Hiện nay việt nam quy định như thế nào để tránh bán chui cổ phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC từ ngày 11/1 cho đến khi có quyết định thay thế. Tuy nhiên, sự việc này cũng đã làm thiệt hại rất nhiều cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ khi không những cổ phiếu FLC mà hàng loạt cổ phiếu dòng bất động sản đều giảm sàn trong những phiên gần đây.

Dư luận và cộng đồng nhà đầu tư đang bức xúc xoay quanh câu chuyện bán không đăng ký cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, nhất là đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc này. Trước đó vào năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết cũng thực hiện hành vi vi phạm tương tự nhưng chỉ bị xử phạt 65 triệu đồng. Lúc này dư luận đặt câu hỏi liệu khuôn khổ pháp lý và việc thực thi đã đủ tính răn đe?

Chuyên gia chứng khoán Đỗ Anh Việt, công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng cho rằng: "Việc FLC bán không đăng ký cổ phiếu không phải là việc lần đầu, năm 2017 FLC đã từng bán không đăng ký số lượng rất lớn khoảng 57 triệu cổ phiếu, theo tính toán thời gian đó họ đã đút túi 400 tỷ đồng. Vậy nên việc bán không đăng ký lần này nằm trong tính toán của ban lãnh đạo chứ không có sự nhầm lẫn nào cả.

Lần này Uỷ ban chứng khoán đã có những hành động về việc ngăn chặn giao dịch và hoàn lại cổ phiếu. Tuy nhiên ảnh hưởng niềm tin đối với nhà đầu tư là rất lớn, cổ phiếu FLC giảm sàn và rất nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng bị ảnh hưởng. Thời điểm này, cổ phiếu đầu cơ và cổ phiếu bất động sản thì sự việc này làm “xì hơi bong bóng” những cổ phiếu đầu cơ".

Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2022 quy định nếu giá trị "giao dịch chui" theo mệnh giá cổ phiếu [10.000 đồng/cổ phiếu] từ 50 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng thì bị phạt từ 5-250 triệu đồng. Trường hợp giá trị giao dịch theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt từ 3-5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế.

Trong trường hợp của ông Trịnh Văn Quyết, vào ngày 10/1, ông Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC và giả sử khớp với giá sàn 21.150 đồng/cổ phiếu, chưa kể trong phiên này có hơn 8.400 cổ phiếu được bán với giá trần 24.100 đồng thì ông Quyết có thể thu về khoảng 1.580 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức xử phạt chỉ tính theo mệnh giá cổ phiếu, tương đương 748 tỷ đồng cho 74,8 triệu cổ phiếu FLC bán. Áp khung từ 3-5%, ông Quyết chỉ bị phạt từ 22,4-37,4 tỷ đồng. Giả sử giao dịch thành công, được công nhận, so với lợi nhuận đem lại thì mức xử phạt hiện nay không đủ sức răn đe và phòng ngừa.

Chuyên gia chứng khoán Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích- Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt phân tích: "Chúng ta thấy: theo Luật chứng khoán sửa đổi mới chính thức hoạt động từ năm 2021 thì các việc liên quan đến bán chui cổ phiếu đều có quy định khá cụ thể của pháp luật. Mức phạt cao nhất trong hoạt động này là từ 3-5% giá trị giao dịch.

Ngoài ra, Uỷ ban chứng khoán có tìm thấy các thông tin khác nữa thì hoàn toàn có khả năng sẽ phải mua lại số cổ phiếu đó, hay là sẽ phải đền bù phần chênh lệch để nạp vào cơ quan nhà nước. Như vậy chúng ta thấy khá rõ về quy định liên quan đến việc bán cổ phiếu mà chưa công bố thông tin. Xét chung chúng ta thấy nó cũng có những tác động tiêu cực nhất định đối với nhà đầu tư hiện tại vì thế hệ nhà đầu tư F0 thời điểm hiện tại và 2 năm trở lại đây chưa tiếp cận được nhiều thông tin này nên có những lo lắng nhất định. Tuy vậy tôi cho rằng, cơ bản chúng ta có những quy định rõ ràng về hoạt động này".

Việc lãnh đạo của một doanh nghiệp bán không đăng ký cổ phiếu cũng khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ mất niềm tin, trở thành hiện tượng không đáng có trên thị trường, trong khi nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp niêm yết khác vẫn đang nỗ lực hết mình. Việc làm này còn ảnh hưởng đến tính minh bạch của doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung.

Ông Trần Đức Minh, một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cho biết: "Tập đoàn FLC bán cổ phiếu ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư cá nhân, làm hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm đồng loạt, ảnh hưởng đến niềm tin về thị trường chứng khoán của Việt Nam. Về hình phạt theo tôi chưa đủ sức răn đe với hành động bán không đăng ký cổ phiếu, đặc biệt là lãnh đạo nắm trong tay nhiều cổ phiếu, tác động đến thị trường, theo tôi nên có chế tài, răn đe thích đáng đến hành động làm ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường chứng khoán tại Việt Nam".

Trưa ngày 12/1, một số nhà đầu tư chứng khoán đã nhận được tin nhắn thông báo hoàn trả tiền từ đợt mua cổ phiếu FLC hôm 10/1. Theo đó một công ty chứng khoán đầu ngành đã thực hiện hủy kết quả khớp lệnh mua đối ứng cổ phiếu FLC trên tài khoản và hoàn trả tiền ngay trong ngày 12/1. Việc hoàn trả này được thực hiện theo thông báo 436 của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam [VSD] về điều chỉnh thông tin thanh toán giao dịch đối với mã FLC ngày 10/1./.

VOV.VN - Khi câu chuyện Tân Hoàng Minh thắng cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm còn chưa kịp lắng thì đã có thông tin DN này huỷ hợp đồng đấu giá. Nhiều chuyện xảy ra thời gian qua khiến người ta có cảm giác những ông lớn này đang khinh nhờn luật pháp.

Trong thời điểm vừa rồi, thị trường chứng khoán một cá nhân có hành vi bán ra số lượng lớn cổ phiếu mà không báo cáo và công bố thông tin giao dịch, đến mức ủy ban chứng khoán nhà nước đã xem xét và xử phạt hành chính đối với hành vi này. Vậy bán chui cổ phiếu là gì? và mức phạt khi bán chui cổ phiếu, sau đây FTV sẽ phân tích những vấn đề xoay quanh bán chui cổ phiếu.

Bán chui cổ phiếu là gì?

Bán chui cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty.

Bán chui cổ phiếu là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp những đối tượng theo quy định của pháp luật cần phải công bố thông tin trước khi bán [chuyển nhượng] cổ phiếu nhưng đã thực hiện giao dịch mà không tuân thủ theo quy định.

Vậy những đối tượng nào cần phải công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu.

 Nhà đầu tư nằm trong đối tượng công bố thông tin gồm:

  • Theo quy định tại khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán và những người có liên quan tới người nội bộ: người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng.
  • Cổ đông lớn hoặc người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của các công ty đại chúng, nhà đầu tư hoặc người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
  • Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế bán [chuyển nhượng] của công ty đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
  • Các nhà đầu tư nước ngoài liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành hoặc từ 05% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
  • Cổ đông, người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, nhà đầu tư hoặc người có liên quan mua vào để sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu, công ty mục tiêu hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư mục tiêu.

Trong đó:

Theo giải thích theo khoản 45 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: Người nội bộ là những người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy điều hành, quản trị của doanh nghiệp, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Theo giải thích theo khoản 46 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: Người có liên quan là các cá nhân, tổ chức có mối quan hệ với nhau.

Khi mua bán cổ phiếu có cần công bố thông tin  

Cụ thể, theo Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC: quy định người nội bộ trong công ty đại chúng, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, phải công bố thông tin như sau:

Người nội bộ cần phải công bố thông tin, báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, [đối với những cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, đăng ký giao dịch] trước và sau khi thực hiện giao dịch.

Trong đó, giá trị giao dịch được dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên, giá trị giao dịch dự kiến trong mỗi tháng có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên [đối với cổ phiếu đã niêm yết, chứng chỉ quỹ, trái phiếu chuyển đổi] hoặc theo giá phát hành lần gần nhất [với chứng chỉ quyền] hoặc giá trị chuyển nhượng, bán [đối với quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phiếu, quyền mua chứng quỹ],… kể cả không thực hiện chuyển nhượng [bán] thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán [giao dịch cho hoặc được cho, thừa kế và các trường hợp khác].

Thời gian công bố thông tin sẽ trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch ít nhất 3 ngày làm việc, người nội bộ có nghĩa vụ công bố các thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch, kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch và người nội bộ cần phải công bố thông tin về kết quả giao dịch, giải trình nguyên nhân không thực hiện hoặc không thực hiện hết khối lượng giao dịch đăng ký [nếu có].

Mức phạt bán chui cổ phiếu là bao nhiêu?

Mức phạt bán chui cổ phiếu là bao nhiêu?

Ngoài ra, tại điều 16 Luật chứng khoán năm 2019, khi cổ đông của công ty đại chúng muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì cần đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trừ những trường hợp sau:

  • Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ tất cả 100% vốn điều lệ, các đơn vị sự nghiệp công lập đổi thành công ty cổ phần.
  • Bán cổ phiếu theo bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, theo quyết định của trọng tài hoặc khi phá sản, mất khả năng thanh toán...

Như vậy, có thể hiểu, nếu cổ đông công ty hoặc người nội bộ bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin, đăng ký giao dịch với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị coi là bán chui cổ phiếu và bị xử phạt.

Theo quyết định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch sẽ bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch trên thực tế tính theo mệnh giá [đối với cổ phiếu, chứng chĩ quỹ, trái phiếu chuyển đổi] hoặc theo giá phát hành gần nhất [với chứng quyền có bảo đảm] hoặc giá trị chuyển nhượng [đối với quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phiếu, quyền mua chứng chỉ quỹ] như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị lê tới 50.000.000 đồng - dưới 200.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng - dưới 400.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng - dưới 600.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng - 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng - dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng - 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng - dưới 3.000.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng - 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng - dưới 5.000.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng - 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng - dưới 10.000.000.000 đồng.

Phạt tiền 3% - 5% giá trị chứng khoán giao dịch trên thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn so mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm B khoản 3 Điều 5 nghị định này thì sẽ áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm B khoản 3 Điều 5 tại Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là: 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố các thông tin tại khoản 5 điều này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 03 tháng - 05 tháng.

Đáng nói thêm chính là việc giao dịch mua, bán cổ phiếu chui sẽ gặp rất nhiều rủi ro cho:

  • Nhà đầu tư nhỏ lẻ, bởi thường các cổ phiếu này thuộc dạng lướt sóng, đầu cơ,…
  • Các công ty chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ các cổ phiếu này bởi sau khi bị công cố mức phạt, từ đó có thể thấy được giá trị của các loại cổ phiếu này hay có xu hướng giảm mạnh. Do vậy các công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Bán chui cổ phiếu để được lợi gì?

Bán chui cổ phiếu được lợi gì?

Việc bán chui cổ phiếu mang lại rất nhiều lợi ích đối với những cổ đông sáng lập, những người nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn, điển hình chính là vụ bán chui cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết sau khi bán chui cổ phiếu ông Quyết chỉ phải chịu mức phạt rất thấp là 1,5 tỷ, nhưng lợi ích từ việc bán chui cổ phiếu lên tới cả nghìn tỷ.

Từ trước đến nay, việc bán chui cổ phiếu không đăng ký đã xảy ra rất nhiều trên thị trường chứng khoán và ủy ban chứng khoán nhà nước cũng đã nhiều lần xuống tay xử phạt với các trường hợp bán chui cổ phiếu này.

Và sự việc nóng hổi vừa xảy ra gần đây là trường hợp mua bán không thực hiện báo cáo của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Theo được biết, ngày 10/1, ông Quyết đã bán đi 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong tổng con số 175 triệu cổ phiếu đã đăng ký bán, đồng thời tổng giá trị đăng ký bán 3.850 tỷ và lượng đã bán ra khoảng 1.650 tỷ đồng.

Nếu áp theo Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán thì mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với các tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

Với số lượng cổ phiếu FLC đã giao dịch vừa qua, có khả năng ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị phạt ở mức tối đa là 1,5 tỷ đồng. Con số này đem so sánh với 1,65 nghìn tỷ lợi nhuận thu được như một hạt cát rơi giữa sa mạc.

Kết luận

Trên đây, chắc các bạn cũng đã hiểu được bán chui cổ phiếu là gì? và mức xử phạt của nó như thế nào. Qua bài viết mong rằng các nhà đầu tư cần phải minh bạch trong việc giao dịch cổ phiếu để tránh tình trạng bị xử phạt và gây ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cảm ơn tất cả mọi người đã theo dõi bài viết của FTV chúng tôi.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

Thị trường chứng khoán hiện nay tại Việt Nam đang được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn cùng với rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu các bạn đang muốn thử sức với chứng khoán hoặc còn lo ngại chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy liên hệ ngay tới FTV. Tại đây, nhà đầu tư sẽ được chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tài chính tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro cũng như làm sao để đầu tư đem lại lợi nhuận cao.

Nếu còn câu hỏi, thắc mắc về Bán chui cổ phiếu là gì? Hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết liên hệ ngay tới số HOTLINE 0983 668 883, của công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề