Hiv ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

SKĐS - Sau khi phát hiện ra HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, trong khi nhiều tiến bộ đã được thực hiện, đến nay HIV/AIDS vẫn là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Sau khi phát hiện ra HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, trong khi nhiều tiến bộ đã được thực hiện, đến nay HIV/AIDS vẫn là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Thuốc chữa đặc hiệu vẫn chưa tìm ra dù rằng xuất hiện thường xuyên những từ “hy vọng”,... Và HIV ngày càng “xảo quyệt” hơn để tồn tại...

HIV tự đột biến gen để tồn tại

Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy rằng HIV ngày càng trở nên xảo quyệt hơn so với những gì từng được nhìn thấy trước đây. Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Yale và Đại học Bắc Carolina đã phát hiện virut này có thể định cư trong não người chỉ 4 tháng kể từ sau khi xâm nhập cơ thể bệnh nhân. Virut trong não cũng thực hiện việc đột biến di truyền - tự nó biến đổi khác với chính nó khi lưu thông trong máu - điều đó có nghĩa là những loại thuốc hiện thời nhằm ngăn ngừa virut này sẽ không hoạt động hiệu quả tại hệ thần kinh trung ương. Qua thời gian, nếu HIV không được điều trị đúng cách thì nó sẽ gây ra những tác động thần kinh và sức khỏe tâm thần tiêu cực, chẳng hạn như triệu chứng sưng não và một dạng bệnh mất trí nhớ.

HIV đang tỏ ra “quỷ quyệt” khi cố gắng tồn tại trong não, làm suy giảm thần kinh nhận thức .

Nhà thần kinh học tại Trường Y khoa Yale, bà Serena Spudich cho biết, phần lớn mọi người bày tỏ sự quan tâm đến HIV là một căn bệnh trong hệ miễn dịch, nhưng nó đã có tác động đến não. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm 72 nam giới trưởng thành đã được chẩn đoán dương tính với HIV ở San Francisco. Mẫu máu và dịch não tủy của họ được lấy đi và ghép nối. Những mẫu này đã cho thấy rằng HIV đã “xâm lược” vào hệ thần kinh trung ương chiếm hơn 3/4 đối tượng chỉ trong vòng vài tháng đầu tiên nhiễm bệnh. Vào năm thứ hai của thời kỳ nhiễm bệnh, HIV sẽ bắt đầu tự nhân bản chính nó một cách độc lập trong CNS từ các quần thể virut trong máu cho đến việc tăng 1/4 của các đối tượng này.

Quá trình này được biết đến dưới cái tên là “chia thành ngăn”, đó là khi virut bắt đầu thành “một cửa hàng” trong một phần riêng biệt của cơ thể và bắt đầu tái sinh sản chính nó. Quá trình chia thành ngăn HIV ở não là một đề tài rất khó khăn để nghiên cứu, bởi vì các nhà nghiên cứu không thể lấy sinh thiết não của người sống - họ chỉ thanh sát virut này bằng cách đặt vòi vào cột sống và tiến hành thu thập dịch não tủy. Những hệ quả tiêu cực của HIV trong hệ thần kinh trung ương đã được ghi nhận trong thời gian qua. Ở những trường hợp tồi tệ nhất, bệnh HIV còn liên đới với bệnh mất trí nhớ, trong đó một cuộc nghiên cứu đã xác định về các triệu chứng nổi bật nhất do HIV gây ra bao gồm sự thờ ơ, lãnh đạm, câm, run rẩy, không kiểm soát, tê liệt và trong một số trường hợp còn có cả rối loạn tâm thần.

Thuốc ARV giúp ngừa HIV.

Hiệu quả của liệu pháp ARV

Một nghiên cứu vào năm 2004, đã báo cáo rằng HIV có thể dần dần làm suy yếu “chức năng thường nhật”, khiến cho cơ thể chúng ta khó thực hiện công việc cũng như diễn đạt bằng lời nói. Mặc dù các triệu chứng như thế đã được cải thiện nhờ việc trị liệu HIV bằng ARV. Nhưng virut vẫn tồn tại. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã khám phá ra rằng, hơn nửa số đối tượng nhiễm HIV đã bị suy giảm thần kinh nhận thức. HIV dù đã bị diệt sạch trong máu thì virut đã biến đổi gen trong não có thể di chuyển ngược trở lại máu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng gần nửa số người có HIV đã nhận được liệu pháp ARV vào năm 2013. Nghiên cứu cũng cho biết rằng những người có HIV không được điều trị bởi vì họ không hề hay biết họ đã thật sự nhiễm HIV. Ông Carl Dieffenbach, Giám đốc Nghiên cứu HIV/AIDS tại Viện Nghiên cứu quốc gia về dị ứng và các bệnh truyền nhiễm (NIAID), một nhánh của Viện Nghiên cứu Y tế quốc gia Mỹ (NIH), cho rằng để tìm ra thuốc chữa HIV, các nhà khoa học cần phải xem xét “các bể chứa dựa trên mô” chẳng hạn như não và các cơ quan nội tạng khác. Các dung dịch thuốc trong điều trị HIV nên được thiết kế để có thể xâm nhập vào não nhằm ngăn chặn virut này bắt rễ ở đó.

Trong một nghiên cứu quốc tế được công bố vào năm 2011 và nó được tài trợ bởi NIAID, trong đó liệt kê rằng liệu pháp ARB nếu dùng ở thời kỳ đầu nhiễm HIV có thể làm giảm sự nhiễm HIV qua đường tình dục ở các đôi bạn tình khác giới tới 96%. Từ những số liệu tích cực trên có thể hy vọng rằng cuối cùng thì HIV/AIDS cũng được đặt trong tầm kiểm soát. Nhưng nghiên cứu tại Trường Y khoa Yale chỉ ra rằng, có nhiều vấn đề từ HIV mà nhân loại vẫn chưa biết tường tận. Như vậy, cuộc chiến chống HIV vẫn còn phải tiếp tục với không ít cam go.

(Theo TAL, 3/2015)

NGUYỄN THANH HẢI