Ho khan ngứa họng uống thuốc gì

Ngứa họng ho là triệu chứng khá thường gặp, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của cho bất cứ ai. Hơn nữa đây còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường hô hấp cần được điều trị sớm. Cùng MEDLATEC phân loại, xác định những nguyên nhân gây ngứa họng và ho qua bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân gây triệu chứng ngứa họng ho

Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể tự nhiên, giúp loại bỏ dị vật, làm sạch đường hô hấp. Ngứa cổ họng cũng gây ra phản xạ ho, có thể do nhiều nguyên nhân như sau:

1.1. Do kích thích từ môi trường

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra ho, ngứa họng cấp tính gồm:

- Viêm mũi dị ứng

Tình trạng này thường gặp khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, kết hợp với các yếu tố tác động gây kích thích cổ họng như: phấn hoa, khói bụi, thuốc lá,... Viêm mũi dị ứng sẽ khiến bạn có những biểu hiện khác như hắt xì hơi nhiều lần, ngứa mắt, chảy nước mắt, mệt mỏi, nghẹt mũi,...

Viêm mũi dị ứng thường gặp khi thời tiết thay đổi

Viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó có thể kéo dài, lặp lại nhiều lần nếu không điều trị dứt điểm.

- Dị ứng

Dị nguyên dị ứng có thể đến từ:

+] Thực phẩm: hải sản, sữa, trứng, lúa mì,... gây ngứa cổ họng, khoang miệng cùng một số biểu hiện kèm theo khác.

+] Thuốc: Dị ứng với các loại kháng sinh, penicillin dễ gây tình trạng ngứa họng, phát ban, ho, ngứa tai, buồn nôn, ói mửa, tụt huyết áp, tiêu chảy, da đỏ quanh mắt, khó nuốt,... Ngoài ra một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ ngứa cổ họng và ho.

1.2. Do nguyên nhân bệnh lý

ngứa họng ho có thể xuất phát từ các bệnh lý của cơ thể như:

- Nhiễm vi khuẩn, virus

Vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp cũng thường gây ngứa họng, ho. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài một thời gian, sau khi khỏi bệnh thì triệu chứng cũng tự hết. Chỉ trong trường hợp bội nhiễm thì ngứa họng ho mới kéo dài, lúc này bạn cần tới bệnh viện để được khám và điều trị dứt điểm.

Ngứa họng ho do nhiễm virus, vi khuẩn sẽ kèm theo các triệu chứng liên quan như sốt, nhiễm cúm, đau nhức cơ thể, ho dai dẳng, nghẹt mũi, nhức đầu,...

- Viêm - đau họng

Cảm lạnh, cảm cúm, viêm đau họng đều gây ra triệu chứng ngứa họng và ho đầu tiên, sau đó sẽ dẫn tới viêm sưng cổ họng, ho khan hoặc ho có đờm, sổ mũi, sốt, hắt hơi,... tùy vào tình trạng bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ngứa họng ho

- Trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, acid và dịch dạ dày sẽ gây kích thích, tổn thương vùng họng, tạo cảm giác ngứa, Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng nhận biết kèm theo như viêm thanh quản, khó nuốt, nóng ở ngực và cổ họng, miệng có vị lạ,...

- Viêm mũi, viêm xoang

Viêm mũi, viêm xoang cũng gây ra triệu chứng ngứa họng, ho và kèm theo chảy nhiều dịch mũi.

Cần phân biệt ngứa họng ho cấp tính với các triệu chứng ho nguy hiểm hơn như: ho khan, ho có máu,... Đây đều là những tình trạng bệnh khó điều trị, nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tính mạng người bệnh. Nếu ngứa họng, ho do bệnh lí, cần điều trị bệnh dứt điểm để tránh triệu chứng kéo dài thành mãn tính.

1.3. Do các yếu tố khác

Ngứa họng ho cấp tính có thể do một số nguyên nhân khác như:

- Mất nước: khát nước nhiều giờ, mất nước do ốm sốt cũng là nguyên nhân dẫn tới ngứa họng, khô họng và ho.

- Cổ họng tổn thương: Một số nhóm người thường xuyên phải nói to, sử dụng cổ họng nhiều như giáo viên, ca sĩ, nhà diễn thuyết,... dễ khiến họng tổn thương. Biểu hiện gồm ngứa họng, đau rát họng, khó nuốt, ho dai dẳng,...

Khói bụi không khí cũng có thể gây tổn thương cổ họng

- Môi trường sống ô nhiễm: Những người sống và làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi dễ bị ngứa họng ho và các bệnh lý đường hô hấp khác, đặc biệt là phổi.

- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Chăm sóc răng miệng không tốt có thể dẫn tới viêm nhiễm niêm mạc họng.

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Thường xuyên uống nước lạnh, nước đá, ăn đồ cay nóng, hút thuốc lá, uống rượu bia cũng khiến cổ họng bị tổn thương, sưng viêm.

2. Làm gì để giảm ngứa họng ho?

Triệu chứng đường hô hấp này gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Hầu hết các trường hợp ho khan, ngứa cổ họng đều có thể điều trị, giảm triệu chứng bằng một số biện pháp sau:

2.1. Súc họng bằng nước muối

Nước muối có khả năng sát khuẩn, làm sạch tốt. Súc họng nước muối sẽ giúp bạn làm sạch, thông thoáng cổ họng, dịu cơn ngứa và ho. Nên thực hiện súc họng mỗi sáng để làm sạch và ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp thường gặp.

2.2. Ngậm mật ong chanh

Đây là bài trị ngứa họng, ho rất hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Ngậm một thìa mật ong hoặc nước mật ong chanh ấm sẽ giúp làm dịu nhẹ cổ họng, giảm ngứa ho nhanh chóng.

Ngậm mật ong chanh giúp giảm ngứa, đau rát họng rất hiệu quả

2.3. Dùng kẹo ngậm và siro ho

Kẹo ngậm ho và siro ho cũng giúp giảm ngứa cổ họng, giảm đau rát và ho rất tốt. Cách điều trị này đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ vì đơn giản, hiệu quả mà vị ngọt của kẹo rất được trẻ yêu thích.

2.4. Thuốc chống dị ứng, thuốc xịt mũi

Với các trường hợp Viêm mũi dị ứng, ngứa họng ho do dị ứng thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc chống dị ứng và thuốc xịt mũi để làm giảm triệu chứng bệnh.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa ngứa họng ho và các bệnh lý đường hô hấp, mỗi người cần tự tăng cường bảo vệ sức khỏe bản thân, nhất là thời điểm giao mùa. Uống nhiều nước, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nước quá lạnh hoặc ăn đồ cay nóng sẽ giúp cổ họng bạn khỏe mạnh hơn.

Nếu triệu chứng ngứa họng ho của bạn kéo dài, mức độ ngày càng nặng và có các biểu hiện nặng hơn cần sớm đến bệnh viện khám và điều trị, bao gồm:

- Khó thở.

- Phát ban.

- Thở khò khè.

- Sưng mặt.

- Sốt cao.

- Đau họng nghiêm trọng.

- Khó nuốt.

Tình trạng ngứa họng, ho khan kéo dài có thể phải cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus và kiểm soát dị ứng kịp thời. Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi không hiểu rõ bệnh và không có chỉ định của bác sĩ.

Tìm ra đúng nguyên nhân của triệu chứng ngứa họng ho sẽ giúp bạn điều trị một cách nhanh chóng, hiệu quả, không ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Nếu cần tư vấn chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ngay qua tổng đài 1900 56 56 56.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây y và cả thuốc thảo dược giúp ức chế ho, giảm ho nhưng để sử dụng chúng hiệu quả, ít tác dụng phụ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ho và cơ chế tác dụng của thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về các loại thuốc trị ho khan ngứa họng giúp trị ho khan ngứa họng hiệu quả tại nhà.

Thuốc trị ho khan ngứa họng

Ho khan ngứa họng là gì?

Ho khan ngứa họng là tình trạng phổ biến của các cơn ho không có đờm đi kèm với các triệu chứng khô họng, ngứa họng. Ngứa họng có thể kích hoạt cơn ho khan liên tục, nhất là về đêm.

Ho khan ngứa họng là triệu chứng phổ biến của sốt do viêm mũi dị ứng [sốt cỏ khô], hay là dấu hiệu sớm của nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Ho khan ngứa họng thông thường không nguy hiểm và có thể điều trị bằng các phương pháp đơn giản và các biện pháp khắc phục tại nhà.

Nguyên nhân gây ho khan ngứa họng ở trẻ.

Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ lên cơn ho khan khó chịu. Một số nguyên nhân gây ho khan thường gặp như:

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là sốt cỏ khô, được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa họng. Có đến 40-60 triệu người ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi nó.

Các tác nhân phổ biến là phấn hoa, bụi, không khí lạnh, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm… xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, lúc này cơ thể giải phóng kháng thể gọi là histamin để bảo vệ mình khỏi một chất lạ gây ra những phản ứng dị ứng.

Cảm lạnh thông thường 

Ban đầu các triệu chứng cảm lạnh thông thường như ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi nhưng khi các triệu chứng này nặng hơn gây ứ đọng dịch nhầy ở các xoang từ đó chảy dịch mũi sau xuống cổ họng, gây nên tình trạng ngứa họng, ho khan.

Cảm cúm 

Tương tự cảm lạnh nhưng tình trạng ho khan ngứa họng ở cảm cúm có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn, kèm theo các triệu chứng sốt, đau nhức, tức ngực.

Trường hợp cảm cúm kèm ho khan có thể phải dùng thuốc trị ho khan ngứa họng

Viêm họng 

Triệu chứng dễ nhận biết của viêm họng thường bắt đầu bằng các cơn khô họng, ngứa họng trước khi tiến triển thành các cơn đau họng trầm trọng hơn.

Thuốc trị ho khan ngứa họng bằng Tây Y

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị ho khan ngứa họng là làm giảm triệu chứng ho khan và ngứa họng. Không cần quá lo lắng, mẹ có thể sử dụng những loại thuốc điều trị ho khan ngứa họng sau:

Thuốc giảm ho trung ương trị ho khan ngứa họng 

Dextrormethorphan 

Dextromethorphan tác động lên trung tâm ho tại hành não làm giảm các cơn ho nhưng không điều trị nguyên nhân ho hay tăng tốc độ phục hồi.

Dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và rất ít có tác dụng an thần.

Dextromethorphan được sử dụng trong các trường hợp giảm ho khan do viêm đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cảm cúm và một số trường hợp khác.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và tuân thủ liều dụng để hạn chế tác dụng phụ.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân quá mẫn với dextromethorphan và các thành phần của thuốc, người đang sử dụng các thuốc ức chế monoamin oxydase.

Một số thuốc ho chứa thành phần Dextromethorphan trên thị trường bao gồm:

Methorphan: 

Thuốc ho Methorphan có thành phần dextrormethorphan của công ty Cp Traphaco

  • Nhà sản xuất: Công Ty Cổ Phần Traphaco
  • Thành phần:

– Mỗi lọ 60ml chứa: Chlopheniramin maleat: 26,7 mg, Dextromethorphan HBr: 100 mg, Guaiphenesin: 200 mg
– Mỗi viên bao phim chứa: Dextromethorphan hydrobromid: 10mg, Loratadin: 2,5mg, Guaiphenesin: 100mg

+ Ho khan, ho do dị ứng, ho do cảm lạnh, cúm, viêm họng.
+ Ho có đờm trong viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho do hút thuốc lá.

Lưu ý: Trước khi sử dụng nên có sự theo dõi giám sát của dược sĩ chuyên môn hoặc tham khảo link sản phẩm TẠI ĐÂY

Touxirup:

thuốc trị ho khan ngứa họng dạng siro thích hợp cho trẻ

  • Sản xuất và phân phối: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre
  • Thành phần:

Mỗi 5 ml sirô chứa: Dextromethorphan hydrobromid 5mg, Clorpheniramin maleat 1,33 mg, Guaifenesin 33,3 mg, Natri benzoat 50 mg

Tá dược: Hương dâu, đỏ Amaranth, xanh Patenté V, đường RE, nước RO vừa đủ 5ml.

Giảm ho trong một số trường hợp sau: Ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phổi, viêm phế quản, suyễn, ho gà, sởi, viêm mũi dị ứng, viêm hầu, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản, kích thích màng phổi

Có thể xảy ra phản ứng phụ như: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, bồn chồn, đánh trống ngực, táo bón, biếng ăn, đỏ bừng, nổi mẫn, đổ mồ hôi, hạ huyết áp.

Thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

  • Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm Toxirup tại đơn vị phân phối chính hãng.

Codein 

Tương tự Dextromethorphan, Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não, làm khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.

Mặc dù được xem là thuốc chủ lực điều trị ho trong nhiều thập kỷ qua nhưng codein không đủ hiệu lực để giảm ho nặng.

Ngoài ra Codein có khả năng giảm đau, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp và gây nghiện nên cần đặc biệt tuân thủ liều khi sử dụng.

Trường hợp sử dụng: Codein sử dụng trong các trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm thông thường, ho khan nhiều về đêm, giảm đau mức độ nhẹ đến vừa.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 18 tuổi, bệnh nhân suy hô hấp, người bệnh hen quế quản cấp tính.

Lưu ý: Đây là thuốc được quản lí theo quy chế thuốc gây nghiện an thần nên khi sử dụng bắt buộc phải có sự kê đơn của bác sỹ.

Nhóm thuốc kháng histamin 

Nếu nguyên nhân gây ho khan ngứa họng là do viêm mũi dị ứng [sốt cỏ khô] thì sử dụng các thuốc kháng histamin sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho và giải quyết vấn đề, làm giảm ngứa họng và giảm kích thích các cơn ho, các nhóm thuốc kháng histamin còn có tác dụng an thần nhẹ.

Desloratadin 

  • Cơ chế tác dụng: Desloratadin là thuốc kháng histamin thế hệ II hoạt động bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất histamin khi xuất hiện dị ứng, làm giảm các tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, từ đó sẽ giảm các kích thích ho.
  • Trường hợp sử dụng: Người lớn hoặc trẻ em bị viêm mũi dị ứng theo mùa có các kích ứng mắt, mũi, họng hoặc làm giảm triệu chứng bệnh mày đay tự phát.
  • Chống chỉ định: Quá mẫn với các thành phần của thuốc và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai sử dụng Desloratadin cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, bột pha hỗn dịch uống, siro.

Thuốc trị ho khan ngứa họng

Clorpheniramin 

  • Cơ chế tác dụng: Clorpheniramin là chất đối kháng thụ thể histamin thế hệ I có tác dụng làm giảm histamin phóng ra từ cơ thể khi có dị ứng, histamin gây ra các triệu chứng ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi…
  • Trường hợp sử dụng: Clorpheniramin sử dụng trong các trường hợp sổ mũi, hắt hơi, ngứa họng, ho do cảm lạnh thông thường và cảm cúm.
  • Chống chỉ định: Người quá mẫn với các thành phần của thuốc. Bệnh nhân bị tắc dạ dày, ruột. Bệnh nhân tăng nhãn áp hay đang lên cơn hen.
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, siro, thuốc tiêm.

Thuốc kháng sinh Clorpheniramin trị ho khan

Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác được dùng nhiều trong điều trị ho khan ngứa họng do viêm mũi dị ứng không kê toa như: Diphenhydramine, Fexofenadine, Cetirizine, Clemastine…

Thuốc trị ho khan ngứa họng từ thảo dược an toàn 

Thuốc Tây Y mặc dù cắt nhanh triệu chứng ho, ho khan, ngứa họng ở trẻ nhưng thường để lại nhiều tác dụng phụ trên gan thận, đường tiêu hóa.

Hiểu được vấn đề đó, nhiều thuốc trị ho khan được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, có nghiên cứu lâm sàng, không gây tác dụng phụ như thuốc Tân Dược nhưng hiệu quả, cắt nhanh cơn ho sau 3 – 5 ngày và được nhiều bác sỹ khuyên dùng.

Pectolvan Ivy – thuốc trị ho khan ngứa họng 

  • Thành phần: Cao lá thường xuân khô và các tá dược khác
  • Tác dụng: Pectolvan Ivy là thuốc có nguồn gốc thảo dược được điều chế từ cao lá thường xuân khô có chứa các glycoside là saponin – thành phần hoạt chất chính có tác dụng chống co thắt phế quản, long đờm và giảm ho.
  • Cách dùng:
    Trước khi dùng lắc đều chai siro
    Trẻ từ 0 – 6 tuổi: 2.5ml/lần, 3 lần/ngày
    Trẻ từ >6 tuổi: 5ml/lần, 3 lần/ngày
    Người lớn: 5-7ml/lần, 3 lần/ngày
  • Chống chỉ định: Thuốc có nguồn gốc thảo dược nên tương đối an toàn kể cả với trẻ sơ sinh nhưng chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với cao lá thường xuân.
  • Đối tượng sử dụng: Mọi độ tuổi trong các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mãn tính.

Pectolvan Ivy chiết xuất từ lá thường xuân trị ho cho cả trẻ nhỏ

  • TẠI ĐÂY: Đặt mua online Pectolvan Ivy 

Các biện pháp giảm ho khan ngứa cổ tại nhà cần lưu ý thêm

  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu cổ họng.
  • Tránh xa các nguồn gây kích ứng như: phấn hoa, khói bụi, khí lạnh để tránh làm trầm trọng thêm các dấu hiệu dị ứng.
  • Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và virus trú ngụ trong cổ họng.

Ho khan bình thường do dị ứng thời tiết thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của trẻ, thuốc trị ho khan ngứa cổ chỉ sử dụng khi có sự kê đơn của bác sỹ hoặc giám sát của dược sỹ nhà thuốc.

Video liên quan

Chủ Đề