Hòa Bình đi Điện Biên bao nhiêu km

[HBĐT] - Từ khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa thuộc xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết [Yên Thủy], bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật với những khẩu sơn pháo mà sau này được đưa tới Điện Biên Phủ công phá quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh.


Hội viên Hội CCB và thế hệ trẻ xã Mông Hoá [TPHB] trao đổi, chia sẻ, nghiên cứu tài liệu lịch sử về đóng góp của quân và dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình cho chiến trường Điện Biên Phủ.

"Ở xã Đoàn Kết, trước đây là vùng giải phóng nên ngay từ những năm 1947 - 1948, xã đã được chọn để trở thành một trong những căn cứ hậu cần quan trọng phục vụ cho chiến đấu của quân đội ta. Đặc biệt, hang Trâu trên núi Bai Bương được chọn làm nơi tổ chức hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. Cuộc họp có sự tham gia của các đồng chí Hoàng Sâm - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Đoàn Kết là nơi đóng quân, tổ chức huấn luyện bộ đội cho các mặt trận. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội, làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y...”, đồng chí Bùi Văn Dậu, Bí thư Đảng uỷ xã Đoàn Kết cho biết.

Tháng 3/1953, xã Đoàn Kết vinh dự được Tổng Quân ủy lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa vào chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí chiến lược quan trọng, Hòa Bình không chỉ là mặt trận với những trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch, mà còn trở thành căn cứ hậu cần đặc biệt quan trọng phục vụ chiến trường.

Sau thất bại ở Hòa Bình, quân Pháp liên tiếp nhận những thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc và ở mặt trận vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, Pháp tập trung gần 50% lực lượng và 90% lực lượng cơ động trên toàn Đông Dương ra Bắc Bộ nhằm mở cuộc tấn công chiến lược giành thế chủ động trên chiến trường. Xác định rõ âm mưu của địch, ta tích cực làm công tác chuẩn bị, đối phó và chuyển trọng tâm chiến đấu lên vùng núi rừng Tây Bắc. Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm đập tan cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Với tinh thần đó, quân và dân các dân tộc tỉnh ta đã huy động nhân lực, phương tiện, tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay thóc, giã gạo cung cấp thực phẩm cho mặt trận. Nhân dân trong tỉnh hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh đã huy động và tổ chức 3 đại đội thanh niên xung phong [TNXP], 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa, tôn cao và mở rộng trên 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu [Sơn La] để kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phương và TNXP cùng hàng nghìn dân công ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt. Hàng vạn lượt dân công, TNXP, bộ đội địa phương vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời đón và chăm sóc thương binh từ mặt trận trở về.

Trong toàn chiến dịch, tỉnh ta đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận hơn 39,5 tấn thịt, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre, bương. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn chủ động mở các đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch. Thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có nhiều đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến, tạo nên chiến thắng lẫy lừng ở Điện Biên Phủ năm ấy.


Thanh Sơn


Các tin khác

Khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ ghi nhận dấu ấn nổi bật của Việt Nam

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khảo sát phục vụ thẩm tra một số dự án Luật 

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 [ khóa XI] về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Toàn quyền Australia

Sáng 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Toàn quyền Australia David Hurley nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Toàn quyền.

Triển khai nhiệm vụ công tác ngành Tổ chức xây dựng Đảng quý II/2023

[HBĐT] - Chiều 3/4, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả công tác xây dựng Đảng [XDĐ] quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2023. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó trưởng Ban TT Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu. 

Ban Kinh tế - Ngân sách [HĐND tỉnh]: Thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khoá XVII

[HBĐT] - Ngày 3/4, Ban Kinh tế - Ngân sách [HĐND tỉnh] tổ chức hội nghị thẩm tra các dự thảo nghị quyết [NQ] trình tại Kỳ họp thứ 13 [kỳ họp chuyên đề] HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021- 2026. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban kinh tế - Ngân sách [HĐND tỉnh] chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và sở, ngành, huyện liên quan.

Xã Phú Vinh trăn trở nâng cao đời sống Nhân dân

[HBĐT]- Đường từ quốc lộ 6 vào xã Phú Vinh [Tân Lạc] giờ đây đã được thảm bê tông êm thuận. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cuộc sống người dân nơi đây đã từng bước đổi thay.

Nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác dân vận chính quyền

[HBĐT] - Cuối tháng 3, chúng tôi có mặt tại bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng [Kim Bôi]. Lượng người đến giao dịch khá đông nhưng các cán bộ vẫn niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ người dân. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Thực hiện công tác dân vận chính quyền, xã đẩy mạnh cải cách hành chính, làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tại khu vực "một cửa" tiếp dân, xã nghiêm túc thực hiện công khai các thủ tục hành chính [TTHC]; các loại phí, lệ phí…để người dân biết. Cán bộ tiếp dân hướng dẫn tận tình, hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Lãnh đạo xã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Đảng ủy viên phụ trách các xóm; nắm bắt, lắng nghe và giải quyết kịp thời nguyện vọng, kiến nghị của người dân. Qua đó, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với hệ thống chính trị ngay từ cơ sở.

Công an huyện Lạc Thuỷ nỗ lực thực hiện Đề án 06/CP

[HBĐT] - Thực hiện đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” [Đề án 06/CP], mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự cố gắng, nỗ lực, sự đồng hành, giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn, thời gian qua, Công an huyện Lạc Thuỷ đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp, kích hoạt tài khoản định danh điện tử [ĐDĐT] VNeID nhằm phục vụ hiệu quả quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cải cách hành chính.

Chủ Đề