Hàng mua tháng 4 lấy hóa đơn tháng sau năm 2024

Khi mua hàng về mà chưa nhận được hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán vẫn làm thủ tục nhập kho bình thường nhưng không hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu vào. Khi nào nhận được hóa đơn sẽ hạch toán bổ sung phần thuế GTGT của hóa đơn mua hàng.

Show

    3. Hướng dẫn

    Bước 1: Hạch toán chứng từ mua hàng nhưng chưa kê khai thuế GTGT
    • Trên phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chức năng Thêm\Chứng từ mua hàng hóa.
    • Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là: Mua hàng trong nước nhập kho.
    • Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng là Chưa thanh toán hoặc Thanh toán ngay.

    Lưu ý: Với phương thức Chưa thanh toán, có thể thiết lập Điều khoản thanh toán và theo dõi tình hình thanh toán công nợ với Nhà cung cấp theo điều khoản thanh toán.

    • Chọn Không kèm hóa đơn.

    Hàng mua tháng 4 lấy hóa đơn tháng sau năm 2024

    • Khai báo thông tin cho chứng từ mua hàng, sau đó nhấn Cất.
    • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.

    Lưu ý:

    1. Nếu chứng từ mua hàng lựa chọn phương thức Thanh toán ngay, hệ thống sẽ căn cứ vào hình thức thanh toán là tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản hay séc tiền mặt mà tự động sinh ra các chứng từ chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi ngân hàng trên phân hệ Quỹ hoặc Ngân hàng.

    2. Đối với những chứng từ mua hàng về nhập kho sau khi được lập, kế toán với vai trò Thủ kho sẽ đăng nhập vào phần mềm để thực hiện Ghi sổ cho các chứng từ này.

    Bước 2: Thực hiện kê khai thuế GTGT lên bảng kê sau khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp
    • Trên màn hình danh sách Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chứng từ chưa nhận hóa đơn cần khai báo bổ sung thông tin hóa đơn.
    • Nhấn chuột phải, chọn chức năng Nhận hóa đơn.

    Hàng mua tháng 4 lấy hóa đơn tháng sau năm 2024

    • Khai báo các thông tin cho hóa đơn mua hàng như: số hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, thuế suất,…
    • Nhấn Cất, hệ thống sẽ chuyển thông tin hóa đơn mua hàng vừa khai báo sang tab Nhận hóa đơn của phân hệ Mua hàng.

    Hàng mua tháng 4 lấy hóa đơn tháng sau năm 2024

    Lưu ý:

    Ngoài ra, có thể khai báo thông tin hóa đơn GTGT cho chứng từ mua hàng thông qua chức năng Nhận hóa đơn tại:

    Khi cung ứng dịch vụ, buôn bán hàng hóa cho khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn và sử dụng hóa đơn để ghi nhận vào doanh thu của đơn vị mình. Song phần lớn các kế toán đều quan niệm khi nào khách thanh toán thì mới xuất hóa đơn trả khách. Vậy, thứ tự làm về thời điểm xuất hóa đơn bán hàng như thế có đúng hay không theo quy định của luật thuế? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    Hàng mua tháng 4 lấy hóa đơn tháng sau năm 2024

    Xác định thời điểm để lập hóa đơn

    Căn cứ khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC v/v doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào; Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về việc quyết toán vào chi phí được trừ thì:

    Đối với các hóa đơn GTGT đầu vào bị sai thời điểm sẽ có nguy cơ không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Cụ thể, thời điểm lập hóa đơn tài chính khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

    Với hoạt động bán hàng hóa, ngày ghi trên hóa đơn là thời điểm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua mà không cần phân biệt đã thu tiền được hay chưa.

    Với cung ứng dịch vụ, ngày ghi trên hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Ngày lập hóa đơn sẽ là ngày thu tiền trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện việc thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ…

    Với xây dựng/lắp đặt, ngày ghi trên hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Nếu bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần thì phải lập hóa đơn tương ứng với khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ cho mỗi lần giao hàng đó.

    Với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngày lập hóa đơn sẽ do người xuất khẩu tự xác định miễn phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan cũng chính là ngày để xác định doanh thu xuất khẩu nhằm tính thuế.

    Ngày lập hóa đơn với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là cá nhân, tổ chức kinh doanh; cung cấp dịch vụ chứng khoán, ngân hàng… được thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận. Tuy nhiên, muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải hoàn thành…

    \>> Xem thêm: 3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ.

    Hàng mua tháng 4 lấy hóa đơn tháng sau năm 2024

    Thực tế hoạt động của doanh nghiệp với các mức xử phạt theo quy định

    Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các quy định của Bộ Tài chính, bài viết sẽ đề cập đến các trường hợp một số ngày lập hóa đơn có tình huống liên quan đến thời điểm và thời kỳ lập hóa đơn tài chính mà các doanh nghiệp vi phạm từ thực tế hoạt động như sau:

    Trường hợp 1: Xuất kho giao hàng hóa (hữu hình) từ ngày 01/5/2015 nhưng đến ngày mùng 02 hoặc ngày mùng 05 của tháng, bên bán mới lập hóa đơn tài chính giao cho bên mua thì bị xử phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC. Các mức phạt tương ứng là:

    – Phạt cảnh cáo nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm mà chưa dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ; ngược lại không có tình tiết giảm nhẹ phạt tiền mức tối thiểu là 4 triệu đồng;

    – Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm đã quy định.

    Trường hợp 2: Doanh nghiệp xuất kho giao hàng nhiều lần ở tháng 5/2015 mà tới cuối tháng 5/2015 mới tiến hành lập hóa đơn GTGT cho người mua thì bị xét là xuất khống (Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

    Trường hợp 3: Trường hợp lô hàng lớn đến cả nghìn tấn, bên bán thống nhất với bên mua hàng là giao hàng cho đến khi nào hết hàng thì hai bên sẽ nghiệm thu, bên bán lập hóa đơn một lần (vì bên mua không đồng ý lấy nhiều hóa đơn). Trường hợp này sẽ xử phạt như sau:

    – Phạt từ 4-8 triệu đồng nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và cuối tháng đó xuất hóa đơn.

    – Phạt bên bán về hành vi kê khai, nộp thuế chậm nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và sang tháng sau mới xuất hóa đơn (lệch tháng). (theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC)

    – Nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và năm sau mới xuất hóa đơn (lệch năm), tức phần hàng giao từ năm trước đấy không xuất hóa đơn kê khai, nộp thuế thì phạt từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên. Hành vi kê khai man, trốn thuế GTGT và thuế TNDN năm trước đó cũng bị truy thu một lần số thuế trốn, phạt (tính tiền) chậm nộp 0,05%/1 ngày chậm nộp và phạt bổ sung từ 20% – 300% số thuế trốn tương ứng.

    Trường hợp 4: Phạt với hóa đơn khống (hóa đơn bất hợp pháp), tức bên bán lập hóa đơn trước cho bên mua để bên mua về làm các thủ tục giải ngân (thanh toán) còn hàng thì giao vào tháng sau. Mức phạt từ 20-50 triệu đồng và phải hủy hóa đơn. (khoản 6 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC)

    Trường hợp 5: Nếu bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 31/12 của năm trước, bên mua trả tiền chậm sang ngày 03/01 của năm sau, lúc này bên bán mới tiến hành lập hóa đơn. Đây là hành vi xuất hóa đơn chậm nhưng lệch năm, quy về khai man, trốn thuế và xử phạt như tình huống 3, trường hợp 3.

    Trường hợp 6: Bên bán thu tiền khi cung cấp dịch vụ:

    – Phạt bên bán từ 4-8 triệu đồng khi lập hóa đơn sai thời điểm, tức dịch vụ được hoàn thành rồi mà bên bán đợi bên mua thanh toán xong thì mới lập hóa đơn tài chính gửi bên mua, hoặc đợi cuối tháng mới lập hóa đơn tài chính.

    – Khi dịch vụ chưa hoàn thành mà bên mua thanh toán trước thì bên bán chưa phải lập hóa đơn tài chính gửi bên mua vì Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC: “Phải lập hóa đơn khi thu tiền: Dịch vụ chưa hoàn thành (ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền) đối với thanh toán trước, lập hóa đơn khi dịch vụ hoàn thành (ngày lập hóa đơn là ngày dịch vụ hoàn thành) đối với thanh toán sau”.

    Đặc biệt, 04 nhóm hàng được lập hóa đơn theo tháng là nước, điện, truyền hình, viễn thông; khi dịch vụ hoàn thành thì bên bán mới lập ngay hóa đơn tài chính gửi bên mua; khi dịch vụ chưa hoàn thành mà bên mua thanh toán trước thì bên bán phải lập hóa đơn tài chính gửi cho bên mua với giá trị tương ứng với số tiền đã thanh toán… Đây là cách lập hóa đơn tài chính đúng thời điểm, không bị pháp luật xử phạt các đơn vị/ kế toán viên cần lưu ý thực hiện theo.

    Có thể bạn quan tâm:

    \>> Một số điểm đáng chú ý về thuế GTGT năm 2019.

    Theo Tạp chí tài chính