Hãy lựa chọn cụm từ thích hợp 1 đèn 10 mô tả tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Câu hỏi: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

Trả lời:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Chủ yếu do các phản xạ không điều kiện. Chủ yếu do các phản xạ có điều kiện.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về tập tính nhé!

I. Tập tính là gì?

Tập tính là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Ở dạng đơn giản nhất, tập tính có thể là một chuỗi sự co cơ, được thực hiện khi có những kích thích, như là trong trường hợp của một phản xạ.

Ở một thái cực khác, tập tính được tìm thấy những hoạt động vô cùng phức tạp, như một số loài chim di cư từ bên này sang bên kia bán cầu [tập tính di cư]; hay khi một con chim bị nhốt trong lồng, ở trong phòng thiếu cửa sổ, ánh sáng không đổi, nó sẽ cố gắng hết sức để trốn thoát và luôn chuyển động về hướng nam ở thời gian thích hợp, hoàn toàn không có các ám hiệu từ bên ngoài.

Tập tính bao gồm tất cả các loại hoạt động mà động vật thực hiện như sự di chuyển, chải lông, sinh sản, chăm sóc con non, truyền thông [kêu, hót]...

Tập tính có thể bao gồm một phản ứng riêng đối với một kích thích hay một thay đổi sinh lý, nhưng cũng có thể bao gồm hai phản ứng với hoạt động khác. Và cũng được gọi nó là tập tính, khi động vật ở trong bày đàn hay một sự phối hợp tụ tập các hoạt động của chúng hay hoàn thành sự tiêu khiển với con khác.

II. Phân loại tập tính

- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

1. Tập tính bẩm sinh

- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

-Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, nhện giăng tơ…

2. Tập tính học được

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

- Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh.

Ví dụ: khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

III. Tập tính của một số động vật

1. Tập tính của gia cầm:Tập tính xã hội

Tất cả các giống gia cầm thuần hoá đều là chế độ đa thê, một con đực phối giống cho vài con cái; và ở một số loài, một con trống có thể bảo vệ hậu cung gồm nhiều con mái từ các con trống khác. Đây là sự hợp hỗn hợp về giao phối, hỗn hợp về nhóm tuổi của các gia cầm phát triển thành hệ thống xã hội.

Ở gà có một trật tự về hệ thống cấp bậc, được duy trì thăng bằng bởi con trống đầu đàn. Những cuộc gây hấn ở gia cầm có thể đưa ra dạng đe doạ tinh tế để tránh mổ nhau thậm chí đánh nhau và xua đuổi; dạng gây hấn gay gắt hơn hiếm thấy ở nhóm gia cầm ổn định. Trong cuộc đọ sức, gà thường dùng cựa và mỏ để uy hiếp, khống chế đối phương. Những cái mổ phi thường đủ để tạo ra ưu thế trong đàn, được gọi là "mổ trật tự". Bên cạnh đó, cũng có những điệu bộ [cử chỉ] đe doạ chỉ thoáng qua khiến người quan sát khó phát hiện tín hiệu đe doạ. Những con mái và con trống thường có hệ thống cấp bậc riêng và những con non luôn luôn là cấp dưới so với trưởng thành.

2. Tập tính ở ong:

a. Tập tính chia đàn

Đàn ong chia là có ong chúa và một phần ong thợ tách ra để xây dựng nên đàn [tổ] ong mới.

Ở ong mật, khi đàn ong phát triển mạnh, số lượng ong thợ nhiều khi đó khả năng đẻ trứng và kiểm soát của ong chúa kém, nguồn thức ăn trong vùng ít, trong đàn ong xuất hiện nhiều ong thợ nhàn rỗi đàn ong sẽ chia đàn. Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tổ ong đực và xây từ 3 - 10 mũ chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ. Khi mũ chúa già thì ong chia đàn, đôi khi mới có nền chúa hoặc ong chúa mới đẻ vào đàn ong đã chia đàn. Khi chia đàn, ong chúa cùng với một số ong thợ, ong đực ăn no mật rồi bay ra khỏi tổ, tụ tập lại gần tổ cũ rồi bay đến địa điểm để xây dựng tổ mới.

b. Tập tính giao phối

Ong chúa giao phối với ong đực ở trên không, 1 ong chúa Apis Mellifera giao phối với 8 - 10 ong đực, còn 1 ong chúa châu Á [Apis cerana] giao phối với 20 - 30 con đực tại vùng hội tụ ong đực cách tổ ong từ 700 m tới một vài km.

Đề bài

Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:

- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ [dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ].

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm [ca dao].

- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết

- Tập tính của tò vò, chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh.

- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm sinh học 11 bài 31: Tập tính ở động vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau: 

  • B. bẩm sinh, học được
  • C. bẩm sinh, hỗn hợp
  • D. học được, hỗn hợp

Câu 2: Cho các tập tính sau ở động vật:

  1. Sự di cư của cá hồi
  2. Báo săn mồi
  3. Nhện giăng tơ
  4. Vẹt nói được tiếng người
  5. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
  6. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
  7. Xiếc chó làm toán
  8. Ve kêu vào mùa hè

Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

  • B. Tập tính bẩm sinh: [1], [2], [6], [8] ; Tập tính học được: [3], [4], [5], [7]
  • C. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [5], [8] ; Tập tính học được: [2], [4], [6], [7]
  • D. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [6], [7] ; Tập tính học được: [2], [4], [5], [8]

Câu 3: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  • A. Tập tính kiếm ăn
  • B. Tập tính di cư
  • D. Tập tính sinh sản

Câu 4: Xét các đặc điểm sau:

  1. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
  2. Rất bền vững và không thay đổi
  3. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện
  4. Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

  • A. [1] và [2]        
  • B. [2] và [3]
  • D. [1], [2] và [4]

Câu 5: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
  2. Chúng có tuổi thọ ngắn
  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 6: Cho các trường hợp sau :

  1. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững
  2. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
  3. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi
  4. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền

Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là

  • B. [2], [3] và [4]
  • C. [1], [2] và [3]       
  • D. [1], [2] và [4]

Câu 7: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập: 

  • A. in vết
  • C. điều kiện hóa
  • D. học ngầm

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:

  • A. in vết
  • B. quen nhờn
  • D. điều kiện hóa

Câu 10: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được        
  • C. hỗn hợp        
  • D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 11: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm
  • B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng
  • D. Số lượng tập tính học được không hạn chế

Câu 12: Xét các trường hợp sau :

  1. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
  2. Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
  3. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
  4. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

Câu 13:  Xét các phát biểu sau đây :

  1. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
  2. Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
  3. hầu hết tập tính học được đều bền vững
  4. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
  5. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
  6. Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?

Câu 14: Tập tính động vật là

  • A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Câu 15: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

  • A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
  • B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
  • C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động

Câu 16: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  • B. kích thích của môi trường kéo dài
  • C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
  • D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 17: Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Sinh ra đã có
  • B. Mang tính bản năng
  • D. Được quy định trong kiểu gen

Câu 18: Xét các tập tính sau :

  1. người thấy đèn đỏ thì dừng lại
  2. Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
  3. Ve kêu vào mùa hè
  4. Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc
  5. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

  • A. [2] và [5]       
  • C. [3] và [4]       
  • D. [4] và [5]

Câu 19: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

  1. thức ăn
  2. hoạt động sinh sản
  3. hướng nước chảy
  4. thời tiết không thuận lợi

Câu 20: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
  • B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
  • C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể

Trắc nghiệm sinh học, trắc nghiệm sinh học theo bài, trắc nghiệm sinh học 11 bài 31: Tập tính ở động vật

Video liên quan

Chủ Đề