Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là gì năm 2024

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đưa ra tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20/12.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp 'lắng nghe tiếng nói' của nhau

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 với chủ đề "Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý: Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ: Trong những năm qua, Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và chủ trì thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người làm thực tiễn triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngày càng thiết thực, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nên có sức lan tỏa và được cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng, ủng hộ và đánh giá cao.

Theo Báo cáo đánh giá của Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (Dự án GIG) năm 2018, Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp là một trong 10 chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và thực hiện đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp càng có vai trò quan trọng và đòi hỏi không ngừng đổi mới, cả về nội dung lẫn cách thức thực hiện. Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật dự kiến tổ chức hàng năm là một trong định hướng đổi mới đó.

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 với chủ đề "Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý: Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển" là cơ hội để cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp "lắng nghe tiếng nói" của nhau; cùng nhau xác định một số vướng mắc, khó khăn pháp lý liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh chưa có tiền lệ như hiện nay, để từ đó có thể đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

"Qua Diễn đàn này, chúng tôi muốn gửi thông điệp: "Thể chế, pháp luật phải phục vụ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Doanh nghiệp cần đề cao tính tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền", Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là gì năm 2024

Các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2022 do Bộ Tư pháp tổ chức - Ảnh: VGP/LS

Doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của Chính phủ trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải ô tô hiện nay. Đó là, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành chính sách tiếp tục cơ cấu nợ, giãn nợ, không "nhảy nhóm" đối với các khoản nợ vay bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 mà đến nay doanh nghiệp vẫn chưa trả được nợ.

Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho doanh nghiệp được vay vốn để tái đầu tư, phục hồi, mở rộng sản xuất kinh doanh nếu có phương án kinh doanh khả thi, kể cả trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Ông Hùng cũng kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục cho doanh nghiệp được giãn nộp thuế trong năm 2023, tiếp tục giữ nguyên mức thuế giá trị gia tăng là 8% đến hết năm 2023 để kích cầu tiêu dùng.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là gì năm 2024

Ông Nguyễn Công Hùng: DN cần tiếp tục được giãn nộp thuế và giữ nguyên thuế VAT là 8% - Ảnh: VGP/LS

Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho phép gia hạn đối với các khoản BHXH mà doanh nghiệp còn nợ đọng đến 31/12/2022 được gia hạn đến 30/6/2023. Trường hợp doanh nghiệp còn đang nợ BHXH, BHYT, BHTN thì để bảo đảm đời sống người lao động, doanh nghiệp chỉ cần nộp BHYT là người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh.

TS. Trần Minh Sơn, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) cho rằng, Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 lần đầu tiên được tổ chức đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, nhất là bối cảnh hậu COVID-19, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (trong Nghị quyết đã xác định rõ: "... nâng cao năng lực hỗ trợ pháp lý để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật").

Qua Diễn đàn này, một lần nữa cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của Chính phủ (giao cho Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện) trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả và bằng các hoạt động cụ thể, nhất là việc nhận diện được các khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Từ đó có các giải pháp hiệu quả trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và giới luật sư mong muốn Bộ Tư pháp tiếp tục phát huy kết quả đạt được của Diễn đàn năm 2022 để tiếp tục tổ chức thường niên hàng năm Diễn đàn, để doanh nghiệp có thể tiếp tục mong đợi và được thụ hưởng những hoạt động hỗ trợ pháp lý hiệu quả, thiết thực của các cơ quan nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Pháp lý cho doanh nghiệp là gì?

Pháp lý doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cấu thành nên tư cách pháp lý của doanh nghiệp trong một mối quan hệ pháp luật nhất định. Pháp lý thường mang tính bao quát, rộng lớn hơn.

Hồ số pháp lý của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Hồ sơ pháp nhân công ty bao gồm.

Giấy chứng nhận đầu tư. (Investment Certificate).

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (Business registration certificate).

Giấy phép hoạt động. (Đối với chi nhánh hoặc văn phòng đại diện) (Establishment Licence).

Giấy phép nhà thầu..

Giấy phép hoạt động của văn phòng dự án..

Người được trợ giúp pháp lý là gì?

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý giúp cho họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp?

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.