Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng mẫu hiền như bụt

1. Khái niệm biện pháp tu từ So sánh là gì?

a. Khái niệm phép so sánh

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b. Ví dụ phép so sánh

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Lý thuyết bài Vẻ đẹp của một bài ca dao
  • Viết đoạn văn giới thiệu về ca dao Việt Nam
  • Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 4 (siêu ngắn)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng mẫu hiền như bụt
Bài khác

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

a. Giónglớn nhanh như thổi"cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)

b. Chú màyhôi như cú mèothế này ta nào chịu được (Tô Hoài)

c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọncá chậu chim lồngấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)

d.

Mai saubể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

(Bình Nguyên)

e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những ngườibuôn thúng bán bưng... (Nguyễn Đăng Mạnh)

Phương pháp giải:

Em đọc các câu, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời nghĩa của chúng.

Lời giải chi tiết:

a. Lớn nhanh như thổi: nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh

b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu

c. Cá chậu chim lồng: chỉtình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.

d. Bể cạn non mòn:chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất

e. Buôn thúng bán bưng: chỉ những người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ "như" chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Phương pháp giải:

Em có thể tìm trong sách vở, internet hoặc theo hiểu biết của bản thân mình những thành ngữ so sánh (thường có từ “như”).

Lời giải chi tiết:

- Hiền như Bụt: chỉ sự hiền lành, lương thiện của con người.

- Đẹp như tiên: chỉ vẻ đẹp lí tưởng của người con gái.

- Mặt tươi như hoa: Mặt mày tươi tỉnh, tỏ vẻ vui vẻ, thân thiện.

- Êm ả như ru: Nhẹ nhàng, êm ái đem lại cảm giác dễ chịu.

- Lúng túng như gà mắc tóc: Chê người thiếu bình tĩnh, bối rối.

- Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn: Cử chỉ lén lút, không đường hoàng

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). Ví dụ: cá - chim, chậu – lồng; bể - non, cạn - mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Phương pháp giải:

Em có thể tìm trong sách vở, internet hoặc theo hiểu biết của bản thân mình những thành ngữ tương quan đối xứng với nhau.

Lời giải chi tiết:

VD

Đối xứng

Ý nghĩa

Chân cứng đá mềm

Cứng-mềm

Rắn rỏi có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ

Có mới nới cũ

Mới-cũ

Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ

Lên thác xuống ghềnh

Lên-xuống

Trải qua nhiều gian nan

Ma cũ bắt nạt ma mới

Cũ-mới

Người cũ cậy quen biết nhiều nên ra oai, bắt nạt người mới đến chưa hiểu biết gì

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?

Thành ngữ

Nghĩa

1)Thả con săn sắt bắt con cá sộp

a)làm ra ít tiêu pha nhiều

2)Thả mồi bắt bóng

b)may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc

3)Chuột sa chĩnh gạo

c)may mắn có được cái đang cần tìm

4)Buồn ngủ gặp chiếu manh

d)bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo

5)Bóc ngắn cắn dài

e)bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ cột thành ngữ và cột nghĩa để ghép đáp án cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1 - e

2 - d

3 - b

4 - c

5 - a

1 - e

Thả con săn sắt bắt con cá sộp: bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn.

2 - d

Thả mồi bắt bóng: bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo.

3 – b

Chuột sa chĩnh gạo: may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc.

4 - c

Buồn ngủ gặp chiếu manh: may mắn có được cái đang cần tìm.

5 - a

Bóc ngắn cắn dài: làm ra ít tiêu pha nhiều.

=> Các thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ: phép đối và ẩn dụ

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:

a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)

b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các ví dụ để tìm dấu chấm phẩy, chúng được đánh số thứ tự như dưới đây:

Lời giải chi tiết:

a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt;(1) khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước;(2) khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)

- Tác dụng: dùng để liệt kê các ý về nhà văn Nguyên Hồng.

b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm;(1) còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)

- Tác dụng: dùng để liệt kê các vị anh hùng của dân tộc.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 — 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. (Nguyễn Đăng Mạnh)

Phương pháp giải:

Em chọn một tác giả hoặc tác phẩm hoặc nhân vật tùy thích sau đó viết đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu, sử dụng biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa tựa như vị anh hùng giáng thế đang mang cả trọng trách dân tộc trên vai. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cử của lòng yêu nước (chi tiết)

  • Soạn bài Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát (chi tiết)

  • Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề (chi tiết)

  • Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao (chi tiết)

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Mục lục

  • 1 Cuộc đời
    • 1.1 Các cách phiên âm tên
    • 1.2 Bối cảnh và gia thế
    • 1.3 Cuộc sống ban đầu và hôn nhân
    • 1.4 Xuất gia
    • 1.5 Đạt tới giác ngộ
    • 1.6 Thành lập tăng đoàn và truyền giảng giáo lý
    • 1.7 Nhập Niết bàn
  • 2 Di tích
    • 2.1 Xá lợi Phật
    • 2.2 Kinh Phật
    • 2.3 Các thánh tích
  • 3 Ngoại hình
  • 4 Nhận định
  • 5 Các danh xưng khác (Thập hiệu)
  • 6 Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong các tôn giáo khác trên thế giới
  • 7 Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong nghệ thuật và điện ảnh
    • 7.1 Phim
    • 7.2 Phim truyền hình
    • 7.3 Văn học
    • 7.4 Âm nhạc
    • 7.5 Tranh vẽ
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích
  • 10 Tham khảo
  • 11 Liên kết ngoài

Cuộc đờiSửa đổi

Các cách phiên âm tênSửa đổi

Tất-đạt-đa Cồ-đàm, đôi khi cũng được phiên âm là Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm (悉達多 瞿曇) đều là các kiểu phiên âm Hán-Việt (dùng tiếng Trung Quốc phiên âm tiếng Phạn ra chữ Hán, rồi dùng âm Hán-Việt đọc các chữ Hán đó sang tiếng Việt), còn được người đương thời và các Phật tử sau này tôn xưng là Shakyamuni (शाक्यमुनि), tiếng Trung phiên âm thành 释迦牟尼, Hán-Việt đọc là "Thích-ca-mâu-ni", hay thường gọi đơn giản là Bụt; Devanagari: बुद्ध, phiên âm Hán-Việt từ tiếng Trung: 佛 (Phật). Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành (一切義成), Thành tựu chúng sinh (成就眾生, dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là Sarvārthasiddha).[8]

Bối cảnh và gia thếSửa đổi

Bản đồ các vương quốc ở Ấn Độ khoảng năm 500 trước Công nguyên

Dù có nhiều hoài nghi và do dự trước đây, nhưng sau các khám phá khảo cổ vào đầu thế kỷ 20, hầu hết các học giả ngày nay đều công nhận Ngài đã sống và truyền dạy giáo lý trong thời Mahajanapada dưới thời cai trị của vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) (558 - 491 TCN) và qua đời trong thời gian đầu của triều đại A-xà-thế (Ajātaśatru), người kế thừa của Tần-bà-sa-la. Cuộc đời của Tất-đạt-đa không những trùng hợp với thời kỳ phát triển của Bà-la-môn mà còn trùng với sự phát triển của trường phái tu khổ hạnh Sramana như Kỳ-na giáo, Ājīvika, Ajñana, Cārvāka (triết học duy vật khoái lạc).[9][10][11]

Thời điểm chính xác năm sinh theo lịch hiện đại của ông không được ghi nhận rõ, dao động trong khoảng từ 624 tới 563 trước Công nguyên. Tuy nhiên, Đại hội Phật giáo Thế giới đã thống nhất cho rằng Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên[12] và qua đời khi 80 tuổi (năm 544 TCN).

Cha ông là vua Tịnh-phạn (Suddhodana), người đứng đầu tiểu quốc Thích-ca (Shakya), một tiểu quốc nằm ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal ngày nay, có kinh đô là Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Mẹ ông là hoàng hậu Ma-da (Maya), người tiểu quốc Koli láng giềng.[13]

Cuộc sống ban đầu và hôn nhânSửa đổi

Thái tử Tất-đạt-đa được sinh ra tại vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), nay thuộc Nepal.[14]

Kinh Bản Sinh (Jataka) ghi về nhân duyên làm thân mẫu Phật của bà Ma-da như sau: cách đây 91 đại kiếp Trái Đất, đã có 1 vị Phật Chánh Đẳng Giác tên là Phật Tỳ Bà Thi (Vipassī) ra đời. Có một công nương (con một vị đại thần trong triều đình) đã cúng dường Phật Tỳ-bà-thi với lòng chí thành và ước nguyện rằng trong tương lai, cô sẽ được làm mẹ của 1 vị Phật. Đức Phật Tỳ-bà-thi đã thọ ký cho cô sẽ được như nguyện. Công nương đó chính là tiền kiếp của hoàng hậu Ma-da

Nhà tiên tri A-tư-đà (Asita) dự đoán đứa trẻ Tất-đạt-đa Cồ-đàm sau này sẽ trở thành đấng giác ngộ và truyền dạy chính pháp cho thế gian

Trước đó mười tháng, trong khi được vua cho phép giữ 8 giới thanh tịnh nhân dịp lễ cầu mưa (Asadh Utsav), tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavastu), hoàng hậu Maya nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà, vòi cuốn một hoa sen lớn màu trắng, từ trên trời bay xuống chui vào hông phải của bà, lúc đó bà cảm thấy thân tâm an lạc, sáng chói như ánh trăng rằm. Thức dậy, bà đem chuyện giấc mộng kỳ lạ kể cho nhà vua nghe. Nhà vua liền cho mời 64 nhà tiên tri Bà-la-môn đến giải mộng; các vị này đoán là hoàng hậu đã mang thai và hoàng tử sắp được sinh ra sẽ là một bậc Chuyển luân Thánh vương (vua của các vị vua) hoặc một bậc Thánh giác ngộ.[13]

Khoảng mười tháng sau giấc mơ kỳ lạ đó, ngày sinh nở của Hoàng hậu Maya ngày càng đến gần. Một ngày nọ, Hoàng hậu Maya đến bên vua và thưa: "Bệ hạ, thiếp phải trở về quê để chuẩn bị sinh con". Theo tập quán thời đó, người vợ phải về sinh con tại nhà cha mẹ của mình. Vua đồng ý, nói rằng: "Rất tốt, ta sẽ chuẩn bị chu đáo để hoàng hậu về quê". Nhà vua sai binh lính đi trước để dọn đường và cho người chuẩn bị kiệu cho hoàng hậu trở về quê. Hoàng hậu rời kinh đô Ca-tỳ-la-vệ bằng một đoàn rước kiệu của những người lính trở về thủ đô vương quốc Koliya nơi vua cha Anjana trị vì.

Trên đường trở về quê hương Koliya, đoàn rước kiệu đi qua một khu vườn gọi là Lâm-tỳ-ni. Khu vườn này gần vương quốc Nepal, dưới chân dãy núi Himalaya. Lâm Tỳ Ni có nhiều cây sala (Ta-la) che bóng mát tỏa hương thơm ngát, những chú chim và ong bận rộn hút mật làm hoàng hậu phải chú ý. Bởi nơi này thuận lợi cho nghỉ ngơi, hoàng hậu đã ra lệnh cho mọi người dừng chân. Khi hoàng hậu nghỉ dưới một gốc cây sala, bà chuyển dạ và sinh hạ một người con trai. Người con trai đó sau này là Đức Phật.[15] Đó là rạng sáng ngày mồng 8 tháng Tư âm lịch theo Phật giáo Bắc tông hoặc vào ngày trăng tròn tháng Vesak theo Phật giáo Nam tông

Theo các kinh điển Phật giáo, ngay từ lúc sinh ra, ông đã có đầy đủ tướng tốt (Ba mươi hai tướng tốt). Tên được chọn là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) có nghĩa là "người thành đạt mọi nguyện vọng".[14]

Lúc này vua Tịnh-phạn nghe 1 tin đồn sẽ có 1 vị cao nhân đến thăm. Người đó là tu sĩ A-tư-đà (Asita), người có tài tiên tri do đã chứng thiền tới cấp rất cao - Phi tưởng phi phi tưởng. Khi xem các tướng của thái tử thì thái tử giơ 2 chân lên đầu A-tư-đà, ông nhìn xuống lòng bàn chân và nói "Dưới 2 lòng bàn chân của thái tử, có hình bánh xe ngàn căm và 32 tướng tốt, sau này chắc chắc thái tử sẽ là một nhà tu hành đắc đạo, hoặc là một chuyển luân thánh vương (vua của các vị vua) cai trị toàn Ấn Độ". Khi tiên nhân A-tư-đà vừa nói xong ông bật khóc, vua Tịnh-phạn hỏi tại sao khóc thì tiên nhân A-tư-đà đáp lại rằng "sau này tôi không thể nghe 1 bậc thánh nhân giảng pháp vì tôi đã quá già rồi" (tu sĩ A-tư-đà đã tiên tri được rằng thọ mạng của ông sắp hết, ông sẽ qua đời trước khi Tất-đạt-đa thành đạo). Nói xong vua cha Tịnh-phạn bực tức, nói rằng "Con ta sẽ là 1 bậc chuyển luân thánh vương, và sẽ là 1 Sát-đế-lỵ (Kshastriya), nên tôi xin mời tiên nhân về cho, tôi còn phải cho các thần dân xem con tôi đã". Lúc này tiên nhân A-tư-đà đi về và nén lại giữa đám đông để nhìn mặt của thái tử. Khi đệ tử ông cũng có hỏi rằng "tại sao ông không về", A-tư-đà đáp "Vì ta đang nhìn cả 1 vũ trụ lần cuối".[16]

Tranh vẽ thái tử Tất-đạt-đa và bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề (tranh vẽ theo phong cách Hy Lạp Cổ)

Bảy ngày sau khi sinh thì hoàng hậu Ma-da - mẹ của Tất-đạt-đa mất, ông được người dì ruột là Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Kiều-đàm-di) (Mahāpajāpatī Gotamī) - Đại-Ái-Đạo Kiều Đàm Di chăm sóc. Bà Kiều-đàm-di (Gotamī) là em gái của hoàng hậu Ma-da (cả hai cùng kết hôn với vua Tịnh-phạn) đã tình nguyện nhận nuôi dưỡng Thái tử Tất-đạt-đa, còn con ruột của mình là Nan-đà (Nanda) thì giao lại cho người vú chăm sóc. Về sau, khi Tất-đạt-đa đã đắc đạo, bà Kiều-đàm-di đã xin Phật cho phép xuất gia, trở thành nữ đệ tử (Tỳ-kheo ni) đầu tiên của Phật giáo và sau này đã đắc quả A-la-hán:

Kinh Phật nói rằng mẹ của mọi vị Phật đều sẽ qua đời vào 7 ngày sau khi sinh (bởi phúc báu quá lớn của việc đản sinh ra Phật sẽ giúp người mẹ xả bỏ thân xác yếu ớt và thọ mạng ngắn ngủi của con người để tái sinh làm thần trên cõi Trời). Sau khi qua đời, bà Ma-da đã tái sinh làm 1 vị thần trên cõi trời Đâu-suất có tên là Ma-da-đức-ngoá-phổ-đa (Māyādevaputta). Sau này khi thành đạo, Phật Thích Ca đã dùng thần lực để thuyết Vi diệu pháp cho vị thần tiền kiếp là mẹ mình trên cõi trời này để tỏ lòng biết ơn thân mẫu. Về bà Kiều-đàm-di, Kinh Bản Sinh (Jataka) ghi về nhân duyên làm dưỡng mẫu Phật của bà như sau: cách đây 100.000 đại kiếp Trái Đất, đã có Phật Thượng Liên Hoa (Padumuttara) truyền đạo trên thế gian. Có một công chúa đã cúng dường Phật với lòng chí thành, một hôm khi đang nghe Phật Liên Hoa thuyết pháp, công chúa nhận thấy có một Tỳ kheo ni thật đáng tôn quý, đứng đầu hội chúng Tỳ kheo ni, và là người nữ đệ tử đạt giác ngộ sớm nhất. Bà liền lập nguyện rằng, trong tương lai, do công đức tu tập, bà sẽ được như vị Tỳ kheo ni ấy. Lời nguyện của bà đã được Đức Phật Thượng Liên Hoa ấn chứng là sẽ thành tựu trong thời kỳ của Đức Phật Thích-ca (Shakya). Công chúa đó chính là tiền kiếp của bà Kiều-đàm-di.

Do lời tiên đoán rằng thái tử sẽ bỏ đi tu hành "sau khi thấy một người già, một người bệnh, một xác chết và một Sa môn" ở bốn cửa thành đông-tây-nam-bắc nên vua Tịnh-phạn tìm đủ mọi cách cho Tất-đạt-đa hưởng đầy đủ lạc thú trong hoàng cung, không bao giờ phải nhìn thấy các cảnh khổ đau, bệnh hoạn, già chết ở đời.

Tất-đạt-đa đã sống một cuộc sống thanh tịnh. Vua Tịnh-phạn vốn muốn con ông nối nghiệp mình nên không muốn thái tử đi tu. Ông đã cho nhiều người danh tiếng dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, cho thái tử hưởng đầy đủ vinh hoa phú quý, nhất là không để thái tử tiếp xúc với cảnh khổ của cuộc đời. Sau này, Phật kể lại: "Đời sống của ta (lúc bấy giờ) thật là tế nhị, vô cùng tinh tế. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh sen trắng đua nhau khoe vẻ đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Ca-tây (Kāsi) đưa về. Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằng hàng lụa bậc nhất từ Ca-tây chở đến".

Tranh vẽ đám cưới của thái tử Tất-đạt-đa với công chúa Da-du-đà-la người vợ của Phật trước khi ông xuất gia (tranh vẽ theo phong cách Miến Điện)

Năm lên 18 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yaśodharā) của thị tộc Khoa-lợi (Koli). Dù đã kết hôn, Tất-đạt-đa vẫn sống cùng công chúa Da-du-đà-la như đôi bạn thanh tịnh, đều yêu thích thiền định (Thiền), thực hành thiền định và lòng thấy an lạc.

Theo Kinh Bản Sinh, cách đây 4 A tăng kỳ và 100.000 đại kiếp Trái Đất, tiền thân của Tất-đạt-đa là tu sĩ Thiện Huệ (Sumedha). Khi đó có đức Phật tại thế là Phật Nhiên Đăng (Dīpankara). Thiện Huệ nhìn thấy Nhiên Đăng Cổ Phật tận mắt, liền phát nguyện sẽ cố gắng tu học cho đến khi được hoàn toàn giác ngộ như Phật. Sau đó, Thiện Huệ còn nằm sát đất, lấy thân mình để giúp Phật bước qua vũng lầy. Thiện Huệ xin được 5 bông hoa sen của 1 cô gái tên là Trụ-điền (Sumita), chàng chí thành tung năm hoa sen của mình lên không trung để cúng dường Phật. Trụ-điền cũng trao cho chàng 2 bông hoa sen nhờ dâng cúng dùm, với tâm nguyện rằng đời đời kiếp kiếp luân hồi về sau sẽ luôn là vợ của Thiện Huệ, trợ giúp chàng trong muôn kiếp luân hồi cho tới khi chàng thành Phật. Đức Phật Nhiên Đăng quán xét tương lai rồi hoan hỉ thọ ký rằng 2 người sẽ đạt tâm nguyện: sau 4 A tăng kỳ và 100.000 đại kiếp Trái Đất nữa, Thiện Huệ sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (Sākyamuni) trong đời Hiền kiếp (Bhadra kalpa), còn cô gái Trụ-điền sẽ thường xuyên là vợ của chàng trong các kiếp luân hồi, cho tới khi chàng thành Phật. Tu sĩ Thiện Huệ thời xa xưa đó chính là tiền kiếp của thái tử Tất-đạt-đa, còn cô gái Trụ-điền chính là tiền kiếp của công chúa Da-du-đà-la.

Nhận thấy con trai vẫn còn ưu tư, vua Tịnh-phạn đã cho xây dựng 3 lâu đài: Lâu đài mùa xuân, lâu đài mùa thu, lâu đài mùa đông để thái tử hưởng thụ, nhằm lung lay ý định xuất gia của ông. Ngoài ra, vua cũng đưa ra điều kiện: thái tử phải sinh được một người con trai thì mới được xuất gia. Nhưng Thái tử và công chúa Da-du-đà-la chỉ sống thanh tịnh như đôi bạn thì không thể đáp ứng yêu cầu của vua cha.

Theo kinh điển, công chúa Da-du-đà-la đã cầu nguyện các vị Chư thiên ban cho mình một đứa con. Do nhân duyên hội đủ để đáp ứng yêu cầu của vua Tịnh-phạn và sự đầy đủ tâm thành trong lời cầu nguyện của công chúa, một vị Chư thiên đã chấp nhận thỉnh cầu đó, một vị đã nhập thai và trở thành con của thái tử. Trong 32 tướng tốt của Đức Phật, có một quý tướng là Âm mã tàng, đây là quý tướng chỉ xuất hiện ở người đã rất nhiều tiền kiếp sống chánh hạnh mới có.

Theo mô tả của các kinh điển Phật giáo, các dục lạc cũng không thể giữ chân Tất-đạt-đa. Do nhân duyên không thể tránh khỏi, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử Tất-đạt-đa phát tâm tu hành. Rồi trong một đêm, ông lặng lẽ từ biệt hoàng cung, quyết định sống cảnh không nhà của một tu sĩ.

Tương truyền rằng, cả bốn người trong cảnh ngộ vừa kể là do các vị thần trên thiên giới biến hóa thành nhằm nhắc nhở ông lên đường tu thành Phật quả. Tất-đạt-đa thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là sứ mệnh cuộc đời của ông.

Xuất giaSửa đổi

Năm 29 tuổi, công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai. Tất-đạt-đa thấy rằng việc có con khiến cho mong muốn rời nhà đi tu trở nên khó khăn hơn, nên đặt tên đứa trẻ là La-hầu-la (nghĩa là Chướng ngại).

Một đêm, Tất-đạt-đa hạ quyết tâm từ bỏ cuộc sống xa hoa, lìa cung điện bất chấp nỗ lực ngăn cản của cha mình. Trong đêm tối, Tất-đạt-đa gọi người nô bộc trung thành là Sa-nặc (Channa) lấy con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) rồi ra đi. Khi tới bờ sông A-nặc-mã (Anomà), Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Sa-nặc, lệnh cho Sa-nặc trở về thông báo việc này cho phụ hoàng. Sử sách Phật giáo xác định rằng đó là rạng ngày mồng 8 tháng 2 năm 595 trước công nguyên, và gọi đó là cuộc "Đại xả li" hoặc "Đại xuất hành" (cuộc ra đi vĩ đại)

Tranh vẽ cảnh Tất-đạt-đa cưỡi ngựa Kiền Trắc rời hoàng cung, bám theo sau là người hầu Sa-nặc

Bức tranh kể về Tất-đạt-đa và ngựa Kiền Trắc lên đường xuất gia

Tương truyền rằng, các vị trời trên thiên giới đã phù phép để các lính canh ngủ gục, giúp chuyến ra đi của thái tử Tất-đạt-đa diễn ra thuận lợi. Khi tới bờ sông A-nặc-mã, Thái tử dừng lại, cắt tóc và ném mớ tóc lên trời, mớ tóc không rơi xuống mà bay vút lên không trung rồi biến mất, do vua trời Đế Thích (Śakra) đã hứng lấy mớ tóc đó đem về thờ phụng trong bảo tháp trên cõi trời Đao Lợi (Tavatimsa) (một cung trời trong quan điểm Phật giáo). Sau khi trở về, ngựa Kiền Trắc vô cùng buồn bã, bỏ ăn mấy ngày rồi chết. Nhờ thiện nghiệp đưa thái tử đi xuất gia, ngựa Kiền Trắc được tái sanh làm một vị tiên nam trên cung trời Đao Lợi, về sau vị thần này đã được gặp tôn giả Mục-kiền-liên (Moggallāna) - 1 trong 2 đại đệ tử của Phật, và kể lại chuyện tái sinh của mình. Khi kể lại câu chuyện, vị thần Kiền Trắc có những vần thơ mô tả lại cảnh tượng này như sau: Vào nửa đêm vương tử xuất gia. Ði tìm giác ngộ, giã từ nhà Ngài bảo tôi, vừa thúc mạn sườn: "Hãy mang ta, hỡi bạn hiền thương Khi nào giác ngộ đường vô thượng Ta sẽ giúp người khắp thế gian". Khi biết hoàng nam Tịnh Phạn Vương, Ðại danh lừng lẫy, cưỡi lưng mình Với tâm phấn khởi, đầy hoan hỉ Ta rước người vô thượng chí tôn. Vượt qua đất nước khắp của người, Khi mặt trời lên đã quá xa, Ngài bước đi, lòng không luyến tiếc Bỏ ta cùng với chú Sa-nặc. Và ta kêu khóc nhìn theo mãi, Khi thấy Ngài đi, bậc Ðại hùng.

Tất-đạt-đa bắt đầu thử cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo phái khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍, sa. ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa nhanh chóng đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākimcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa. naivasamjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana), là trạng thái siêu việt nhất của thiền định.

Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình. Ngay cả cấp độ thiền định cao nhất là "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" cũng chưa đạt đến mức độ triệt để cho việc giải thoát khỏi khổ đau, không phải là chân lý tối hậu, nên ông quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát. Có 5 Tỳ-kheo (năm anh em ngài Kiều Trần Như, (Kondañña) đồng hành cùng ông.

Sau 5 năm tu khổ hạnh, có lúc gần kề cái chết, Tất-đạt-đa nhận ra đó không phải là cách tu dẫn đến giác ngộ, nên ông bắt đầu ăn uống bình thường, 5 Tỳ-kheo kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau:[17]

Tranh vẽ cảnh Tất-đạt-đa tu khổ hạnh với năm anh em Kiều Trần Như

Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ". Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hột hay súp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn chân của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Cồ-đàm có da đen". Một số người nói như sau: "Sa-môn Cồ-đàm, da không đen, Sa-môn Cồ-đàm có da màu xám". Một số người nói như sau: "Sa-môn Cồ-đàm da không đen, da không xám". Một số người nói như sau: "Sa-môn Cồ-đàm da không đen, da không xám, Sa-môn Cồ-đàm có da màu vàng sẫm". Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít".

Ông có thể bền bỉ vượt qua 6 năm khổ hạnh một phần nguyên nhân là do từ bé, ông đã được sự dạy dỗ về võ thuật và đặc biệt là bộ môn Yoga. Ngoài ra, do sự tập luyện của ông đã đạt đến mức độ xuất sắc, nên mới đủ để vượt qua những thử thách khốc liệt về sức khỏe.

Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, ông từ bỏ cách tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, ông tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi thiền dưới gốc cây mận:[17]

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Thích-ca (Shakya) đang cày và Ta đang ngồi thiền dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ". Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện".

Đạt tới giác ngộSửa đổi

Sau 6 năm tu khổ hạnh không đạt kết quả, Tất-đạt-đa quyết định ăn uống bình thường trở lại và đi đến Giác Thành. Tất-đạt-đa thường đến bờ sông Nairanjana (Ni-liên-thiền, hiện nay là sông Phalgu) ngồi thiền định trên bãi cát. Một hôm, có hai cô bé chăn bò tên: Nan-đà Nanda và Ba-lạp (Balap) đang dắt bò xuống sông tắm thì thấy Tất-đạt-đa đang ngồi thiền định, họ sanh lòng kính mến liền tự tay vắt lấy sữa bò, nấu chín rồi dâng lên. Tất-đạt-đa ăn xong cảm thấy thân thể khoẻ mạnh.

Ðến ngày thứ 49, Tất-đạt-đa ngồi thiền định dưới gốc cây cổ thụ Ni-câu-đà (cách cây Bồ-đề khoảng 150 m về hướng đông), sắp đi khất thực, thì có hai chị em nàng Tu-Xà-Đề (Sujata), con ông trưởng làng Senani, mang bát cháo sữa (kheer) đến cúng vị Thần gốc cây để tạ ơn. Khi thấy Tất-đạt-đa đang tĩnh tọa, hào quang của ông sáng tỏa làm cho Sujata tưởng rằng vị Thần cây đang hiện thân, hai nàng đặt bát cháo sữa bằng vàng trước mặt, cung kính đảnh lễ rồi ra về. Sau khi ăn xong bát cháo sữa, Tất-đạt-đa thấy cơ thể khỏe mạnh lạ thường nên không đi khất thực mà xuống sông Ni-liên-thiền tắm, tâm trạng ông vô cùng phấn chấn, cảm thấy sắp đạt thành tựu viên mãn.

Tương truyền rằng sau khi rửa bát xong, ông để cái bát bằng vàng trên dòng nước và nguyện rằng: "Nếu hôm nay ta được chứng quả thành Phật, thì nguyện cho cái bát nầy nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông". Quả nhiên cái bát nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông 80 sải tay, đến khi gặp phải một xoáy nước mạnh thì chìm xuống đáy sông, làm chấn động cả Long cung, đúng nơi có 3 chiếc bát vàng của 3 vị Phật đắc đạo trước Tất-đạt-đa trong Hiền kiếp này (Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp)

Sau đó, Tất-đạt-đa đi trở lên bờ, đến cội Bồ-đề ở Bồ-đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Trước khi ngồi, ông thầm nghĩ làm thế nào có một tòa ngồi cho yên tĩnh, trang nghiêm. Bỗng thấy một em bé tên là Sotthiya Svastika (Cát-tường) gánh cỏ đi ngang qua đó, ông gọi lại hỏi xin một mớ cỏ để làm tòa ngồi. Em bé cung kính dâng ông sáu bó cỏ sắc (kusha) mềm mại và có hương thơm. Ông xấp cỏ thành tọa cụ và bồ đoàn, ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Ni-liên-thiền.

Tranh vẽ cảnh ma vương Thiên ma (Mara) tìm cách ngăn chặn thái tử Tất-đạt-đa đạt tới giác ngộ

Đêm hôm đó, Tất-đạt-đa bắt đầu thực hành các pháp thiền định. Cuối cùng, ông đạt Diệt-Thọ-Tưởng định (Nirodha-samapatti), tỏa ra uy năng chiếu khắp Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Ma vương Thiên ma (Ba-tuần - vua cõi trời Tha Hóa Tự Tại) không muốn ông đắc đạo, đã quấy nhiễu bằng nhiều phương thức nhưng cuối cùng đều thất bại. Ba cô con gái của ma vương tên là Ái Dục (Tanhā), Bất Mãn (Aratī) và Tham Vọng (Ragā) hóa ra ba nàng tiên tuyệt đẹp để quyến rũ nhưng cũng chịu thất bại.

Sau khi hàng phục ma vương xong, Tất-đạt-đa tiếp tục nhập Diệt-Thọ-Tưởng định và bắt đầu chứng đắc các đạo quả:

Tranh vẽ cảnh thái tử Tất-đạt-đa đạt tới giác ngộ

Theo sử Phật giáo, đó là ngày mùng 8 tháng chạp âm lịch năm 589 TCN. Ở tuổi 35, Tất-đạt-đa đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttara samma sambodhi), là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) với Thập hiệu:

  1. Như Lai (如來) (tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như"; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
  2. Ứng Cúng (應供) (arahant), dịch nghĩa là A La Hán, là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.
  3. Chính Biến Tri­ (正遍知) (samyaksaṃbuddha), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà, là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp".
  4. Minh Hạnh Túc (明行足) (vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).
  5. Thiện Thệ (善逝) (sugata), là "Người đã đi một cách tốt đẹp"
  6. Thế Gian Giải (世間解) (lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới"
  7. Vô Thượng sĩ (無上士) (anuttarapuruṣa), là "bậc tu hành tối cao, không ai vượt qua"
  8. Điều Ngự Trượng Phu (調御大丈夫) (puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại", có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
  9. Thiên Nhân Sư (天人師) (devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời"
  10. Phật Thế Tôn (佛世尊) (buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính"

Từ thời điểm đó, Siddhārtha biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Kinh nghiệm giác ngộ được ghi lại trong kinh sách theo chính lời của Siddhārtha như sau:[18]

"... Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền, tam thiền và tứ thiền, nhưng những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì trong tâm ta. Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén, chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những ký ức và nhận thức về các kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm,..., trăm ngàn kiếp trước, nhớ những chu kì của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của ta... Ta đã chết như vầy...' Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu tiên này ta đã đạt được trong canh đầu[19]... Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại,... chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên'... Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được trong canh hai.[20] Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava, pi. āsava) và nhìn nhận như thật: 'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lý 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong canh ba[21]..."

Tất-đạt-đa lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt, cũng như ông thấy con người đã bị áp đảo bởi vô minh, tham lam và thù hận nên họ rất khó có thể nhận ra "con đường giác ngộ", vốn rất sâu sắc và khó nắm bắt. Tất-đạt-đa nghĩ rằng: "Giáo pháp mà Ta đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi lý luận, rất tế nhị, chỉ có bậc hiền thánh mới thấu hiểu. Nếu Như Lai truyền dạy giáo pháp ấy thì kẻ khác sẽ không hiểu được. Thật hoài công! Người còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được giáo pháp, vì bị tham ái bao phủ như đám mây đen kịch. Giáo Pháp đi ngược dòng đời, sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị". Nên ông tiếp tục yên lặng ngồi quán chiếu tâm chúng sinh dưới gốc cây Bồ-đề một thời gian. Sau đó, có một vị thiên vương Phạm Thiên là Sahampati đã thỉnh cầu Tất-đạt-đa hoằng dương chánh pháp (trong thời xa xưa, tiền kiếp của vị Phạm Thiên này là bạn của Jotipala - tiền kiếp của Tất-đạt-đa vào đời Phật Ca Diếp). Ông sử dụng Thiên nhãn và nhận thấy một số chúng sinh có duyên lành với ông có thể được hóa độ và trở thành những bậc Thánh. Với lòng thương yêu chúng sinh, Ông chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó ông có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni ( Shakyamuni) — "Trí giả của dòng dõi Thích-ca".

Thành lập tăng đoàn và truyền giảng giáo lýSửa đổi

Xem thêm: Trapusa và Bahalika, Thập đại đệ tử

49 ngày sau khi đắc đạo, Phật chỉ thiền định, không ăn uống. Đến ngày từ 49, có hai thương gia người Miến Điện tên Tapassu và Bhallika từ Ukkala (hiện nay là Orissa) đến. Hai thương gia sửa soạn bột rang và mật ong rồi đến trước Phật rồi cung kính dâng lên. Phật nhận lãnh rồi khuyên 2 thương gia quy y Phật và quy y Pháp, thọ trì năm giới để được phước báo lâu dài. Hai thương gia đồng ý, xin Phật thu nhận vào hàng thiện tín (Upāsaka, nam cư sĩ). Đó là hai thiện tín đầu tiên đã quy y Nhị Bảo (Phật và Pháp, khi đó chưa có Tăng) và là hai vị Phật tử Tại gia đầu tiên. Sau khi đã được Đức Phật ban pháp quy y và truyền năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối), hai vị thương gia xin ông ít vật lưu niệm để luôn luôn tưởng nhớ đến ông. Đức Phật tặng cho hai vị 8 sợi tóc và móng tay, rồi ban lời tiên tri: "Các ông vậy là có đại nhân duyên. Mấy sợi tóc của Như Lai không phải đơn giản. Sau này, lúc Như Lai nhập diệt rồi, ở xứ các ông sẽ thịnh hành giáo pháp diệt khổ nhiều ngàn năm". Hai vị cung kính nhận lãnh, lạy tạ rồi mang về Miến Điện xây tháp thờ. Hiện nay, Phật giáo là quốc giáo của Miến Điện, 8 sợi tóc bảo vật này vẫn còn được giữ gìn cẩn thận trong bảo tháp của chùa Shwedagon tại thủ đô Rangoon (Ngưỡng Quang) của Miến Điện, được người Myanmar xem là quốc bảo.

Sau khi giác ngộ, Phật có ý định gặp 2 vị thầy cũ của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta để truyền đạo, bởi 2 người đều là bậc tu sĩ đã đạt cảnh giới thiền rất cao, không còn bị che mắt bởi dục lạc. Nhưng cả hai vị đều đã qua đời cách đó ít lâu.

Tranh vẽ cảnh Tất-đạt-đa giảng đạo cho năm anh em Kiều Trần Như. Đây là 5 vị tỳ kheo đầu tiên của tăng đoàn Phật giáo

Ông quyết định tới gặp năm người bạn đồng tu xưa kia của mình đang ở tại vườn Nai gần Benarès (Ba-la-nại) và truyền dạy giáo lý của mình cho họ. Tất cả năm vị sau đó đều trở thành A-la-hán. Sự kiện này diễn ra vào một ngày trăng rằm, đúng hai tháng sau khi Tất-đạt-đa thành đạo. Trong bài thuyết pháp đầu tiên này, ông đề xướng con đường Trung đạo, một sự bác bỏ đối với hai thái cực khác nhau của các học thuyết của Ấn Độ thời đó:[22]

Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, ông đã giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác mở rộng phù hợp với căn cơ của nhiều người. Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là Varanasi), ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân".

Trong 45 năm tiếp đó, ông đi nhiều nơi, nhiều vùng miền ở lục địa Ấn Độ, giảng giải giáo pháp và điều này diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác. Ông hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha), Xá-vệ (zh. 舍衛城, sa. sāvatthī) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, không nhà ở cố định.

Thông qua những lời dạy của mình về chân lý, Tất-đạt-đa đã dần dần gây dựng được một đội ngũ đệ tử lớn gồm 4 thành phần: tỳ-kheo (nam tu sĩ), tỳ-kheo-ni (nữ tu sĩ), ưu-bà-tắc (nam cư sĩ, cận sự nam), ưu-bà-di (nữ cư sĩ, cận sự nữ). Trong hàng đệ tử tại gia của ông có những nhân vật quyền thế như vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) và vương hậu Vi-đề-hi (Vaideli) của xứ Ma-kiệt-đà, vua Ba-tư-nặc và vương hậu Mạt-lợi (Mallika) nước Kiều-tát-la. Chính Vua Tần-bà-sa-la đã dâng cung cho Tăng đoàn ngôi tu viện đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đó là Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana) tại kinh đô Vương-xá. Ngoài ra trưởng giả Cấp Cô Độc, một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng dường cho giáo đoàn của Phật Thích-ca một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được kinh điển gọi là tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Kinh Phật cho biết Cấp Cô Độc đã chở nhiều xe vàng và lót vàng khắp sân vườn để mua lại nó từ tay Thái tử Kỳ-đà, con trai quốc vương Ba-tư-nặc.

Các đệ tử quan trọng của ông là Thập đại đệ tử, trong đó có A-nan-đà (thị giả của Phật), Xá-lợi-phất (trí huệ đệ nhất), Mục-kiền-liên (thần thông đệ nhất), Ma-ha-ca-diếp (hạnh đầu đà đệ nhất), A-na-luật (thiên nhãn đệ nhất) và Phú-lâu-na. Trong đó, A-nan-đà gia nhập giáo hội 2 năm sau ngày thành lập, vào hạ thứ 19 thì tôn giả trở thành thị giả thân cận của Đức Phật. Tôn giả A-nan-đà nổi tiếng với trí nhớ phi thường, đã ghi nhớ tất cả những lời Phật dạy. Chính tôn giả là người đã đọc tụng lại tạng Kinh trong lần Kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất để các chư tăng ghi nhớ, do đó kinh Phật được bảo tồn tới ngày nay chính là bắt nguồn từ công lao của tôn giả (các đoạn kinh Phật được lưu truyền tới nay thường bắt đầu bằng cụm từ "Tôi nghe như vậy" hay âm Hán việt là "Như thị ngã văn", "tôi" ở đây chính là tôn giả A-nan-đà). Ngoài ra, tôn giả cũng là người đầu tiên cung Phật phát minh ra "áo cà sa" - trang phục thường ngày về sau của các chư tăng, chư ni nhà Phật

Cũng trong thời gian này, đoàn Tỳ-kheo-ni (sa. bhikṣuṇī, gồm các vị nữ tu) được thành lập do kế mẫu của Tất-đạt-đa là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề làm ni trưởng. Ban đầu, Phật Thích Ca không đồng ý nhận người nữ vào tăng đoàn, không phải vì ghét phụ nữ hoặc cho rằng nữ giới không thể tu đắc đạo, mà vì ông biết rằng điều này dễ làm phát sinh các vi phạm về sắc giới trong tăng đoàn. Phật tiên đoán rằng sự có mặt của nữ giới sẽ làm Tăng-già khó tu hành và dự đoán là thời mạt pháp vì lý do đó mà sẽ tới sớm hơn. Nếu tiếp nhận nữ giới, thời kỳ tượng pháp (thời kỳ giáo pháp của Phật được chư tăng duy trì vững vàng, chưa bị biến hoại) thay vì kéo dài 1000 năm, sẽ chỉ còn 500 năm mà thôi.[23] Mặc dù vậy, nhờ sự cầu xin của A-nan-đà (Ananda) mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn, nhưng ông cũng chế định ra 8 giới luật nghiêm khắc với các Tỉ-khâu-ni để ngăn chặn việc phạm sắc giới trong tăng đoàn. Phật dạy đại đức A-nan-đà rằng:

"Này A-nan-đà, nếu phụ nữ không được phép xuất gia và sống trong Pháp và Luật của Ta, thì cuộc sống Thánh hạnh của các đệ tử của Ta có thể giữ vững dài lâu, Chánh pháp cao cả của Ta có thể duy trì 1.000 năm, nhưng vì phụ nữ được phép xuất gia, cuộc sống Thánh của các đệ tử Ta sẽ không duy trì dài lâu, và từ nay Chánh pháp cao cả của Ta sẽ chỉ còn duy trì được 500 năm nữa mà thôi". "Cũng thế, này A-nan-đà, có những ngôi nhà có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, những ngôi nhà đó rất dễ bị mất trộm. Nếu để phụ nữ xuất gia, sống trong Pháp và Luật của Như Lai, cuộc sống Thánh của các đệ tử sẽ khó mà duy trì dài lâu. Cũng như một người đắp một con đê để ngăn một bể nước lớn, không để cho nước tràn qua. Ta cũng vậy, Ta chế định ra 8 giới điều nghiêm khắc trên là để ngăn ngừa không để cho Tỳ kheo ni vi phạm".[24]

Cuộc đời ông cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó có Đề-bà-đạt-đa, là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già nên rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa đã chia rẽ được một số thành viên khỏi Tăng-già ở Phệ-xá-li. Tất-đạt-đa đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sinh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan. Cho nên đến cuối đời, Đề-bà-đạt-đa vì phạm 2 trong 5 đại tôi là 'Làm thân Phật chảy máu' và 'Phá hòa hợp Tăng' cho nên Địa Cầu không thể dung chứa ông, mặt đất đã nứt ra và hút ông xuống địa ngục.

Nhập Niết bànSửa đổi

Trong kinh điển Pali, Phật Thích Ca tại thế tám mươi năm. Tuy trải qua suốt phần đời còn lại - 45 năm đi giảng dạy, nhưng ông lại lưu ý với các đệ tử rằng: Đối với chân lý, Như Lai chưa từng nói lời nào. Ý nghĩa của câu này là giáo pháp của Như lai là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại. Giáo pháp của ông là chỉ dẫn để nhận thức chân lý chứ không phải là chân lý để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chân lý rất vi diệu, không thể dùng lời nói để diễn tả mà phải tự mình chứng đắc, những lời dạy của Như Lai chỉ là phương tiện để giúp người tu hành tự mình đạt tới chân lý mà thôi. Như Lai xem những bài thuyết pháp của ông cũng như ngón tay chỉ trăng chứ không phải là mặt trăng. Người ta phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng còn nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không bao giờ thấy được mặt trăng. Như Lai chỉ cho người khác cách tìm chân lý, mỗi người phải tự tìm chân lý cho mình.[25]

Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), vào mùa mưa năm 80 tuổi, Phật Thích Ca đã dự đoán trước rằng ông sẽ nhập diệt sau 3 tháng nữa. Ông qua đời tại thành phố Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. Kuṣinagara) của bộ tộc Malla vào năm 544 trước Công nguyên, địa điểm này được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Uttar Pradesh ngày nay. Trước đó sức khoẻ của ông đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà người thợ rèn Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), một số kinh sách ghi rằng do nguyên liệu nấu ăn có lẫn nấm độc. Tuy nhiên sau đó Phật đã nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách Thuần-đà bởi ông ta đã có thiện ý tối thượng, còn việc Phật trở bệnh nặng là quả báo đến lúc phải trả đã được dự đoán từ 3 tháng trước rồi.

Trước khi qua đời, Tất-đạt-đa tạo điều kiện cho các tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, các vị đã im lặng vì thương Thế Tôn đang rất yếu. Lời dạy cuối cùng của ông: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tấn tu học!"

Tranh vẽ cảnh Phật nhập niết bàn

Theo các Phật tử, ông đã nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống.

Trưởng lão tỳ-kheo Anuruddha (A-nậu-lâu-đà) nói pháp thoại ca ngợi công hạnh của Ðức Phật Gautama, rồi kết luận:

Thế Tôn cũng là một con người như chúng ta, nhưng nhờ phát đại nguyện cứu khổ chúng sanh, rồi dũng mãnh tinh tấn tu Bát Chánh Ðạo, thực tập thiền quán mà trở thành bậc Ðại Giác, có đầy đủ trí huệ rộng lớn, đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, có đầy đủ phương tiện thiện xảo chỉ dạy và hướng dẫn chúng sanh hết mê được ngộ, thoát khổ được vui, biết phương pháp tu tập để tự giải thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi, vào cảnh niết-bàn an lạc thanh tịnh. Này các huynh đệ, để đền đáp ơn Thế Tôn, chúng ta hãy nương theo lời giáo huấn của Thế Tôn và noi theo gương sáng của Thế Tôn mà tinh tấn tu tập Bát Chánh Ðạo, cố đạt cho kỳ được mục tiêu giải thoát.

Tương truyền rằng trong buổi trà tỳ kim thân Phật có nhiều hiện tượng lạ xảy ra: hoa mạn đà la bay đầy trời (do các chư thiên cúng dường), và người ta không thể thắp ngọn lửa để làm lễ trà tỳ cho Ngài cho tới khi trưởng lão Tỷ-kheo Maha Kassapa (Ma-Ha Ca-Diếp, một trong các vị học trò Tối thắng của Phật, người đã được Phật truyền lại y bát) tới nơi để làm lễ.

Mặc dù cuộc đời Thái tử Tất-đạt-đa có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận ông là một nhân vật lịch sử có thật và là người đã thành lập ra Phật giáo.

tV 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.49 KB, 19 trang )

(1)TiÕng ViÖt 3- §Ò 1 Câu 1 . a) Tìm 3 từ cùng nghĩa với từ “ Tổ quốc”. b) Đặt một câu với một từ em vừa tìm được. Câu 2. Cho khổ thơ : Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt a) Tìm các từ chỉ sự vật , chỉ đặc điểm có trong khổ thơ trên. b) Với mỗi câu thơ, em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai ( cái gì) để điền vào bảng sau: Câu Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì)? Câu 3. Tìm các từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ chấm nhằm diễn tả các sự vật bằng cách nhân hoá : - Vầng trăng......................................................................................................... - Mặt trời.............................................................................................................. - Bông hoa........................................................................................................... - Cổng trường...................................................................................................... Câu 4..Tập làm văn : Viết một bức thư ngắn( khoảng 10- 12 câu)cho một bạn học sinh Nhật Bản để làm quen và bày tỏ tình thân ái , sự cảm thông sâu sắc.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 2. Câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm : a. Một đám mây trắng đang trôi trên bầu trời. b. Đàn trâu đi đủng đỉnh trên đê. c. Mấy hôm nay, trời nắng chói chang. Câu 2. Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động trong đoạn thơ sau : Tiếng gà Giục quả na Mở mắt tròn xoe………… Cây dừa sải tay bơi Ngọn mùng tơi nhảy múa - Từ chỉ sự vật :......................................................................................................... - Từ chỉ hoạt động :.................................................................................................. Câu 3. Điền dấu chấm và dấu phẩy cho phù hợp trong đoạn văn sau và viết lại đoạn văn (nhớ viết hoa chữ cái đầu câu ): -Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò chúng thường cùng ở cùng ăn cùng làm việc và đi chơi cùng nhau hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Câu 4. Đặt 3 câu theo mẫu dưới đây nói về đồ dùng học tập của em : - Ai(cái gì) là gì:.................................................................................................................... - Ai(cái gì) làm gì:..................................................................................................... - Ai(cái gì) thế nào: ................................................................................................... Câu 5 : Tập làm văn : Viết đoạn văn ( khoảng 6 - 7 câu ) tả một mùa mà em yêu thích.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 3 Câu1. a) Tìm 5 từ chỉ hoạt động : - Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x - Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. b) Tìm 3 thành ngữ ( hay tục ngữ ) có chứa cặp từ trái nghĩa. Đặt câu với một thành ngữ ( hay tục ngữ ) vừa tìm được ? Câu 2. Tách đoạn sau thành 5 câu, điền dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa chữ cái đầu câu rồi chép lại đoạn văn cho đúng chính tả:.

(2) “ Ông chủ cưỡi ngựa còn đồ đạc lừa mang hết lừa mệt quá nhờ ngựa mang giúp chút ít ngựa không giúp lừa kiệt sức chết ngựa phải mang tất cả đồ đạc trên lưng lừa .” Câu 3. Tìm bộ phận trả lời cho các câu hỏi sau: - Ai( con gì , cái gì ) ? - Làm gì ? Như thế nào? - Khi nào ? a) Sáng hôm qua , chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. b) Các bạn học sinh trường em thường đọc báo Măng Non khi ra chơi. Câu 4.Trong bài thơ “ Ông trời bật lửa” nhà thơ Đỗ Xuân Thanh viết: “Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi! ” a) Trong bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào? b) Em có cảm nhận gì về nội dung của đoạn thơ trên ? Câu 5. Viết đoạn văn ngắn ( 8 đến 10 câu) có sử dụng biện pháp so sánh kể người bà thân yêu của mình ? Chọn câu trả lời đúng rồi ghi lại vào bài làm: C©u 1 (1 ®iÓm): Các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn sau là: I. Tr¾c nghiÖm.. Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên mặt đất…Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoắn thoắt rà khắp mảnh vườn. A. lướt, dừng, ngước (đầu), nhún nhảy, giơ, vuốt (râu), bay, đậu, rà (khắp). B. lướt, dừng, ngước (đầu), nhún nhảy, giơ, vuốt (râu), bay, đậu, thoăn thoắt, rà (khắp). C. lướt, dừng, ngước (đầu), nhún nhảy, giơ, vuốt (râu), bay, đậu, thoăn thoắt, rung rinh, rà (khắp). C©u 2 (0,5 ®iÓm): Dòng gồm cái các thành ngữ nói về quê hương là: A. Non sông gấm vóc, Non xanh nước biếc, Thức khuya dậy sớm, Thẳng cánh cò bay. B. Non sông gấm vóc, Chôn rau căt rốn, Thẳng cánh cò bay, Dám nghĩ dám làm. C. Non sông gấm vóc, Non xanh nước biếc, Chôn rau căt rốn, Quê cha đất tổ. C©u3 (0,5 ®iÓm): Từ cần điền vào chỗ trống để tạo thành câu có nghĩa là? Nói năng………………………….. A. hòa thuận B. hòa hợp C. hòa nhã D. hòa mình C©u 4 (0,5 ®iÓm): Từ nào dưới đây có tiếng gia không có nghĩa là nhà A. gia tài B. gia sản C. gia cảnh D. gia hạn C©u 5 (0,5 ®iÓm): Có mấy hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau? Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa…. (Ngày em vào Đội) A. Một hình ảnh so sánh B. Hai hình ảnh so sánh C. Ba hình ảnh so sánh C©u 6 (0,5 ®iÓm): Cụm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống là: Quê hương là…………………… A. cây đa, cây khế, cây tiền B. tiếng hát ru của mẹ C. cánh diều, cánh chim, đôi cánh II. Tù luËn. C©u 1 (2 ®iÓm): Cho đoạn thơ sau: Nắng. vàng tươi rải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đèn đỏ Thắp trong lùm cây xanh.. Em có cảm nhận gì sau khi đọc xong nội dung đoạn thơ trên? Câu 2 (4 điểm).Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em cho một người bạn ở xa.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 4 I. Tr¾c nghiÖm. Chọn câu trả lời đúng rồi ghi lại vào bài làm: C©u 1 (1 ®iÓm): Các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn sau là: A. lướt, dừng, ngước , nhún nhảy, giơ, vuốt, bay, đậu C©u 2 (0,5 ®iÓm): Dòng gồm cái các thành ngữ nói về quê hương là: C. Non sông gấm vóc, Non xanh nước biếc, Chôn rau căt rốn, Quê cha đất tổ. C©u3 (0,5 ®iÓm): Từ cần điền vào chỗ trống để tạo thành câu có nghĩa là?.

(3) A. Hoµ nh·. Nói năng………………………….. B. Hoà đồng C. Hoµ hîp. C©u 4 (0,5 ®iÓm): Từ nào dưới đây có tiếng gia không có nghĩa là nhà A. Gia h¹n B. Gia đình C. Gia nhËp C©u 5 (0,5 ®iÓm): Có mấy hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau? Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa…. (Ngày em vào Đội) A. Một hình ảnh so sánh B. Hai hình ảnh so sánh C©u 6 (0,5 ®iÓm): Cụm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống là: Quê hương là…………………… A. tiếng hát ru của mẹ B. cây đa, cây khế, cây tiền C. cánh diều, cánh chim, đôi cánh II. Tù luËn. C©u 1 (2 ®iÓm): Cho đoạn thơ sau:. C. Ba hình ảnh so sánh. Nắng vàng tươi rải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đèn đỏ Thắp trong lùm cây xanh.. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Gợi ý:* Biện pháp nghệ thuật: hình ảnh so sánh: Hồng chín như đèn đỏ * Tác dụng: Hình ảnh “Hồng chín như đèn đỏ. Thắp trong lùm cây xanh ” vẽ nên bức tranh giàu màu sắc, trong đó mỗi chùm quả hồng chín đỏ như một chùm đèn lung linh tỏa sáng trong lùm cây làm cho khu vườn thêm sinhg động, hấp dẫn. Câu 2 (4 điểm).Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em cho một người bạn ở xa. Nội dung chính cần có:Giới thiệu về quê hương: + Địa điểm… + Cảnh vật ở quê hương em. Cảnh vật em thích nhất và nêu rõ lý do thích. + Biết xen kẽ tình cảm và cảm xúc trong khi viết + Tình cảm của em đối với quê hương?. TiÕng ViÖt 3- §Ò 5 I. Tr¾c nghiÖm Khoanh vào chữ cỏi trước câu trả lời đúng C©u 1 (1 ®iÓm): Chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Câu lạc bộ…….quận Hoàn Kiếm A. trẻ con. B. trẻ em. C. trẻ thơ. D. thiếu nhi. C©u 2 (1 ®iÓm): Có mấy từ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu thơ dưới đây? Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng.

(4) A. 2 từ. Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt. Tập đọc lớp 2-1980 B. 3 từ C. 4 từ. D. 5 từ. C©u3 (1 ®iÓm): Trong câu Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu đâu là phần trả lời cho câu hỏi làm gì? A. cứ chốc chốc B. Tôi C. lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu C©u 4 (1 ®iÓm): Câu nào trong những câu dưới đây theo mẫu câu Ai thế nào? a) Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. b) Nắng vàng ngày càng rực rỡ. c) Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em. II. Tù luËn. C©u 1 (2 ®iÓm): Trong Trêng ca §am San cã c©u: “Nhµ dµi nh tiÕng chiªng. Hiªn nhµ dµi b»ng søc bay cña mét con chim” a) T×m h×nh ¶nh so s¸nh trong hai c©u trªn. b) Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt? C©u 2 (4 ®iÓm):TËp lµm v¨n Quê hương em đang thay đổi mới từng ngày. Hãy viết một bức thư cho bạn để thông báo về những đổi mới trên quê hương.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 6 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Em hãy chọn các chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm: Câu 1: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Những từ nào dưới đây có tiếng gia với nghĩa như trên? A. gia tài B. gia cầm C. gia sản D. gia cảnh E. gia hạn Câu 2: Các thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương là? A. Non sông gấm vóc B. Làng trên xóm dưới C. Thẳng cánh cò bay D. Chôn rau cắt rốn E. Quê cha đất tổ G. Muôn hình muôn vẻ Câu 3: Cho câu văn sau: Hai Bà Trưng mặc áo giáp thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. Câu văn trên thuộc mẫu câu: A. Ai- làm gì? B. Ai- là gì? C. Ai- thế nào? Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào có thể thay thế được từ gióng giả trong câu sau: Tiếng trống trường gióng giả Năm học mới đến rồi. Nguyễn Bùi Vợi.

(5) A. thúc giục B. thúc bách C. thúc đẩy D. giục giã. PHẦN I: TỰ LUẬN Câu1: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a) Con sông quê hương quanh co, uốn khúc. b) Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông. Câu 2: Đọc đoạn thơ sau: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. Nguyễn Duy Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá? Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam? Câu 3: Tập làm văn Đề bài” Kể lại chuyện bố (mẹ) đã lo lắng, chăm sóc cho em khi em bị ốm.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 7 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Em hãy chọn các chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm: Câu 1 (1 điểm): Dòng nào dưới đây chỉ có những từ chỉ đặc điểm? A. xanh ngắt, vàng tươi, vàng giòn, đỏ hồng, trắng xoá, hửng ấm. B. xanh ngắt, hoa hồng, vàng tươi, vàng giòn, trắng tinh, đen thui. C. xanh ngắt, hồng rực, vàng tươi, màu xanh, tím nhạt, xám ngoét. Câu 2 (1 điểm): Từ em thấy không thể dùng trước từ quê hương trong câu. A.yêu mến. C. nhớ. H. làm việc. B.gắn bó. G.thăm. I. xây dựng. Câu 3 (1 điểm): Ở câu lạc bộ, em và các bạn..................... Dòng nào điền vào chỗ ..................... để tạo thành câu có mô hình Ai-là gì? A. là những người chăm chỉ đọc sách. B. rất ngoan và cẩn thận. C. chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. Câu 4 (1 điểm): Từ không cùng nhóm nghĩa với những từ còn lại. A. đường phố. B. quảng trường. D. cánh đồng E. công viên Câu 5 (1 điểm): Trí thức có nghĩa là: A. Khả năng hiểu biết, suy xét bằng bộ óc.. C. nhà hát G. đèn hiệu giao thông.

(6) B. Ý thức tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích. C. Người làm việc trí óc, hiểu biết nhiều. Câu 6 (1 điểm): Dòng đặt sai dấu / ngăn cách giữa bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì?) với bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì? A. Đàn sếu/ đang sải cánh trên cao. B. Sau một cuộc dạo chơi/ đám trẻ ra về. C. Các em/ tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1 (4 điểm): Trong bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão có đoạn viết: Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Em hãy tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên và nêu cái hay của hình ảnh so sánh này? Câu 2 ( 9 điểm):Tập làm văn Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 8 Phần I: (5 điểm) Đọc thầm Đất mũi Cà mau Mũi Cà Mau quả là một kho vàng thiên nhiên. Vào vụ thu hoạch, bí ngô, dưa chuột, mía, sắn, khoai, dứa… chất đống ngoài rẫy chứ không kho nào chứa cho hết. Thuyền bè tấp nập đến ăn hàng, mái chèo va vào nhau côm cốp trên mặt kênh. Khi bắt đầu vào mùa khô, mọi người rủ nhau đi lấy trứng chim. Nổi tiếng nhất là hai sân chim ở giữa rừng U Minh hạ, một tại bàn Sấu, một tại bàn Rau Răm. Tiếng chim ở đây không còn là tiếng hót lảnh lót như trong các bài thơ nữa, mà đủ thứ giọng: ồn ào, cà khịa, kêu cứu,… Vào đến sân chim cứ là loá cả mắt. Trứng chim nằm la liệt trên đất như rải đá cuội, chim con chạy lật đật như vịt đàn. ở đấy là thế giới của cò vạc, bồ nông, cồng cộc,… * Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. ở đất mũi Cà Mau. Vào vụ thu hoạch, người ta để sản vật trồng hái được ở đâu? a) Chất đống ngoài rẫy. b) Chất hết lên thuyền. c) Chất hết trong kho. 2. Ngoài các sản vật trồng hái được, mũi Cà Mau còn nổi tiếng vì điều gì? a) Có nhiều cánh rừng. b) Có hai sân chim giữa rừng U Minh hạ. c) Thuyền bè tấp nập đến ăn hàng. 3. Tiếng chim ở đất mũi Cà Mau thế nào? a) Lảnh lót như trong các bài thơ. b) Lý lo như khúc nhạc dịu êm. c) Đủ thứ giọng: ồn ào, cà khịa, kêu cứu… 4. Vì sao đất mũi Cà Mau được gọi là một kho vàng thiên nhiên? a) Vì đất mũi Cà Mau rất giàu có sản vật. b) Vì nơi đây có la liệt trứng chim. c) Vì nơi đây thuyền bè tấp nập. 5. Trong câu “ Tiếng chim hót lảnh lót “ có thể thay từ lảnh lót bằng từ nào? a) chíp chiu. b) thánh thót c) lừng vang 6. Bộ phận được gạch chân trong câu “ Vào vụ thu hoạch, bí ngô, dưa chuột, mía, sắn, khoai, dứa… chất đống ngoài rẫy.” trả lời câu hỏi nào? a) Thế nào? b) Làm gì? c) Là gì? 7. Bộ phần nào trong câu: “Chim con chạy lật đật như vịt đàn” trả lời câu hỏi Như thế nào? a) chim con b) chạy c) lật đật như vịt đàn * Hoàn thành các bài tập sau: 8. Nối bộ phận câu ở bên trái với bộ phận câu thích hợp ở bên phải để tạo thành câu có hình ảnh nhân hoá. a) chạy lật đật như vịt đàn Những chú chim non.

(7) b) vui mừng hát ca chào đón mùa xuân. c) có tiếng hót lảnh lót như trong các bài thơ. 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau. Viết hoa chữ đầu câu. Bò giả hơn bò thật Một hoạ sĩ có tài vẽ các loài vật về quê thăm ông bác. Thấy ông bác có một con bò thật khoẻ… đẹp, hoạ sĩ bèn vẽ hình ảnh con bò lên khung vải … sau đó anh hoàn thiện bức tranh và đem bán với giá năm trăm đô la… ông bác kêu lên: “ Lạy chúa! Ai mà mua hai con bò thật của bác với giá bằng một con bò giả của cháu thì bác bán ngay”. 10. Tìm và viết lại các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: - Trước lúc đi, nói với người ở lại những việc cần nhớ để làm:………………… - Vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc lâu năm:……………………………………... - Loại máy làm sạch quần áo:………………………………………………………... B.Tập làm văn: Viết một đoan văn ngắn ( từ 10 – 15 câu ) kể về một lễ hội vào mùa xuân mà em biết.. TiÕng ViÖt 3- §Ò 9. PhÇn I: Tr¾c nghiÖm Khoanh tròn chữ cái trớc câu trả lời đúng dới đây: Bµi 1 (1 ®iÓm): Dßng nµo lµ bé phËn c©u tr¶ lêi cho c©u hái Ai (c¸i g×) - thÕ nµo? trong câu “Nhờ chuẩn bị tốt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.” A. Nhê chuÈn bÞ tèt, SEA Games22 B. SEA Games 22 đã thành công Bµi 2 (1 diÓm): §äc ®o¹n th¬ sau:. C. SEA Games 22 đã thành công rực rỡ. “§ång lµng v¬ng chót heo may MÇm c©y tØnh giÊc, vên ®Çy tiÕng chim H¹t ma m¶i miÕt trèn t×m Cây đào trớc cửa lim dim mắt cời”. §ç Quang Huúnh. Dòng nào nêu đủ các sự vật đợc nhân hoá trong đoạn thơ trên? A. §ång lµng, mÇm c©y C. Đồng làng, hạt ma, cây đào B. Mầm cây, hạt ma, đồng làng D. Mầm cây, hạt ma, cây đào Bµi 3 (1 ®iÓm): C©u nµo sö dông sai dÊu phÈy? A. Ngêi t¹o nªn t¸c phÈm nghÖ thuËt, lµ c¸c nh¹c sÜ, ho¹ sÜ, nhµ v¨n, nghÖ sÜ sân khấu hay đạo diễn. B. Ngêi t¹o nªn t¸c phÈm nghÖ thuËt lµ c¸c nh¹c sÜ, ho¹ sÜ, nhµ v¨n, nghÖ sÜ s©n khấu hay đạo diễn. PhÇn II: Tù luËn Bµi 1(1 ®iÓm): §iÒn tõ ng÷ thÝch hîp vµo chç trèng: - Nh©n d©n ViÖt Nam chiÕn th¾ng mäi kÎ thï x©m l¨ng b»ng...................................................... Bài 2. (1 ®iÓm): Gạch dưới bộ phận trả lời c©u hỏi Để làm gì? trong mỗi câu sau: a. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất. b. Ngựa cha nhắc con: “Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng”..

(8) c. Mục đích của ngày hội thể thao Đông Nam Á là để tăng cường đoàn kết, tăng cường hữu nghị và hợp tác gi÷a các dân tộc trong khu vực. Bµi 3 (5®iÓm): TËp lµm v¨n Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về một việc làm tốt của em và các b¹n nh»m b¶o vÖ m«i trêng. TiÕng ViÖt 3- §Ò 10 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Em hãy chọn các chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm: Câu 1 (1 điểm): Cho đoạn thơ sau: Con đường làng Vừa mới đắp Xe chở thóc đã hò reo Nối đuôi nhau Cười khúc khích. Dòng nào dưới đây có đầy đủ “từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người” trong đoạn thơ trên? A. chở thóc, cười khúc khích, hò reo. B. cười khúc khích, hò reo, nối đuôi nhau. C. cười khúc khích, hò reo. Câu 2 (1 điểm): Các hoạt động lao động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sáng tạo là? A.Khám bệnh. B. quét nhà. C. thiết kế mẫu nhà. D. chế tạo máy. E. lắp xe ô tô. G. chăn nuôi gia súc. Câu 3 (1 điểm): Cho câu văn:“Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng”. Dòng nào dưới đây là bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao trong câu văn trên? A. vì sắp sửa chữa đình làng. B. tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng. C. tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng. Câu 4 (1 điểm): Các từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc ít người sinh sống. A. nhà sàn. B.suối. C. ruộng bậc thang. D. thuyền E. nương rẫy G. trâu bò PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn thơ sau: Nắng vườn tươí trải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đèn đỏ Thắp trong lùm cây xanh Em hãy tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên. Hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào? Câu 2 (4 điểm):Tập làm văn.

(9) Em đã từng ngắm cảnh và lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê (phố phường) vào một buổi sáng bình minh hay khi màn đêm buông xuống. Hãy viết đoạn văn tả lại cảnh đó. TIẾNG VIỆT LỚP 3 I. CHÍNH TẢ Dạng 1. Khoanh vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng (sai) chính tả: A. hôm lọ B. chìm nổi C. hiền nành D. cái nềm G. gương nược H. long lanh I. rượu nếp K. núc ních. E. láo lức L. xanh nục. A. chung sức G. chí thức. B. chung thành H. ý chí. C. hát chèo I. chuyền nghề. D. trèo cây K. chiều đình. E. châu báu L. xử trí. A. thổi sáo G. sặc xỡ. B. chim sáo H. xập sình. C. xấm chớp I. dòng sông. D.sao xuyến K. làm song. E. sáng suốt L. xấp ngửa. A. cơm dẻo G. khóc dống. B. dẻo cao H. giảng bài. C. dày da I. gốc rễ. D. ra vào K. con rùa. E. giống nhau L. tác rụng. A. Cam-pu-chia G. xe rơ-móc. B. Ma-lai-xia H. Trung Quốc. C. Xin-ga-po I. Mát-xcơ-va. D. quần soóc K. In-đô-nê-xi-a. E. đàn oóc-gan L. Thái lan. Dạng 2. Điền vào chỗ trống sao cho thích hợp a) d hoặc r, gi A. ...án cá B. …ao thừa C. …ễ …ãi G. tác …ụng H. …ao nhau I. …ễ cây. D. …ảng bài K. …ạy học. E. vào …a L. lạc …ang. b) l hoặc n A. ...ọ mắm G. náo ...ức. B. ...ổi dậy H. ...ung linh. C. ...ết na I. ...úa nếp. D. ...iềm vui K. ...ức nở. E. ...ấp ...ửng L. núi ...ở. c) ch hoặc tr A. ...âu báu G. cuộn …òn. B. …âu cày H. …ậm trễ. C. …ậu nước I. …en …úc. D. …èo tường K. cái …én. E. …ân thật L. …í óc. d) s hoặc x A. ...iêng năng G. …út kém. B. nước …ôi H. …ung quanh. C. …ăn lùng I. …úc xích. D.mắt …áng K. tối …ầm. E. nước chảy …iết L. nhảy …a. Dạng 3. Điền tiếp các từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp a. Từ ngữ có vần ưi b. Từ ngữ có vần ươi c. Từ ngữ có vần iêt d. Từ ngữ có vần iêc e. Từ ngữ có vần ươc g. Từ ngữ có vần ươt. gửi quà, chửi bậy,……………………………………………………………... đan lưới, sưởi ấm, …………………………………………………..………... biết, …………………………………………………..………………...……... xiếc, ………………………………………………………….…..……….…... bước, …………………………………………………………….…..………... lượt, ……………………………………………………….…..……….…….... Dạng 4. Điền vào chỗ trống các từ ngữ phù hợp: a. Từ ngữ gồm 2 tiếng đều bắt đầu bằng ch. M. chăm chỉ, chong chóng ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. b. Từ ngữ gồm 2 tiếng đều bắt đầu bằng tr. M. trăng trắng, trồng trọt.

(10) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. c. Từ chỉ vật, đồ vật mở đầu bằng r: M. rổ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. c. Từ chỉ vật, đồ vật mở đầu bằng d: M. da ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. c. Từ chỉ vật, đồ vật mở đầu bằng gi: M. giường ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU A. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước các câu trả lời đúng 1. từ chỉ người, chỉ vật có trong câu sau là: Cái túi mẹ cho con đựng gương lược, cái hộp mẹ cho con đựng kim chỉ đâu rồi? a. cái túi b. mẹ c. cho d. con g. gương lược h. cái hộp i. kim chỉ k. đâu rồi. e. đựng. 2. Câu có dùng phép so sánh a. Mặt trời như cái lò lửa khổng lồ b. Miệng bé tròn xinh xinh c. Hoa cau rụng trằng đầu hè. 3. Dòng nào dưới đây có từ như được dùng để so sánh a. Vườn của bà trồng nhiều loại ra như: cải xanh, xà lách, mướp đắng, mồng tơi,… b. Trẻ em như búp trên cành. c. Tôi biết nhiều câu chuyện cổ tích như: Tấm Cám, Trầu Cau, Thạch Sanh,… 4. Từ ngữ chỉ hoạt động tác động vào quả bóng để chơi đá bóng. a. bắt đầu b. cướp c. bấm d. dẫn e. lao h. dốc i. chúi k. tông l. sút m. chạy 5. Những từ chỉ hoạt động là a. cộng tác b. cộng sự. c. cộng đồng. g. chuyền. d. cộng hòa. 6. Đọc đoạn thơ sau: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ Những dòng thơ có hình ảnh so sánh hoạt động với hoạt động là: a. dòng thứ nhất b. dòng thứ hai c. dòng thứ ba d. dòng thứ tư 7. Đọc đoạn thơ sau: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông hiền như hạt gạo Bà hiền như suối trong Những từ ngữ gach dưới trong đoạn thơ trên cho biết các sự vật trong câu thơ được so sánh với nhau về đặc điểm gì? a. Đặc điểm màu sắc b. Đặc điểm hình dáng c. Đặc điểm tính nết con người d. Đặc điểm những phẩm chất tốt.

(11) 8. Các công việc em thường thấy ở nông thôn là a. làm ruộng b. chăn nuôi gia súc e, đánh cá g. làm đồ gốm xây dựng nhà 9. Từ không cùng nhóm với những từ còn lại a. đường phố b. quảng trường d. cánh đồng e. công viên. c, nuôi tằm h. lắp ráp xe máy. d. dệt vải i. buôn bán hành hóa. c. nhà hát g. đèn hiệu giao thông. 10. Đọc đoạn thơ sau: Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Dòng nào nêu đủ các sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ trên? a. Đồng làng, mầm cây b. Mầm cây, hạt mưa, đồng làng c. Mầm cây, hạt mưa, cây đào d. Đồng làng, hạt mưa, cây đào a. Đồng làng, mầm cây c. Mầm cây, hạt mưa, cây đào. b. Mầm cây, hạt mưa, đồng làng d. Đồng làng, hạt mưa, cây đào. 11. Những từ không chỉ trí thức a. bác sĩ b. kĩ sư. c. công nhân. 12. Những từ không chỉ trẻ em. a. trẻ con b. nhi đồng c. trẻ thơ 13. Những từ chỉ tính không tốt của trẻ em. a. ẩu đoảng b.lễ phép c. vâng lời. d. bác học. e. lao công. d. sinh viên. e. học giả. d. láu táu. e. chăm chỉ. 14. Những từ chỉ tình cảm hoặc việc làm tốt của người lớn dành cho trẻ em. a. yêu mến b. tôn trọng c. nâng niu d. dạy bảo e. chửi mắng g. chăm sóc h. quan tâm i. dọa nạt 15. Dòng ghi đúng bộ phận câu trả lời câu hỏi là gì? trong câu “Thiếu nhi là măng non của đất nước” a. là măng non của đất nước b. măng non của đất nước c. là măng non a. là măng non của đất nước b. măng non của đất nước c. là măng non 16. Bộ phận gạch chân trong câu sau trả lời câu hỏi nào dưới đây? Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam a. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hói Ai? b. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hói Là gì? c. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hói Làm gì? ĐÁP ÁN PHẦN II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU A. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước các câu trả lời đúng 1. từ chỉ người, chỉ vật có trong câu sau là: Cái túi mẹ cho con đựng gương lược, cái hộp mẹ cho con đựng kim chỉ đâu rồi? a. cái túi b. mẹ c. cho d. con g. gương lược h. cái hộp i. kim chỉ k. đâu rồi 2. Câu có dùng phép so sánh a. Mặt trời như cái lò lửa khổng lồ b. Miệng bé tròn xinh xinh c. Hoa cau rụng trằng đầu hè. 3. Dòng nào dưới đây có từ như được dùng để so sánh. e. đựng.

(12) a. Vườn của bà trồng nhiều loại ra như: cải xanh, xà lách, mướp đắng, mồng tơi,… b. Trẻ em như búp trên cành. c. Tôi biết nhiều câu chuyện cổ tích như: Tấm Cám, Trầu Cau, Thạch Sanh,… 4. Từ ngữ chỉ hoạt động tác động vào quả bóng để chơi đá bóng. a. bắt đầu b. cướp c. bấm d. dẫn e. lao g. chuyền h. dốc i. chúi k. tông l. sút m. bắt n. chạy 5. Những từ chỉ hoạt động là a. cộng tác b. cộng sự. c. cộng đồng. d. cộng hòa. 6. Đọc đoạn thơ sau: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ Những dòng thơ có hình ảnh so sánh hoạt động với hoạt động là: a. dòng thứ nhất b. dòng thứ hai c. dòng thứ ba d. dòng thứ tư 7. Đọc đoạn thơ sau: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông hiền như hạt gạo Bà hiền như suối trong Những từ ngữ gach dưới trong đoạn thơ trên cho biết các sự vật trong câu thơ được so sánh với nhau về đặc điểm gì? a. Đặc điểm màu sắc b. Đặc điểm hình dáng c. Đặc điểm tính nết con người d. Đặc điểm những phẩm chất tốt 8. Các công việc em thường thấy ở nông thôn là a. làm ruộng b. chăn nuôi gia súc e. đánh cá g. làm đồ gốm xây dựng nhà 9. Từ không cùng nhóm với những từ còn lại a. đường phố b. quảng trường d. cánh đồng e. công viên. c. nuôi tằm h. lắp ráp xe máy. d. dệt vải i. buôn bán hành hóa. c. nhà hát g. đèn hiệu giao thông. 10. Đọc đoạn thơ sau: Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Dòng nào nêu đủ các sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ trên? a. Đồng làng, mầm cây b. Mầm cây, hạt mưa, đồng làng c. Mầm cây, hạt mưa, cây đào d. Đồng làng, hạt mưa, cây đào 11. Những từ không chỉ trí thức. a. bác sĩ b. kĩ sư. c. công nhân. 12. Những từ không chỉ trẻ em. a. trẻ con b. nhi đồng c. trẻ thơ 13. Những từ chỉ tính không tốt của trẻ em. a. ẩu đoảng b.lễ phép c. vâng lời. d. bác học. e. lao công. d. sinh viên. e. học giả. d. láu táu. e. chăm chỉ. 14. Những từ chỉ tình cảm hoặc việc làm tốt của người lớn dành cho trẻ em..

(13) a. yêu mến e. chửi mắng. b. tôn trọng g. chăm sóc. c. nâng niu h. quan tâm. d. dạy bảo i. dọa nạt. 15. Dòng ghi đúng bộ phận câu trả lời câu hỏi là gì? trong câu “Thiếu nhi là măng non của đất nước” a. là măng non của đất nước b. măng non của đất nước c. là măng non 16. Bộ phận gạch chân trong câu sau trả lời câu hỏi nào dưới đây? Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam a. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hói Ai? b. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hói Là gì? c. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hói Làm gì? B. TỰ LUẬN 1. Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp và viết lại đoạn văn đó. Bản giao hưởng mùa thu cất lên những chiếc lá vàng rơi trong nằng lung linh kì ảo lá bàng phủ hai bên bờ tiếng gió xào xạc nói với lá hương mùa thu nhẹ thoảng nhưng con bướm vàng bay rối mắt. a. Đoạn văn trên có mấy câu? ............................................................... b. Ghi lại một câu theo mẫu câu : Ai thế nào? Có trong đoạn văn trên 2. a) Đánh dấu chấm, dấu phẩy vào những vị trí thích hợp cho đoạn văn sau và viết lại cho đúng. “Thá X¸m vµ NhÝm Xï ch¬i víi nhau rÊt th©n nh÷ng buæi s¸ng mïa hÌ hai b¹n thêng rñ nhau ra bê suèi h¸i hoa đào củ những buổi tối mùa thu hai bạn kéo ra bờ cỏ nô đùa dới ánh trăng ngày lại ngày tình cảm của Thỏ vµ NhÝm cµng thªm th¾m thiÕt”. b) Đoạn văn em vừa đánh dấu chấm, dấu phẩy xong có mấy câu ? Ghi lại một câu theo mẫu Ai làm gì? cã trong ®o¹n v¨n trªn. c) Điền tiếp bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Nh thế nào? để các dòng sau thành câu. - Non s«ng gÊm vãc ViÖt Nam……………………………………………………………. . - TiÕng hãt cña chim Häa Mi………………………………………………………………. . 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ (...) để hoàn chỉnh các thành ngữ, ca dao dưới đây: a. Nhường cơm................ b. Bán anh em xa........ .... c. Công cha như ........ ….. d. Nghĩa mẹ như …….. e. f. Nhường cơm................ (Nhường cơm sẻ áo) g. Bán anh em xa........ .... ( Bán anh em xa, mua láng giềng gần.) h. Công cha như ........ …..(Công cha như núi Thái Sơn.) d. Nghĩa mẹ như …….. (Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.) i. 4. Gạch chân những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo. 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau: a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng b. Các bạn học sinh trong cùng một lớp thường xuyên giúp nhau trong học tập c. Mẹ ngạc nhiên. d. Cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay em. 6. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, hai gạch dưới bộ phân câu trả lời câu hỏi Thế nào trong các câu sau: a. Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi. b . Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ..

(14) 7. Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm. a. Mấy con chim hót ríu rít trên cành. b. Mặt trời mọc đỏ ối. c. Cái trống trường. d. Cái cặp sách của em. 8. Xác định các câu sau thuộc mẫu câu nào? a. Chúng em là học sinh tiểu học. b. Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. c. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. 9. Ghi lại các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Trong đoạn văn sau: Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Câu Ai làm gì?: Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Câu Ai thế nào?: Trời nắng gắt. 10. Ca dao có câu: Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó?( hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?) ( - Chỉ ra hình ảnh so sánh: Bác Hồ với bông sen Tháp Mười. (1 điểm) - Nêu được ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam (bông sen Tháp Mười) của Bác Hồ.) 11. Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha đã viết: Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy. a. Nêu hianhf ảnh được so sánh ở câu thơ trên? b. Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thế nào ? (Qua hai câu thơ trên cho em thấy đợc mái tóc trắng của bà đợc so sánh với hình ảnh đám “Mây bông” trên trời cho thấy: Bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng...Chuyện của bà kể cho cháu nghe đợc so sánh víi h×nh ¶nh c¸i giÕng th©n thuéc ë lµng quª VNam cø c¹n xong l¹i ®Çy ý muèn nãi “Kho” chuyÖn cña bµ rÊt nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thơng đẹp đẽ... 12. Trong bài Ông và Cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết: Ông vật thi với cháu Keo này ông cũng thua Cháu vỗ tay hoan hô: “Ông thua cháu, ông nhỉ !” Bế cháu ông thủ thỉ: “Cháu khoẻ hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng”. a. Nêu các hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên?.

(15) b.Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ hai )người ông muốn nói với cháu những điều gì sâu sắc ? Gợi ý: Bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2) người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc rằng “Cháu khoẻ hơn ông nhiều !” Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ .Cháu là người sẽ lớn lên và khoẻ hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng ở cháu. Hình ảnh “Ông là buổi trời chiều”cho thấy vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như buổi trời chiều đang báo hiệu một ngày sắp hết.Ngược lại hình ảnh ‘Cháu là ngày rạng sáng’ cho thấy vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như trời rạng sáng báo hiệu một ngày mới đang bắt đầu.) 13. Ca ngợi tình thương của con người, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bài thơ Em thương như sau: Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. a. Tác giả đó dựng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ trên nêu các hình ảnh đó? b. Hình ảnh làn gió mồ côi và sợi nắng đông gầy gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào? Qua đó ,em cảm nhận được điêù gì ? Gợi ý: Qua bài thơ trên ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh nhân hoá “Ngọn gió mà cũng mồ côi !” Nhưng ở đây tác giả đâu chỉ nói về ngọn gió . Mà còn muốn nói về cả con người nữa . Nếu ngọn gió mồ côi , không tìm hấy bạn , vào ngồi trong cây thì cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình đang buồn bã ngồi ở một xó nhà vắng vẻ nào đó...Còn sợi nắng đông gầy ngã giữa vườn cây cải ngồng cũng giống như một em bé (Thậm chí một cụ già...) ốm yếu , ngã giữa một vườn hoa vắng người... Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại một nỗi buồn thương sâu xa.ở đời cũng phải buồn thương. Người mà không biết buồn thương , thông cảm với những đau khổ của người khác ,và của chính mình thì còn đâu là người. 14. Kết thúc bài Mẹ vắng nhà ngày bão ,nhà thơ Đặng Hiển viết: Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại . Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Gợi ý: Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? vì sao? Gợi ý: Theo em, hình ảnh “Mẹ về như nắng mới .Sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ đã nêu. Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão’ .Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh “Nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiể được một điều sâu sắc là :Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống ! Chính vì vậy , khi người mẹ trở về , cả gian nhà trở. 15. Qua bài thơ Bóng mây nhà thơ Thanh Hào có viết : Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hoá đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Đọc bài thơ trên em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ ? Gợi ý: Qua bài thơ ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên thật là đẹp đẽ,đó là hình ảnh của một người lao động cần cù chịu khó..

(16) Hai câu đầu bài hơ cho ta thấy hình ảnh người mẹ đi cấy trong một hoàn cảnh mà thời tiết rất khắc nhiệt ‘Trời nắng như nung –Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.Chính vì có một tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc nên người con mới “Ước gì em hoá đám mây –em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”.Ước muốn đó cho em thấy người con đã nghĩ về người mẹ của mình đang cấy mà phải phơi lưng trên cánh đồng nắng nôi vất vả đó. Qua đó ,em thấy được tình cảm đẹp đẽ và sâu sắc của người con đối với mẹ.. A. ĐÁP ÁN 3 Bài. Đáp án. Điểm.

(17) Câu1.. a/ 5 từ chỉ hoạt động : VD: - Sấn, xách, xé, xin, san ... - ngã, ngả, đẽo, đẩy, cưỡi… b/ VD : - Lá lành đùm lá rách - Gần nhà xa ngõ. - Trong xóm, ngoài làng. Đăt câu : Chúng ta cần có tinh thần lá lành đùm lá rách.. Đoạn văn đúng chính tả là: Ông chủ cưỡi ngựa, còn đồ đạc lừa mang hết. Lừa mệt quá, nhờ ngựa mang Câu 2. giúp chút ít. Ngựa không giúp. Lừa kiệt sức,chết. Ngựa phải mang tất cả đồ đạc trên lưng lừa .” Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? Con gì? Cái gì? là: Câu 3. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ Các bạn học sinh trường em Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì?như thế nào? là: ….đông nghịt người …thường đọc báo Măng Non khi ra chơi. Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? là: Sáng hôm qua, khi ra chơi. a) Những sự vật được nhân hoá là : mây, trăng sao, đất, mưa Chúng được nhân hoá bằng các cách: Cách 1: - Gọi tên các sự vật như con người : chị mây Cách 2: Biểu cảm sự vật cũng có hành động như con người: chị mây “kéo Câu 4. đến” ; trăng sao thì “ trốn” ; đất “nóng lòng, chờ đợi” Cách 3 : tác giả trò chuyện với mưa như đang tâm sự, tâm tình với một người bạn : Xuống đi nào mưa ơi! b) Nội dung đoạn thơ trên đã thể hiện sự đón đợi, háo hức mừng vui trước một cơn mưa tốt đẹp , tình cảm của tác giả cũng vậy yêu và gắn bó với thiên nhiên. Hoc sinh triển khai bài theo hướng sau * Mở bài : Giới thiệu người bà của mình * Thân bài: : + Kể về đặc diểm ngoại hình bà. + Đặc điểm về tính cách của bà Câu 5. + Tình cảm bà dành cho mọi người và bản thân * Kết luận: Tình cảm và lời hứa của em với bà. Lưu ý : Bài văn phải có câu văn sử dụng hình ảnh so sánh , nếu không trừ 1 điểm phần này! B. Cách chấm : - Chia thống nhất điểm ở những ý 0,5 điểm trở lên. - HS trình bày sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp trừ tối đa 1 điểm . - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần không làm tròn ! ĐÁP ÁN ĐÈ SỐ 5. 1,0. 1.0. 1,5. 1,5. 2,0. 3,0.

(18) I. Tr¾c nghiÖm. Khoanh vào chữ cỏi trước câu trả lời đúng C©u 1 (1 ®iÓm) D. thiếu nhi C©u 2 (1 ®iÓm): C. 4 từ C©u3 (1 ®iÓm): C. lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu C©u 4 (1 ®iÓm): Câu nào trong những câu dưới đây theo mẫu câu Ai thế nào? b) Nắng vàng ngày càng rực rỡ. II. Tù luËn. C©u 1 (2 ®iÓm): Trong Trêng ca §am San cã c©u: “Nhµ dµi nh tiÕng chiªng. Hiªn nhµ dµi b»ng søc bay cña mét con chim” Gợi ý: a) H×nh ¶nh so s¸nh trong hai c©u trªn: Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim. b) Cách so sánh ở đây đặc biệt ở chỗ: Hai sự vật so sỏnh với nhau khụng cựng loại (nhà/tiếng chiêng; hiên nhà/sức bay của chim). Do đó đã tạo ra sự bất ngờ. độc đáo, thú vị. C©u 2 (4 ®iÓm):TËp lµm v¨n Quê hương em đang thay đổi mới từng ngày. Hãy viết một bức thư cho bạn để thông báo về những đổi mới trên quê hương.. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7 Môn: Tiếng Việt PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1 (1 điểm): B Câu 2 (1 điểm): H Câu 3 (1 điểm): A Câu 4 (1 điểm): D Câu 5 (1 điểm): C Câu 6 (1 điểm):A Lưu ý: Những câu chọn 2,3,.. đáp án trở lên không cho điểm. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1 (4 điểm): Hình ảnh so sánh: Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà. (1 điểm) -. Cái hay: Hình ảnh so sánh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về. (2 điểm) (Những bài viết thành đoạn văn ngắn mới được điểm tối đa). Câu 2 (9 điểm): a) Mở bài: Giới thiệu được cảnh đẹp của quê hương (1 điểm).

(19) b) Thân bài (7 điểm): Bài văn viết đúng thể loại bài văn miêu tả. Nội dung cần nêu được: - Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích. - Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen lẫn khi miêu tả hoặc nêu cụ thể những ý riêng) Bài diến đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả. c) Kết luận: Nêu được cảm nghĩ của mình về cảnh đẹp của quê hương (1 điểm) Toàn bài trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp được 1 điểm. Đáp án đề số 10 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Em hãy chọn các chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm: Câu 1 (1 điểm): C. cười khúc khích, hò reo. Câu 2 (1 điểm): b, g Câu 3 (1 điểm): A. vì sắp sửa chữa đình làng. Câu 4 (1 điểm): E. nương rẫy A. nhà sàn B.suối C. ruộng bậc thang PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm): - Hình ảnh so sánh: Hồng chín như đèn đỏ - Tác dụng: vẽ nên bức tranh giàu màu sắc, trong đó mỗi chùm quả hồng chín đỏ như một chùm đèn lung linh toả sáng trong lùm cây. Câu 2 (4 điểm):Tập làm văn.

(20)

So Sánh So sánh

Bài Viết Liên Quan