Hệ bài tiết nước tiểu của người cơ thể bị gây hại như thế nào

Hệ  thống tiết niệu bao gồm nhiều cơ quan khác nhau gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, có chức năng chung là lọc và bài tiết ra nước tiểu... Trong đó, có hai quả thận [là cơ quan rất quan trọng], hai niệu quản, một bàng quang [còn được gọi là bọng đái] và hai niệu đạo [nối từ bàng quang ra ngoài].

Xét trên toàn bộ hệ thống tiết niệu, thận được coi là cơ quan trung tâm bởi nó là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng lọc và tạo ra nước tiểu, vốn là chức năng chính yếu của hệ thống này. Thận chỉ có kích thước tương đương với hai hạt xoài, nhưng trong đó lại chứa tới tận hơn 1 triệu các tiểu cầu thận, là những đơn vị cấu trúc, giống như những bể lọc tự nhiên của cơ thể vậy.

Vai trò của hệ tiết niệu

Nhắc đến hệ tiết niệu, người ta liên tưởng ngay tới việc tạo ra nước tiểu hàng ngày. Nhưng kỳ thực, nó sinh ra, không chỉ vậy mà còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất đó là chức năng lọc máu. Máu sẽ chảy qua hai thận. Tại đó, xảy ra quá trình siêu lọc. Dưới tác động của áp lực lọc, máu tự động chảy từ tiểu cầu thận, thoát ra nước tiểu tại đây và chảy vào trong bể thận trước khi thải ra ngoài. Nước tiểu có mùi khai [đó là mùi của ure], màu vàng [màu của creatinin]. Nếu một ngày đẹp trời nào đó, bỗng dưng bạn không tạo ra nước tiểu được nữa, sự khai ấy không xuất hiện thì ngày đó nhân viên y tế đứng ngồi không yên bởi đó là dấu hiệu của sự sống đang rất mong manh. Nếu một ngày nào đó, nước tiểu của bạn cứ trong veo và chẳng có mùi mẽ gì hết thì điều đó với nhân viên y tế lại là một vấn đề đau đáu. Bởi đó là dấu hiệu chứng tỏ hệ tiết niệu của bạn đang có vấn đề và việc của họ phải tái hồi phục lại sự cố này, mà bản chất sự cố này lại rất mực nan giải.

Hệ tiết niệu.

Nước tiểu là môi trường để hòa tan các chất độc nội sinh cũng như ngoại sinh, là môi trường để tống đẩy chất độc ra khỏi cơ thể. Cho nên, nếu không nói quá, nước tiểu có thể coi là trung tâm của tẩy rửa cơ thể.

Bên cạnh chức năng lọc máu và tạo ra nước tiểu, hệ tiết niệu còn có chức năng điều hòa huyết áp và cân bằng kiềm toan. Mặc dù chỉ là cơ quan tiếp nhận máu thụ động, nó không là bộ phận cấu thành nên hệ tim mạch, nhưng nó lại tham gia điều hòa huyết áp rất hiệu quả. Có thể hiểu một cách đơn giản, nếu mạch máu của thận tốt, không tiết ra quá nhiều hoạt chất trung gian là men chuyển thì huyết áp rất ổn định và tim mạch rất điều hòa. Nhưng nếu thận trục trặc, mạch máu thận kém hiệu quả, men chuyển tiết ra quá nhiều thì thận sẽ là nguồn cơn gây ra tăng huyết áp, thậm chí là kịch phát. Chỉ cần có một khối u nhỏ chèn ép vào mạch máu thận thì nó sẽ làm cho huyết áp tăng cao mà không một thuốc hạ huyết áp nào có thể khống chế được. Hiện nay, bên ngành dược học, đã phát hiện và khai thác triệt để điều này để bào chế ra các loại thuốc hạ huyết áp dựa vào cơ chế thận.

Tiếp theo là chức năng thăng bằng kiềm toan, hay còn gọi là cân bằng axit bazơ. Cân bằng này liên quan đến độ “chua” của máu, tức là liên quan trực tiếp đến nồng độ axit trong máu. Bình thường, mọi sự sống, mọi sự chuyển hóa đều có xu hướng thải loại ra nhiều gốc axit.Những gốc axit này sau đó được đào thài ra khỏi cơ thể nhờ vào thận.Không có gốc axit thì cơ thể không tồn tại nhưng nhiều gốc axit thì cơ thể lại bị ức chế chuyển hóa. Do đó, cơ thể cần phải có sự điều chỉnh và thận làm được điều này.

Hệ thống tiết niệu rất mực quan trọng. Nó là hệ thống ngầm của cơ thể mà nhờ có nó, mọi hệ thống khác mới hoạt động trơn tru bởi nó thải loại chất độc cho các cơ quan đó. Vì thế, bạn cần nâng niu và giữ gìn hệ thống tiết niệu. Cần phải phát hiện ngay các triệu chứng báo hiệu bệnh lý của hệ thống này để có hướng xử lý thích đáng.

Khi có “vấn đề”

Có nhiều triệu chứng báo hiệu hệ thống thận tiết niệu của bạn đang gặp phải vấn đề. Chúng bao gồm các triệu chứng sau đây.

Đái buốt, đái rắt, đái đau: Đó là cảm giác đau buốt rát khi bạn đi tiểu dù lượng nước tiểu ít hay nhiều, trong hay đục. Bình thường, bạn đi tiểu rất nhẹ nhàng và không có một cảm giác gì hết. Hầu như nước tiểu tự chảy ra và không gây ra một cảm giác gì đủ cho bạn cảm nhận. Nhưng khi đi tiểu đau rát, thì chỉ són một giọt nước tiểu cũng làm cho bạn hoảng sợ. Nó làm cho bạn cảm thấy đau nhói và không muốn đi tiểu nữa. Nhiều lúc buồn tiểu mà sợ đi tiểu bởi đau quá đến mức tiểu ra một chút rồi nín lại vì đau. Dấu hiệu này chứng tỏ hệ thống tiết niệu của bạn đang bị viêm. Và bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh như viêm niệu đạo cấp, viêm bàng quang cấp. Xét nghiệm cần làm lúc này là xét nghiệm nước tiểu.

Khám lâm sàng hiện bệnh tiết niệu.

Tiểu đục, tiểu mủ, tiểu có mỡ: Bình thường nước tiểu của bạn phải trong hoặc hơi hanh vàng. Nó không thể và không được phép có màu gì khác. Ngay cả khi trước đó 2 giờ đồng hồ, bạn có uống nước trà đặc có màu đỏ vàng sậm thì nước tiểu của bạn cũng không được phép đỏ vàng. Nhưng nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sậm thì cơ thể bạn đang hơi bị thiếu nước. Nếu nước tiểu của bạn đục, có mủ, có mỡ thì hệ tiết niệu đang bị viêm nặng hoặc bị thông thương với hệ bạch huyết. Một số bệnh bạn có thể mắc bao gồm: bệnh lậu, bệnh giang mai, viêm niệu đạo cấp không do lậu, viêm bàng quang. Những bệnh này có nguy cơ lan ngược lên trên và gây ra viêm đường tiết niệu ngược dòng vô cùng tệ hại ví dụ như viêm thận - bể thận và dẫn tới là suy thận. Xét nghiệm cần làm là xét nghiệm nước tiểu và dịch niệu đạo.

Tiểu máu, tiểu ra bạch cầu: Bình thường, nước tiểu của bạn trong veo và không được phép chứa tế bào. Nó không được phép có màu hồng, màu đỏ hoặc màu bất thường gì khác. Ngoại trừ bạn ăn thực phẩm có màu đỏ quá nhiều ví dụ như ăn dưa hấu, rau dền đỏ, thanh long đỏ thì nước tiểu của bạn có thể có màu đỏ. Nhưng sau 24 giờ, nước tiểu sẽ trong bình thường trở lại và không để lại một dấu ấn gì. Và bạn cũng cần nhớ nước tiểu của bạn cũng không được chứa tế bào dù chỉ với số lượng rất ít, bất kể đó là tế bào gì. Vì quá trình siêu lọc ngăn chặn mọi tế bào thất thoát khỏi cơ thể. Khi nước tiểu của bạn có chứa máu thì đó là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ hệ thống tiết niệu đang bị tổn thương cơ học. Đừng quan trọng là máu ít hay máu nhiều, nước tiểu màu hồng hay màu đỏ. Miễn là có máu thì hệ tiết niệu đang bị tổn thương. Một số bệnh bạn có thể mắc phải khi có triệu chứng này là: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Bạn cũng có thể mắc phải bệnh viêm niệu đạo cấp hoặc bàng quang cấp.

Tiểu đường, tiểu đạm, tiểu dưỡng chấp: Thông thường, nước tiểu của bạn không có đường, đạm và dưỡng chấp. Những thứ này cho dù có được lọc hay không được lọc qua tiểu cầu thận thì chúng vẫn được tái hấp thu hết ở trong nội bộ thận trước khi được thải ra ngoài niệu quả. Nếu vì một lý do nào đó, trong nước tiểu của bạn có đường hoặc có đạm thì đó là một vấn đề đáng ngại. Biểu hiện của nước tiểu có đường không phải là bạn nếm thấy ngọt mà là vì nước tiểu của bạn chóng đóng cặn hơn. Nếu vô tình bạn đi tiểu ra ngoài nền đất hoặc gốc cây, một ngày sau, xung quanh vị trí nước tiểu có đầy kiến bám. Kiến bám là vì nước tiểu có đường. Dù ngày hôm trước bạn có uống nước đường, ăn một bữa cơm no nê có nhiều đường ngọt thì nước tiểu cũng không-bao-giờ-có-đường. Còn nước tiểu có đạm chỉ có thể phát hiện được qua xét nghiệm nước tiểu. Khi đó, bác sĩ sẽ báo rõ cho bạn trong nước tiểu có protein. Nếu nước tiểu có đường thì bạn đang bị đái tháo đường điển hình. Còn nếu nước tiểu của bạn có protein thì tiểu cầu thận của bạn đang gặp phải trục trặc, thường là những trục trặc rất nan giải. Trong các trường hợp này, bạn cần phải làm xét nghiệm bao gồm xét nghiệm nước tiểu thông thường và xét nghiệm cặn Addis tích lũy nước tiểu trong 24 giờ.

Một số triệu chứng khác của hệ thống tiết niệu bao gồm: đau vùng cột sống thắt lưng, sốt nhẹ cho đến vừa, phù toàn thân…

Nhìn chung, hệ thống tiết niệu là một hệ thống toàn năng vì nó trả lại cho cơ thể sự sống trong sạch theo đúng nghĩa đen của nó. Đồng thời nó còn tham gia chức năng cân bằng nội môi, một chức năng quyết định tới sự tồn tại bình thường của sự sống. Vì thế, đừng coi nhẹ nó, hãy trân trọng và chăm sóc nó từ khi còn chưa bị bệnh.


BS. Yên Lâm Phúc

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở nam giới và người già.

Triệu chứng bệnh thường là đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu, tiểu thường xuyên. Ngoài ra, ung thư bàng quang còn gây các rối loạn khác ở hệ tiết niệu của người bệnh.

5. Bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu: sỏi thận

Sỏi thận là những khối tinh thể rắn xuất hiện ở bất cứ đâu trong thận và có thể di chuyển trong đường tiết niệu. Những viên sỏi thận hình thành khi sự tích tụ hóa chất trong nước tiểu tạo thành một hoặc nhiều khối rắn với nhiều kích thước.
Bệnh thường gây đau lưng và có máu trong nước tiểu. Điều trị thường dùng các liệu pháp xâm lấn tối thiểu như tán sỏi bằng sóng xung kích ngoại bào hoặc tán sỏi bằng lazer.

6. Bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Suy thận

Bệnh suy thận có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Trong đó, tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.

Trong trường hợp mạn tính, bệnh khiến thận không thể lọc chất thải từ máu. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy bộ phận, các chức năng chính và những bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu của con người. Nhìn chung, hệ tiết niệu đóng vai trò như một nhà máy sàng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở hệ cơ quan này đều khiến cho chức năng chính của nó bị ảnh hưởng. Kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra ở hệ tiết niệu bằng cách thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ Đề