Hóa đơn xây dựng với giá trị còn lại

Xây dựng là một trong những ngành nghề gây nhiều khó khăn nhất cho kế toán viên. Đặc thù của ngành xây dựng là làm việc theo tiến độ công việc và bàn giao từng hạng mục công trình. Do đó, cách viết hóa đơn cho ngành này có nhiều điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý. Nếu chưa biết cách xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng như thế nào theo quy định mới nhất năm 2021 thì theo dõi ngay bài viết dưới đây của E-invoice nhé!

1. Thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng

Hiện nay, việc xây dựng các công trình thường được tiến hành như sau:

  • Nhà thầu chính sẽ nhận thầu trọn gói, sau đó sẽ chia thành việc nhỏ để giao cho nhà thầu phụ
  • Nhà thầu chính sẽ thanh toán cho thầu phụ sau khi thầu phụ hoàn thành hạng mục công trình.

Tuy nhiên, sẽ xảy ra tình trạng: Thanh toán công trình đã về tài khoản của nhà thầu phụ, nhưng chưa được nghiệm thu và xuất hóa đơn do chủ đầu tư chưa xác nhận. Điều này sẽ dẫn đến một số rủi ro về hạch toán thuế. Bởi, theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng cụ thể như sau:

Doanh nghiệp cần lưu ý thời điểm xuất hóa đơn cho công trình xây dựng.

Ngày xuất hóa đơn với ngành xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trong đó:

  • Trong trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao theo từng hạng mục, công trình thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
  • Trong trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn chính là ngày thu tiền.

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ: Khi có biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục hoặc từng hạng mục là phải tiến hành lập hóa đơn. Các khoản tạm ứng trước thì chưa phải lập hóa đơn. Trong trường hợp thu tiền theo tiến độ: kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây nhà để bán, hoặc chuyển nhượng thì ngày thu tiền là phải lập hóa đơn.

2. Hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng

Đối với ngành xây dựng, kế toán viên cần chú ý xuất hóa đơn điện tử theo từng loại công trình khác nhau. Ở đây, đề cập đến 2 loại công trình: Công trình xây dựng cuốn chiếu và công trình xây dựng đại cục.

Hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử đơn giản cho các công trình xây dựng

2.1. Xuất hóa đơn cho công trình xây dựng cuốn chiếu:

Công trình xây dựng cuốn chiếu [công trình phân đoạn, công trình nghiệm thu theo giai đoạn] là làm đến đâu, nghiệm thu đến đó. Do vậy, sau khi đã hoàn thành phân đoạn nào thì sẽ nghiệm thu và xuất hóa đơn luôn. Chẳng hạn, một công trình xây dựng nhà máy sản xuất sữa được chia làm 03 giai đoạn, cách xuất hóa đơn cho từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Xây móng: Sau khi đã hoàn thành xây móng công trình, đơn vị nghiệm thu sẽ lập ra biên bản nghiệm thu giai đoạn 1, cùng các giấy tờ như: Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1, bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1. Từ đó, đơn vị nghiệm thu sẽ lập và xuất hóa đơn cho giai đoạn này.
  • Giai đoạn 2: Xây thô công trình: Tương tự như giai đoạn 1, đơn vị nghiệm thu cũng cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2, biên bản xác nhận khối lượng công trình giai đoạn 2, bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2. Từ đó, tiến hành tạo lập và xuất hóa đơn giai đoạn 2. Giai đoạn 3: Hoàn thành công trình: Sau khi đã hoàn thành toàn bộ công trình, đơn vị nghiệm thu tổng kết các giai đoạn trước đó, lập biên bản tổng hợp: Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, bảng quyết toán khối lượng công trình. Từ đó, xuất hóa đơn VAT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với công trình xây dựng như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
c] Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đồng thời căn cứ tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau

Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Theo đó, thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng được xác định là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

TCT hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT đối với công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2022 nhưng lập hóa đơn từ 2023?

Tổng cục Thuế hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT 8% đối với công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2022 nhưng lập hóa đơn từ năm 2023 thế nào?

Vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 2121/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn lập hóa đơn đối với công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2023 nhưng lập hóa đơn từ năm 2022 như sau:

- Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ [thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP] nhưng sau ngày 31/12/2022 cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, được xác định từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 nhưng sau ngày 31/12/2022, cơ sở kinh doanh mới lập hóa đơn đối với doanh thu xây dựng, lắp đặt đã nghiệm thu, bàn giao thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm, được áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Như vậy, theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế thì hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt đã thực hiện trong thời gian áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% mà hóa đơn thì được lập sau khi hết thời hạn giảm thuế GTGT [dù đã thu tiền hay chưa] thì vẫn được lập hóa đơn GTGT 8% nhưng phải bị xử lý vi phạm do lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Xem toàn bộ Công văn 2121/TCT-CS năm 2023 tại đây: tải

Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC về vấn đề như sau:

Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Theo đó, hoạt động xây dựng [trừ trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan] không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và cũng không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Hóa đơn không còn giá trị sử dụng là gì?

- Hoá đơn không còn giá trị sử dụng là những hoá đơn đã được cơ quan thuế , tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn thông báo bằng văn bản quy định: từ ngày, tháng, năm ; loại hoá đơn, ký hiệu, số lượng, từ số đến số không còn giá trị sử dụng.

Hóa đơn giá trị gia tăng lưu trữ bao lâu?

Cụ thể căn cứ theo Điều 12, 13, 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật kế toán và Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn được hiểu một loại chứng từ kế toán, có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.

Lấy hóa đơn giá trị gia tăng để làm gì?

Hóa đơn đỏ là tên thường gọi của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT do Bộ Tài chính phát hành hay do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất và được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Hóa đơn bao lâu thì được huy?

Khi doanh nghiệp tiến hành hủy hóa đơn giấy phải tuân thủ theo quy định về thời hạn hủy hóa đơn được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: - Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi [30] ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Chủ Đề