Hoài niệm có nghĩa là gì

Bài viết Hoài Niệm Là Gì – Nghĩa Của Từ Hoài Niệm thuộc chủ đề về Wiki How thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng NaciHolidays.vn tìm hiểu Hoài Niệm Là Gì – Nghĩa Của Từ Hoài Niệm trong bài viết hôm nay nha !

Bất kỳ ai trong mỗi các bạn, chắc rằng đều có “tuổi thơ dữ dội”, hay khi ở tuổi trưởng thành sẽ có “1 thời để nhớ”. Theo thấy riêng của từng người, các hình ảnh gắn liền với bao cảm giác: Vui, buồn, giận dỗi, thất tình, tự hào… để rồi, mỗi khi nhớ về nó, dòng chảy hoài niệm lại ùa về cùng ký ức. Hoài niệm là gì? Bạn có cần là một người thích hoài niệm?

Khi có ai hỏi bạn hoài niệm là gì, bạn cũng khả năng vấn đáp hoài niệm cũng giống như một loại cảm giác, đôi chút còn đc xem như một tình trạng bệnh lý có tác động mật thiết đến việc khao khát các gì đã thuộc về quá khứ, trải qua việc lý tưởng hóa các ký ức đó trong suy nghĩ của mỗi người

Hoài niệm là cảm giác nhớ về các gì thuộc về quá khứHay nói phương thức khác, hoài niệm là sự luyến tiếc về quá khứ, nhớ nhung một điều gì đó khi đã rời xa. Hoài niệm khả năng là cảm giác tiêu cực hoặc tích cực tùy thuộc vào Xu thế cảm giác của mỗi người.

Bài Viết: Hoài niệm là gì

Hoài niệm về quá khứ không còn xấu, tuy vậy đừng quá “lạc lối” trong quá khứ mà quên mất ngày này and tương lai trước mắt bạn.

Chẳng hạn như:

+ Không nhiều cân chỉnh Vị trí nhà ở.

+ Chỉ thích các món ăn thân quen.

+ dùng hoài 1 số Smartphone.

+ Không cân chỉnh bất kể mật khẩu bảo mật nào, nếu có cân chỉnh thì cũng quen tay gõ lại mật khẩu cũ.

+ Ngại cân chỉnh phong phương thức thời trang, mái tóc.

Như tập tính khó bỏ, từ khi còn bé dại cho đến khi to, người có sở thích hoài niệm sẽ:

+ Nghe hoài các bản nhạc rất gần gũi, giai điệu nhạc quen thuộc đến mức độ khả năng ngân nga theo.

+ Người hoài niệm thích các chuyên mục nhạc trữ tình sâu lắng, nhẹ dịu.

Xem Ngay: Ai Biết Chỉ Dùm Mình Nghĩa Từ ‘ Coming Soon Là Gì

Người hoài niệm luôn thích các gì xưa cũ, thuộc về quá khứ– Người hoài niệm thường sẽ có tập tính viết hồi ký. Họ luôn muốn viết ra hết các sự việc, tâm trạng của tớ trong một ngày để lưu giữ and khả năng xem lại.

– Người hoài niệm rất thích tự tay mình làm mọi thứ, vì họ trân trọng các việc mà họ đã có lần làm trong thời hạn trước. vì thế, cho dù có người phụ cứu, nhận trách nhiệm thì người hoài niệm vẫn thích tự mình làm mọi việc như: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

– Người hoài niệm rất trân trọng các giá thành gì thuộc về cổ điển, lễ nghi. Họ không thích những loại thiết bị quá hiện đại, các bữa ăn nhanh ngoài hàng quán.

Người hoài niệm trân trọng giá thành cổ điển– Nếu như với các người có sở thích hoài niệm, việc dùng mạng thế gới so với họ dường như là không thiết yếu. Họ thích ngắm nhìn and nhớ về các quấn album, các bức tranh bé dại đẹp chụp cùng đồng chí từ phương thức đây rất lâu thay thế vì cần dùng Smartphone để “sống ảo”.

Mọi Người Cũng Xem   Model Máy Là Gì - Model Máy Tính Là Gì

Hoài niệm là gì? Người hoài niệm cũng đó chính là các người thích ngồi bên khung cửa sổ, nhâm nhi 1 món bánh, ly trà nóng and đọc các trang sách đc in trên giấy. Người hoài niệm trân trọng các quyển sạch cũ hơn là việc dùng máy tính, Smartphone để đọc sách điện tử.

– Mặc dù ngày này ít ai cần dùng thư tay and chuyển nó qua bưu điện. Tuy vậy, người hoài niệm vẫn chẳng thể quên đc cảm xúc viết thư tay, hoảng sợ chờ đón thư đc chuyển đến nhà. Thậm chí, có người còn đánh dấu các con Tem dán trong bưu phẩm thành 1 bộ sưu tập để trưng bày, giữ làm đáng nhớ.

– Người hoài niệm sẽ không lúc nào cân chỉnh một hàng hóa mới nếu hàng hóa cũ chưa bị hỏng. Nổi bật là hàng hóa mới sẽ có diện mạo, phong phương thức giống với hàng hóa cũ. Họ luôn giữ lại tất cả các hàng hóa đã có lần gắn bó với họ, như cái máy MP3 cũ, máy cát – sét, đồng hồ thời trang để bàn…

Người hoài niệm rất thích giữ lại các gì từ xa xưa, có giá thành đáng nhớ– Người hoài niệm chả âu yếm đến các phong trào mới, cũng không thích chạy theo phần nhiều. Nhiều lúc, người có cảm giác hoài niệm còn bị coi là bất chấp, bảo thủ.

– Người hoài niệm rất nhạy cảm, dễ buồn, dễ vui, không thích sự ồn ào, không để bụng các chuyện vặt vãnh. Các người chủ cảm giác này không giao lưu đồng chí theo phần nhiều, cái mà họ cần đó chính là “chất lượng”.

Mọi Người Cũng Xem   grand là gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021

Xem Ngay: Obligation Là Gì – Nghĩa Của Từ Obligation

Sau bài viết này, nếu ai đó hỏi bạn hoài niệm là gì, chắc rằng bạn đã vấn đáp đc. Hy vọng qua các thông tin đc chia sẻ trình bày, sẽ cứu bạn hiểu thêm and khả năng đơn giản phân biệt một người thích hoài niệm ở đời sống hằng ngày. Cảm ơn chúng ta đã dành thời hạn theo dõi bài viết.

Thể Loại: Chia sẻ trình bày Kiến Thức Cộng Đồng

Nguồn Blog là gì: //hethongbokhoe.com Hoài Niệm Là Gì – Nghĩa Của Từ Hoài Niệm

Ý nghĩa của từ hoài niệm là gì:

hoài niệm nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 7 ý nghĩa của từ hoài niệm. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa hoài niệm mình


30

  10


[Văn chương] nhớ về, nghĩ về những gì đã qua hoài niệm về quá khứ


16

  6


. Tưởng nhớ về những gì qua đi đã lâu. | : '''''Hoài niệm''' về quá khứ xa xăm.''


10

  3


đg. [vch.]. Tưởng nhớ về những gì qua đi đã lâu. Hoài niệm về quá khứ xa xăm.

Hoài niệm là sự hòa lẫn nhiều cảm xúc khó lý giải, là sự hoài mong, khao khát quay ngược về quá khứ, điều về căn bản là bất khả thi. Vậy mà con người vẫn ngồi hoài niệm, cả khi hiện thực không ngừng cuốn chúng ta về phía tương lai và gạt phăng niềm mong mỏi những điều xưa cũ.

Hoài niệm vẫn là cảm giác chân thực, dù rằng rất khó nắm bắt. Khi một người nói anh ta cảm thấy hoài niệm, chẳng cần giải thích ai cũng hiểu, dù chẳng lý giải được tại sao chúng ta bỗng nhiên lục lọi ký ức, khi ngửi thấy mùi bánh quy như của bà ngoại, sờ lên thớ sợi xù xì của chiếc áo len, hay bắt gặp bóng cây quen quen trong khu vui chơi? Tại sao là những thứ đó mà không phải cái gì khác? Tại sao cảm xúc dâng tràn, không phải vào ngày nào khác mà lại là một ngày thứ Ba rất đỗi bình thường? Tại sao lâu rồi không cảm thấy thế này? Thế này thì có sao không? Và rồi chúng ta vỡ lẽ ra rằng một trong những đặc tính của hoài niệm là vượt trên lý trí, ta cứ thế cảm nhận sâu sắc mà không cần chất vấn thêm.

Chính sự cảm nhận mơ hồ này khiến hoài niệm có vẻ ít giống các trạng thái cảm xúc hiện đại mà giống kiểu cảm giác phổ quát, phải suy nghĩ thật lâu mới hiểu được cặn kẽ. Nếu các loại cảm xúc nói chung là những gì ta cảm nhận phải biểu hiện ra ngoài bất kể có phương tiện biểu đạt hay không, thì vì không thể làm gì khi hoài niệm, chính là điều khiến chúng ta day dứt mãi. Hầu hết những cảm giác mong muốn có thể giải quyết bằng cách này hay cách khác, không nhất thiết phải thỏa mãn mong muốn đó. Nhưng chúng ta chỉ có thể sống trong hoài niệm, hoặc dứt bỏ nó: đó là khao khát tinh túy nhất, khao khát chỉ để khao khát chứ không thể làm gì khác. Có lẽ con người mãi không định danh được cảm giác này bởi lẽ có đặt tên cũng chẳng giúp ích gì.

Để nói về tính mơ hồ của khái niệm, từ “hoài niệm” không thực sự mang nghĩa như chúng ta hiểu ngày nay, nó được tạo ra khi không có ngôn từ nào khác để biểu đạt tả một thứ cảm giác khắc khoải. Năm 1688, một sinh viên y khoa Thụy Sĩ tên là Johannes Hofer đặt tên cho một chứng bệnh ông nhận thấy ở những người Thụy Sĩ trẻ tuổi bị đẩy ra nước ngoài, chủ yếu là lính đánh thuê - một trong những “mặt hàng” xuất khẩu chủ yếu của Thụy Sĩ lúc bấy giờ, ngoài ra còn có người hầu và nhóm người khác sống ở “ngoại quốc”. Như phong cách của thời kỳ y học người ta hay đùa là “thà cứ để chảy máu còn đỡ rắc rối hơn dùng thuốc”, Hofer đã ghép hai từ đao to búa lớn nguồn gốc tiếng Hy Lạp cổ đại: “notos” - nghĩa là “nhà”, hoặc phổ biến hơn là “trở về nhà” với “algos” – nghĩa đơn giản là “đau đớn” [một phân loại y học gắn liền với một loạt chứng bệnh mà thời đó chưa được định danh chính xác và chuyên biệt như bây giờ], để cho ra từ “notos algos” hay “nostalgia” – hoài niệm - nhằm gọi tên hội chứng buồn bã và tiếc thương quá khứ.

Vì lẽ đó, “hoài niệm” theo nghĩa đen chính là “nỗi đau gắn liền với nhà”, hay quen tai hơn, là từ “nỗi nhớ nhà” [homesickness]. Đây không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên mà rất liên quan, cũng không phải kiểu cố tình đặt tên y khoa để nghe cho nghiêm trọng. Ít nhất thì từ tiếng Anh “nỗi nhớ nhà” [homesickness] cũng ít nhiều dịch trực tiếp từ “nostalgia”. Nhưng tiếng Pháp còn có từ “maladie du pays”, trực tiếp chỉ xu hướng nhớ quê nhà mãnh liệt của người Thụy Sĩ, và từ này ra đời trước khi Hofer nghĩ ra cách ghép từ “notos algos” những 30 năm. Tuy vậy, cách đặt tên của Hofer đề cập khía cạnh y học cụ thể, cho ta biết hoài niệm tồn tại từ thời của ông. Các quan sát của Hofer khá chi tiết nhưng vẫn hoàn toàn là giai thoại và nhiều phỏng đoán. Thiếu sự chặt chẽ khoa học bao nhiêu, thì ông bù đắp bằng khía cạnh ngôn ngữ học, cố gắng hợp lý hóa kiểm soát y học đối với các thuật ngữ chỉ hoài niệm ông tạo ra. Chẳng hạn, “nostomania” - ám ảnh với quê nhà, “philopatridomania” - yêu quê nhà đến ám ảnh, và “pothopatridalgia” - nỗi đau do khao khát trở về quê cha đất tổ.

Mặc dù ngôn ngữ cổ có phân biệt giữa từ nhớ nhà đơn thuần [homesickness] và nhớ nhà bệnh lý [nostalgia], Hofer vẫn mô tả hoài niệm là một loại bệnh, có thể diễn tiến từ các thể lý đơn giản như ù tai hoặc khó tiêu, đến nghiêm trọng như bất động hoặc thậm chí tử vong. Theo Hofer, nguyên nhân sâu xa của bệnh này là “sự rung động không ngừng của thần kinh động vật thông qua các thớ sợi của não giữa, nơi còn in dấu những ý nghĩ đeo bám về quê cha đất tổ”. Như Helmut Illbruck từng giải thích trong cuốn sách Nostalgia: Origins and Ends of an Unenlightened Disease [tạm dịch: Hoài niệm: Nguồn gốc và Chấm dứt căn bệnh chưa rõ], những người mang tâm trạng hoài niệm chịu sự ám ảnh mạnh mẽ với ngôi nhà xưa đến nỗi khiến họ hoàn toàn không cảm nhận được hiện thực xung quanh hay kích thích nào khác. Illbruck chỉ ra rằng sự rung động trong não bộ mà Hofer mô tả, cũng hơi giống với cách thức bộ não lưu trữ, xử lý và gợi lại những ký ức mà y học hiện đại mô tả. Điều này lý giải đôi chút tại sao ý tưởng của Hofer lại nổi tiếng, ít nhất là trong giới y học, và tồn tại suốt vài trăm năm sau đó.

Tuy nhiên, sự hiểu biết sơ khai về cấu trúc tâm trí không phải là am tường quan trọng duy nhất về hoài niệm của Hofer. Đầu tiên, ông nhận ra rằng hoài niệm ít liên quan đến những gì người bệnh đang cảm thấy thiếu thốn, thay vào đó, là “sức mạnh của riêng trí tưởng tượng”: dường như hoài niệm ít liên hệ với khác biệt vật chất trong hoàn cảnh sống, mà liên quan nhiều hơn đến những ký ức tập trung ở não bộ rất thực và cụ thể. Cuối cùng, từ quan sát mạnh mẽ của mình, Hofer gợi ý phương thức chữa bệnh một cách thành thật nhưng tinh tế: “hoài niệm không có cách chữa trị nào khác là trở về cố hương”. Trong tất cả quan sát và chẩn đoán, Hofer có vẻ không thực sự hiểu rằng quê nhà thường mang nghĩa thời gian nhiều hơn là không gian. Sau này, người ta mới hiểu ra rằng hoài niệm không thể chữa trị, và ngừng coi nó là căn bệnh khi nỗi khao khát quá khứ bắt đầu được liên kết với thời gian xa xưa. Nhưng mọi thứ không phát triển nhanh như vậy.

Mãi đến gần thế kỷ XX, các bác sĩ mới thôi suy đoán về nguyên nhân và cách trị bệnh hoài niệm. Trước đó, họ thường lờ đi quan sát của Hofer về tác động của trí tưởng tượng, và nghĩ ra nhiều ý tưởng chữa trị gây tò mò. Hoài niệm hầu như vẫn như là căn bệnh đặc trưng của Thụy Sĩ trong vài trăm năm đầu tiên sau khi được định danh – một trong những từ đầu tiên trong tiếng Đức dùng để chỉ sự nhớ nhà chính là “Schweizerkrankheit”, hay “bệnh Thụy Sĩ”. Johann Jakob Scheuchzer, nhà tự nhiên học người Thụy Sĩ, được gọi là Hofer thời cận đại, rất quan tâm đến việc giải cứu đồng hương của mình khỏi cáo buộc là những người yếu đuối, đề xuất rằng chính sự thay đổi áp suất [hoặc có thể là chất lượng] của không khí mới khiến họ dễ bị suy nhược. Ông đề nghị để các bệnh nhân nghỉ ngơi ở trên đỉnh tòa tháp hoặc trên đồi cao để phục hồi sức lực. Không có mấy bằng chứng chứng tỏ giả thuyết của Scheuchzer về căn bệnh và cách chữa trị có chút hiệu quả, nhưng có thể vì giả thuyết này mà Thụy Sĩ nổi tiếng là nơi nghỉ dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngay sau thời Scheuchzer, các bác sĩ ở thế kỷ XVIII đã dành thời gian nghiên cứu cách chữa trị hoài niệm, trọng tâm là các cấu trúc não hay bộ xương đặc biệt. Cách chữa trị này cũng thất bại, thậm chí còn ít hiệu quả hơn là đi du lịch Thụy Sĩ.

Dần dần, khái niệm hoài niệm đặc biệt dành riêng cho giới quân binh – quân đội khắp lục địa ưa chuộng những người lính đánh thuê Thụy Sĩ và bác sĩ luôn đi kèm với họ. Phải mất hơn hai thế kỷ để bác sĩ nhận ra rằng có gì đó ngoài chứng rối loạn thần kinh bí ẩn khiến những quân nhân trẻ tuổi máu lạnh chết dần chết mòn vì mong nhớ quê hương. Trong lúc đó, cách chữa trị và các phương pháp sao chép trở ngày càng sáng tạo hơn. Câu truyện Dictionnaire de musique [tạm dịch: Từ điển m nhạc] của nhà văn Jean-Jacques Rousseau, kể về các sĩ quan quân đội cấm binh lính chơi các bài dân ca ranz des vaches của Thụy Sĩ. Ngày xưa, trên đồng cỏ trên thảo nguyên, những người chăn gia súc vừa hát các bài này vừa lùa gia súc xuống núi – và chỉ cần tiếng lục lạc, cũng đủ khiến các quân đoàn tê liệt trong tiếng vang hoài niệm. [Sau này dân gian truyền tai nhau rằng ranz des vaches có sức mạnh khống chế người Thụy Sĩ; được vận dụng như phép ẩn dụ hoặc điểm cốt truyện trong các cuộc đối thoại triết học, kịch, thơ, và nhạc kịch, đặc biệt trong chủ nghĩa lãng mạn Đức].

Đến thập niên 1800, các quốc gia khác bắt đầu sợ mắc phải căn bệnh hoài niệm. Để ngăn chặn bệnh này lây lan, các bác sĩ Nga khuyến cáo chôn sống bất cứ ai có triệu chứng – cách thức rõ ràng là hiệu quả tức thì. Bờ bên kia Đại Tây Dương, trong cuộc Nội Chiến Mỹ, đã có vài đợt bùng phát bệnh trong số quân lính trẻ mặc dù thực ra họ chưa từng rời quê hương. Các bác sĩ Mỹ tử tế hơn chút, khi khuyến cáo quân đội thỉnh thoảng cho lính nghỉ chiến đấu ở tiền tuyến vài ngày để củng cố tinh thần [các bác sĩ cũng không phải không nghi ngờ rằng người nào có chứng hoài niệm thì không hợp làm lính]. Quân đội Mỹ rõ ràng vẫn miệt mài tìm hiểu về hoài niệm mãi đến Thế Chiến thứ II, chủ yếu với mục đích giảm lượng lính đào ngũ; và hoài niệm vẫn được các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần quan tâm trong nửa đầu thế kỷ XX, mặc dù hình thức có suy giảm: hoài niệm không còn là bệnh mà chỉ còn là triệu chứng, hoặc thậm chí là xu hướng tự nhiên, thường xảy ra với những người có vấn đề lớn và khẩn cần phải giải quyết.

Trong trích dẫn một nghiên cứu năm 1987 về các khẩn cầu lịch sử - tâm lý phổ biến, hoài niệm là “nỗi khao khát tột đỉnh được bé lại trong lòng mẹ, một lời giã biệt buồn bã với tuổi thơ, một sự kháng cự khỏi tiếc thương, hay hoài mong một quá khứ mãi mãi mất đi”]. Tuy vậy, bất kể các nhánh nghiên cứu này, cuộc Nội Chiến vẫn là lần cuối có người bị chẩn đoán bệnh hoài niệm. Hoài niệm bị cộng đồng y học lãng quên vào các thập kỷ cuối của thế kỷ XIX. Việc hoài niệm không còn bị coi là căn bệnh cần chữa trị có vẻ ít liên quan đến đột phá đặc biệt về cấu trúc não bộ hoặc sức khỏe tinh thần. Đơn giản là vì, ai cũng bất lực để thật sự hiểu, chứ chưa nói gì đến chữa trị, tình trạng hoài niệm.

Tuy vậy, khi hoài niệm dịch rời khỏi lĩnh vực y khoa và đi vào văn hóa, nó vẫn không hoàn toàn rũ bỏ đặc tính kỳ lạ của mình. Ban đầu, hoài niệm chiếm lĩnh thế giới triết học và giả thuyết, dù được dùng tương đương với khái niệm nỗi nhớ nhà, nhưng thường được xếp vào triệu chứng rối loạn – nếu không phải của cá nhân, thì là của cả xã hội. Friedrich Nietzsche, trong cuốn “The Birth of Tragedy” [tạm dịch: “Sự ra đời của Bi kịch”], là một tiêu biểu. Ông viết: “Một người dù ở đâu cũng không còn là ở nhà, vì thế nên người ta mong muốn quay trở về nơi mà anh ta, bằng cách nào đó, có thể ở nhà, vì đó là nơi duy nhất anh ta muốn được ở nhà”.

Trong các quan niệm đầu tiên ngoài lĩnh vực y khoa, hoài niệm được xem là một sự phản ứng trước tình trạng hiện đại, một nơi nương náu trong cơn bão đầy những hỗn loạn và xa lạ thời hiện đại. Các triết gia, nhà phê bình và nhà lý luận vẫn đang khám phá các biến thể của hoài niệm. Dù là đối tượng của học thuyết phê bình, hoài niệm dần mất đi ý nghĩa về địa điểm [hoặc thậm chí mất luôn nét nghĩa thời gian như lập luận của nhiều người], và ngày càng bện chặt với quan điểm về coi trọng và lục tìm thứ ban đầu [như vậy, tính hữu dụng và ý nghĩa của hoài niệm tăng lên một chút với sự lên xuống của tư tưởng hậu hiện đại]. Đó chính là là nền tảng cho quan sát của Baudrillard, trong cuốn Simulacra and Simulation, “khi thực tế không còn như trước đây, hoài niệm phục hồi toàn diện sự thực”: hàm nghĩa rằng, nếu chúng ta chìm đắm trong hiện thực, chúng ta sẽ không có nhiều cơ hội để nhìn lại kiếm tìm quá khứ, chứ đừng nói đến khát khao quay lại thời xa xưa.

Phải mất một thời gian để quan niệm phổ biến hiện nay về hoài niệm đi sâu vào văn hóa. Từ nửa đầu thế kỷ XX, khái niệm về nỗi nhớ nhà đã trở thành thân thuộc, nhưng mãi đến những năm 1950 và 1960, khái niệm và thuật ngữ “hoài niệm” mới thực sự bắt đầu ngấm vào ý thức của nhiều người. Cũng giống như hoài niệm, lý do chính xác để nó đột ngột nức danh là sự mơ hồ và khó nắm bắt: Fred Davis, trong nghiên cứu về hoài niệm đương đại, nhận thấy rằng, thậm chí ở những năm 1950, hoài niệm vẫn được coi là một từ “sang chảnh”, chỉ dành cho giới chuyên gia và những người đứng đầu phụng sự nhà thờ. Nhưng gần đến những năm 1960, từ này được phổ biến đủ rộng rãi để đi vào chủ đề trong các cuốn sách và tạp chí nổi tiếng. Một giả thuyết mà Davis đưa ra, đó là, khi ý niệm về “nhà” trở nên yếu đi vì con người di chuyển thường xuyên hơn, dễ dàng tiếp nhận nguồn thông tin phổ biến hơn, và ít gắn bó với một địa điểm cụ thể hơn, nỗi nhớ nhà sẽ suy giảm, và hoài niệm len lỏi vào tâm trí như một cách thể hiện cảm xúc tương tự mà không bị trói buộc: về cơ bản, hoài niệm trở thành phép ẩn dụ hay hơn để thể hiện cảm xúc. Khái niệm “nhà” trở thành khái niệm thời gian, chứ không phải địa điểm, do vậy, cần thuật ngữ mới để biểu đạt thay cho từ “nỗi nhớ nhà”.

Đây ít nhiều gì vẫn là nhìn nhận hiện đại về hoài niệm, mặc dù thời kỳ số hóa đã thêm vào nhiều màu sắc khác. Khi các hiện vật và biểu trưng của quá khứ dễ dàng tiếp cận hơn, hoài niệm dần trở thành quá trình tích cực hơn. Thông thường, hoài niệm được hiểu tốt nhất là cảm xúc đột ngột do bất chợt bắt gặp điều gì đó – ví dụ điển hình là vị ngọt đắng của miếng bánh madeleine nhúng trà trong tiểu thuyết của nhà văn Pháp Marcel Proust. Ngy nay, chúng ta nghĩ về hoài niệm như cảm xúc thoải mái nuông chiều bản thân, thậm chí chủ động đi tìm, chẳng hạn khao khát tìm ra đoạn video từng xem trên YouTube hay mua một phiên bản theo mẫu chiếc áo len ưa thích thời trung học.

Dù có nhiều phương tiện hơn để hoài niệm, thì động cơ ẩn sâu vẫn y nguyên: hòa giải với chính bản thân. Nhờ hoài niệm, chúng ta có thể đối mặt với một trong những sự thật cay đắng đó là con người ít khi nhận biết được điểm kết thúc mọi thứ. Hầu như chỉ trong các dịp trọng đại trong cuộc đời như lễ tốt nghiệp, tiệc chia ly, nghỉ hưu, hay tang lễ, chúng ta mới dứt khoát giã biệt điều đã qua. Một vài sự kiện có xu hướng nghiêng về tinh thần lạc quan với những khả năng tương lai, nhưng cũng không quá yếm thế khi nói rằng chúng ta có thể yêu chiều tương lai chính xác là nhờ chúng ta có cơ hội xử lý và chấp nhận sự thật rằng mọi việc đang thay đổi, rằng thời cắp sách đến trường, những ngày tháng tự do hay tuổi thanh xuân đã thực sự kết thúc. [Và, tất nhiên, cũng chẳng hề hiếm khi các sự kiện chào đón tương lai lại khơi gợi niềm hoài niệm cho quá khứ sắp bị bỏ lại phía sau].

Dẫu vậy, bên cạnh những khoảnh khắc lớn lao đánh dấu sự kết thúc và lý tưởng hơn là chuyển đổi sang giai đoạn mới, là hàng ngàn sự chấm dứt khó nhận biết và thường hàm nghĩa sâu sắc hơn, là khi chúng ta tự thân chiêm nghiệm và nhận ra, chậm rãi khi bước vào tuổi xế chiều, hay đột ngột như sấm rền. Lần cuối con gái cưng ngủ trên ngực là khi nào? Lần cuối cụng ly với ban thân? Lần cuối ăn mì ở quán yêu thích nhất? Lần cuối vuốt ve chú mèo? Lần cuối được như đứa trẻ? Lần cuối khóc khi nghe một bài hát? Lần cuối hôn người yêu cũ? Lần cuối ôm người cha già? Không chỉ đơn thuần là chúng ta không biết đến sự hữu hạn khi những thời khắc đó xảy ra, mà thực sự chúng ta không thể biết khi nào chúng hoàn toàn ngoài tầm với. Chúng ta không biết đến những điều tốt đẹp mình đang có cho đến khi chúng không còn nữa, và thậm chí không biết khi nào chúng sẽ không còn.

Ý nghĩ mọi thứ là vô hạn chỉ đơn thuần là ảo tưởng, tất cả rồi sẽ qua. Nhưng khi những ảo tưởng về quá khứ qua đi, hoài niệm chắc chắn là trạng thái cảm xúc dễ hiểu nhất của con người, nếu không nói là quan trọng, căn bản nhất. Chiêm nghiệm và nhận ra cuộc sống đang trôi qua không hề dễ chịu, trong thời gian thực, cuộc sống đang lụi tàn. Chúng ta khao khát quay về quá khứ, bởi lẽ mỗi giây phút qua đi là một mất mát của cuộc đời hữu hạn.

David Berry/ Theo The Walrus

David Berry là tác giả và nhà phê bình văn hóa ở Toronto [Canada]. Tác phẩm của ông được xuất bản trên các trang Globe & Mail, Hazlitt, Toronto Life, v.v. Ông có năm năm đảm nhiệm chuyên mục nghệ thuật và văn hóa của tờ National Post. “Về hoài niệm” là cuốn sách đầu tiên của ông.

Video liên quan

Chủ Đề