Hiệu số hạt cơ bản là gì

Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp.

Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử gồm 2 phần:

– Vỏ nguyên tử: gồm các electron [e] chuyển động rất nhanh: me = 9,1094.10-31kg; qe = -1,602.10-19C.

– Hạt nhân nguyên tử: hầu hết đều được tạo thành từ proton và nơtron [trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron].

+ Proton [p]: mp = 1,6726.10-27kg; qp = 1,602.10-19C.

+ Nơtron [n]: mn = 1,6748.10-27kg; qn = 0.

Tóm tắt cấu tạo của nguyên tử

Kích thước và khối lượng của nguyên tử

– Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé.

– Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân [vì khối lượng của e rất nhỏ bé]. Do đó một cách gần đúng có thể coi khối lượng nguyên tử là khối lượng của hạt nhân.

Mối quan hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử

– Vì nguyên tử trung hòa về điện nên trong mọi nguyên tử luôn có: số p = số e.

– Với nguyên tử bền: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p [các nguyên tử có số p ≥ 82 thì không bền là những chất phóng xạ].

Các đại lượng đặc trưng của nguyên tử và cách kí hiệu nguyên tử

Nguyên tử có 2 đại lượng đặc trưng là số đơn vị điện tích hạt nhân [Z] và số khối [A].

– Số đơn vị điện tích hạt nhân [Z] = số electron [E] = số proton [P] = số hiêu nguyên tử.

– Số khối [A] = Z + N [số nơtron].

Cách kí hiệu đầy đủ của nguyên tử X: ZAX.

Nguyên tố hóa học và đông vị

– Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

– Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

– Số khối: A = Z + N.

– Số khối A và số proton [số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử] Z là 2 đại lượng đặc trưng cho nguyên tử.

Xem thêm:
Tổng hợp lý thuyết hóa học phổ thông

Tổng số hạt trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. X và Y là

A. Ca và Fe

B. Mg và Fe

C. K và Ca

D. Na và K.

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Na, K

B. K, Ca

C. Mg, Fe

D. Ca, Fe

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Na, K.

B. K, Ca.

C. Mg, Fe.

D. Ca, Fe.

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Na, K

B. K, Ca

C. Mg, Fe

 D. Ca, Fe

Các kiến thức cần có để giải dạng toán này:

  • Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
  • Số khối A = p + n
  • Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e
  • Nên X = 2p + n
  • Với a là số hạt nào đó [p, n, e], thì phần trăm số hạt a sẽ là:



Ví dụ 1:

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12. Tức là [p+e] – n = 12.

Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức  p = 13 [1]
Ta lại có [p+e] – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 [2]
Thế [1] vào [2] ta được:  2 . 13 – n = 12
Suy ra  n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.


Ví dụ 2: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Các bạn hình dung sơ đồ sau:

Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

                % n = 33,33%     n = 33,33.21100 = 7 [1]              

                X = p + n + e mà p = e  2p + n = 21 [2]

              

               Thế [1] vào [2]  p = e = 2172 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+ , có 7e 

Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các bài tập tương tự:


Bài 1
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Bài 2


Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.


Bài 3

Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.


Bài 4

Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?


Bài 5

Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.


Bài 6

Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.


Bài 7

Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.


Bài 8

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.



Bài 9

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Video liên quan

Chủ Đề