là điều hấp dẫn của những món ăn xứ Hàn. Hãy cùng tìm xem phong cách ẩm thực xứ sở Kim Chi độc đáo và tinh tế như thế nào.

Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc vươn ra thế giới một cách mạnh mẽ

Món ăn Hàn Quốc luôn có sức hấp dẫn với mọi du khách

Không chỉ ở Việt Nam, mà tại rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có sự xuất hiện của những phố ẩm thực Hàn Quốc. Không nổi tiếng như ẩm thực Ý. Không quá sang chảnh như ẩm thực Pháp. Không quá cầu kỳ như ẩm thực Nhật Bản. Và không sử dụng nhiều gia vị như ẩm thực Ấn Độ… Nhưng phong cách ẩm thực Hàn Quốc luôn ghi điểm bằng sự tinh tế trong đơn giản.

Ẩm thực xứ Hàn lấy bày trí đẹp mắt, ấn tượng để xóa đi cảm giác đơn điệu mà một món ăn thường ngày có thể mang lại. Chính vì vậy, dù là một bữa ăn đơn giản, hay là một bữa tiệc thịnh soạn, phong cách ẩm thực Hàn Quốc luôn tạo được ấn tượng khó phai trong lòng người thưởng thức.

Chính sách thúc đẩy phát triển văn hóa Hàn Quốc ra thế giới, cùng với sự phát triển và ảnh hưởng lớn mạnh của trào lưu Kpop đã góp phần không nhỏ đến sự quảng bá ẩm thực truyền thống Hàn Quốc.

Không chỉ những du khách đã đến du lịch tại xứ sở Kim Chi mới ấn tượng với món ăn nơi đây mà cả những người chưa từng đến Hàn Quốc cũng rất muốn trải nghiệm. Ẩm thực Hàn đã khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ ẩm thực thế giới. Là một trong những nền ẩm thực có sức ảnh hưởng sâu rộng, vượt ra khỏi giới hạn lãnh thổ cũng như châu lục. Làm được điều đó là bởi phong cách ẩm thực Hàn Quốc đã thể hiện được rõ nét văn hóa Hàn, đồng thời phát triển và sáng tạo theo trào lưu của người dùng.

Những đặc trưng của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc

 

Ẩm thực Hàn Quốc luôn rực rỡ và bày trí hết sức tinh tế

Phong cách ẩm thực Hàn Quốc đặc trưng theo mùa và theo vùng miền: Hàn Quốc có sự ưu đãi của thiên nhiên nên vô cùng phong phú về thực phẩm. Mỗi một mùa lại có những thực phẩm riêng. Bằng sự sáng tạo của mình, người Hàn đã chế biến những nguyên liệu đơn giản, có sẵn trở thành những món ăn mà ai cũng phải thán phục. Mỗi một vùng miền lại có những đặc sản riêng. Vì thế, đi khắp nơi trên đất nước Hàn, ở đâu du khách cũng có thể thưởng thức đặc sản địa phương, luôn lạ miệng, mà không lo nhàm chán.

Người Hàn Quốc lựa chọn thực phẩm theo mùa

Phong cách ẩm thực Hàn Quốc mang đặc trưng theo mùa một cách rõ nét. Người Hàn Quốc ưa chuộng sử dụng các loại thực phẩm theo mùa. Việc sử dụng các nguyên liệu đúng mùa vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp mọi người tận hưởng những món quà quý giá thiên nhiên ban tặng vào thời điểm tốt nhất. Ngoài ra, trên bàn ăn còn có sự xuất hiện của canh, rau nấu chín, salad. Các món mặn như hấp, chiên, om, nướng rất được người Hàn ưa chuộng.

Các món ăn đa dạng, tuyệt đẹp đi cùng với cách sử dụng gia vị và chế biến món ăn rất linh hoạt và đa dạng: Người Hàn thường sử dụng quy tắc eumyangohaeng với sự kết hợp hài hòa của 05 loại nguyên liệu với 05 màu sắc khác nhau, 05 loại gia vị khác nhau. Và một điểm lưu ý trong chọn nguyên liệu nấu ăn là phải đảm bảo được yếu tố yaksikdongwon, tức là phải tốt cho sức khỏe và có sẵn trong tự nhiên. Vì thế, món ăn Hàn luôn bổ dưỡng và có sự đậm đà nhất định.

Các món ăn kèm kỳ công, hấp dẫn

Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc không ăn riêng lẻ từng món, mà được phục vụ cùng một thời điểm. Vì vậy, các món ăn được chế biến xong rồi mới bày lên bàn. Chính vì thế, trên bàn ăn của người Hàn, chúng ta thường thấy có rất nhiều món ăn khác nhau, rất hấp dẫn và màu sắc.

Một nét nổi bật không thể không nhắc đến chính là sự ưu tiên với những thực phẩm tươi ngon, tốt cho sức khỏe. Phong cách ẩm thực Hàn Quốc ưa chuộng các loại thực phẩm tươi, rau xanh. Người dân xứ sở Kim Chi cũng thiên về sử dụng protein từ các loại thịt tốt như gia cầm, cá hơn là các loại thịt đỏ. Từ các món chính, món ăn kèm đến món tráng miệng đều được chế biến đơn giản nhất để những nguyên liệu tạo nên món ăn thực sự “tỏa sáng”.

Thưởng thức những món ăn Hàn Quốc độc lạ – trải nghiệm khó quên nhất

Phong cách ẩm thực Hàn Quốc vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi một món ăn đều là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa nguyên liệu, gia vị và cách chế biến. Nhưng, Hàn Quốc cũng là một nền ẩm thực có nhiều món ăn cực lạ mà không phải ai cũng dám thử.

1. Bạch tuộc sống

Bạn có dám thử món bạch tuộc sống?

 Người Hàn yêu thích hải sản – đây cũng là một nét đặc trưng trong phong cách ẩm thực Hàn Quốc. Bạch tuộc là nguyên liệu nấu ăn tuyệt vời, nhưng bạn có dám thử món bạch tuộc sống với những xúc tu còn đang ngọ nguậy đúng nghĩa? Những con bạch tuộc còn sống được cắt nhỏ tẩm ướp gia vị và bày lên đĩa khi chúng vẫn còn đang cử động.

2. Teuksubuwi – ruột và dạ dày bò

Món Teuksubuwi làm từ ruột và dạ dày bò

Nội tạng bò, bao gồm ruột và dạ dày bò được chế biến và ăn kèm tiết, gan bò. Đa số người dám thử món ăn trông có phần “đáng sợ” này đều nhận xét chúng giống như nhai một cục tẩy. Nhưng đây vẫn là một thử thách ẩm thực đáng để bạn thử

3. Cheonggukjang – súp tương đậu nành

Món súp Cheonggukjang

Không đáng sợ như bạch tuộc sống, không “dị” như nội tạng bò, súp Cheonggukjang làm thực khách hoảng hốt bởi mùi của chính món súp này. Sở dĩ mùi của Cheonggukjang không được lòng du khách bởi nguyên liệu chính của món ăn chính là đậu nành mới lên men. Nếu bạn đã vượt qua được thử thách mùi, vị của món Cheonggukjang sẽ đem đến cho bạn hương vị đáng giá. Cheonggukjang không chỉ rất ngon mà còn tốt cho sức khỏe.

Hy vọng bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, trải nghiệm thú vị với phong cách ẩm thực Hàn Quốc trong chuyến du lịch đến xứ sở Kim Chi xinh đẹp sắp tới.

Video liên quan

Chủ Đề