Hoàng đức bình là ai

Ngày 19/2/2019, gia đình tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình [hay còn gọi là Hoàng Bình] nhận được thông báo của Giám thị trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam về tình hình chấp hành án phạt tù của anh này với đánh giá ‘chấp hành án phạt tù kém trong giai đoạn từ ngày 27/6/2018 đến ngày 25/11/2018’.

Giấy thông báo ký tên Phó giám thị trại giam - Đại tá công an Trần Ngọc đề ngày 30 tháng 1 năm 2018 thông báo anh Hoàng Đức Bình “không nhận rõ tội lỗi, chấp hành không nghiêm bản án” và còn chưa nộp 400 ngàn đồng án phí hình sự.

Anh Hoàng Đức Nguyên, em trai tù nhân lương tâm có án tù lên đến 14 năm với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước…” vào chiều ngày 19 tháng 2 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, thời giam qua ông Bình không được gửi thư về cho gia đình.

“Tôi gặp anh Bình trước Tết vào khoảng 19, 20 Tết. Hôm tôi vào chỉ hỏi thăm sức khỏe anh Bình, tình hình anh Bình như thế nào, anh cũng có gửi một cành hoa mà anh đan rất là đẹp nhưng phía quản giáo trại giam ngay lúc đó họ xé cành hoa ngay trước mặt anh và tôi. Anh ấy đã rất bức xúc vấn đề này rồi.

Họ nói là họ muốn kiểm tra phía bên trong cành hoa nhưng anh Bình không chịu, vì thời gian đan 1 cành hoa rất là dài, mà anh gửi về như 1 kỷ niệm với gia đình, nhưng phía trại giam họ đã không chấp nhận.

Anh cũng nói là nhiều lần anh viết thư về gia đình nhưng họ không chấp nhận những lá thư đó nên gia đình tôi không nhận được những lá thư của gia đình, họ kiểm duyệt rất là nghiêm ngặt.”

Em trai của anh ông Hoàng Đức Bình cũng cho biết sức khỏe của anh mình không ổn định và trông khá gầy.

Anh Hoàng Đức Bình, sinh năm 1983 tại Nghệ An. Trước khi bị bắt ông là Phó Chủ tịch phong trào Lao Động Việt, một tổ chức hỗ trợ và giúp đỡ công nhân kiến thức về tổ chức đình công và kinh nghiệm xuất khẩu lao động tránh bị lừa gạt.

Báo Nghệ An hôm 6/2/2018 loan tin cho rằng anh Hoàng Đức Bình, “Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.”

Hồi tháng 2/2017, anh Hoàng Đức Bình cùng hàng trăm giáo dân giáo xứ Song Ngọc [huyện Quỳnh Lưu] vào Hà Tĩnh với để nộp đơn kiện Công ty Formosa. Tuy nhiên đoàn người đã bị Cảnh sát giao thông chặn lại và những người mặc thường phục tấn công giáo dân.

Lúc này, anh Bình đã yêu cầu tài xế là anh Nguyễn Nam Phong đóng cửa xe và không làm theo lệnh kiểm tra của Cảnh sát giao thông do lo ngại tính mạng của bản thân và những người đi chung.

Anh Hoàng Đức Bình bị an ninh mặc thường phục bắt giữ vào ngày 15/5/2017 khi đang trên xe ô tô.

Phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sau đó tuyên phạt anh Hoàng Đức Bình 14 năm tù giam với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS 1999.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn phải thi hành án tù lên đến 14 năm, sau khi phiên tòa phúc thẩm hôm 24/4 giữ nguyên bản án đã được tòa sơ thẩm tuyên cách đây 2 tháng rưỡi.

Tôi rất bức xúc về một phiên tòa rất bất công. Vì anh tôi chỉ có nhiệm vụ đấu tranh cho môi trường, đấu tranh chống Formosa, đấu tranh cho quyền con người.

Phiên phúc thẩm diễn ra trong 3 giờ vào buổi sáng tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Nhà hoạt động 35 tuổi, người đã giúp đỡ ngư dân một số vùng ở Nghệ An kiện hãng Formosa gây ô nhiễm môi trường, bị y án sơ thẩm 14 năm tù cho các tội “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.

Vụ ô nhiễm môi trường biển do Formosa xả thải xảy ra hồi cuối mùa xuân năm 2016. Những ngư dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối cũng như tuần hành để nộp đơn kiện Formosa.

Ông Bình tham gia một số hoạt động này, và tường thuật trực tiếp qua mạng xã hội để đưa thông tin đến công chúng.

Công an Việt Nam bắt tạm giam nhà hoạt động hồi tháng 5 năm ngoái. Phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra hôm 6/2 năm nay.

Ông Hoàng Nguyên, em trai nhà hoạt động, cho VOA biết phản ứng của ông sau phiên tòa phúc thẩm ngày 24/4:

“Tôi rất bức xúc về một phiên tòa rất bất công. Vì anh tôi chỉ có nhiệm vụ đấu tranh cho môi trường, đấu tranh chống Formosa, đấu tranh cho quyền con người. Nhưng tòa án của chính quyền tỉnh Nghệ An đã kết án anh trai tôi bản án rất nặng nề. Tôi rất phẫn nộ”.

Báo chí trong nước dẫn thông tin của tòa nói vào ngày 14/2/2017, ông Hoàng Đức Bình cùng giáo dân tuần hành phản đối Formosa. Theo tài liệu của bên truy tố, ông Bình có lúc ngồi trên một xe ô tô con. Ông và lái xe không tuân thủ “yêu cầu”, “hướng dẫn” của cảnh sát giao thông, “gây ách tắc giao thông nghiêm trọng” trên quốc lộ 1A.

Vẫn theo tài liệu tại tòa, cùng thời gian đó, ông Bình dùng điện thoại tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội Facebook “với những lời nói vu cáo, bôi nhọ” lực lượng công an làm nhiệm vụ.

... xe này [chở ông Bình] chỉ đậu một bên thôi, bên kia thì đâu có chiếc xe nào, mà tắc thì tắc toàn bộ cả phía phải và phía trái. Tôi đưa ra bằng chứng đó, tôi nghĩ rằng lý do tắc nghẽn giao thông là do một số người hiếu kỳ, chứ không phải do chiếc xe của Hoàng Bình ...

Hội đồng xét xử cho rằng các hành động của ông Bình “kích động, gây rối, chống lại lực lượng làm nhiệm vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự”, ngoài ra còn “làm mất uy tín” của công an Nghệ An.

Ông Hà Huy Sơn, một trong hai luật sư bào chữa cho nhà hoạt động, bày tỏ quan điểm trên Facebook cá nhân, nói rằng cả bản án phúc thẩm lẫn bản án sơ thẩm trước đó dành cho ông Bình là “bất công, vi phạm tố tụng”.

Về diễn biến phiên toà, ông Sơn nói tòa “không trình chiếu các video clip diễn biến sự việc” và “chỉ dùng các lời khai 1 phía các nhân viên công vụ là CSGT [cảnh sát giao thông]”. Vị luật sư bổ sung rằng đã “không có việc giám định về nội dung của các video clip”.

Luật sư bào chữa Nguyễn Khả Thành cho VOA biết thêm về lập luận của ông và đồng nghiệp nhằm bảo vệ ông Bình:

“Tắc nghẽn giao thông là do một số người khác, một số người hiếu kỳ đứng đó mà xem. Và xe này [chở ông Bình] chỉ đậu một bên thôi, bên kia thì đâu có chiếc xe nào, mà tắc thì tắc toàn bộ cả phía phải và phía trái. Tôi đưa ra bằng chứng đó, tôi nghĩ rằng lý do tắc nghẽn giao thông là do một số người hiếu kỳ, chứ không phải do chiếc xe của Hoàng Bình. Thế nhưng cuối cùng phía bên tòa họ vẫn không chấp nhận”.

Luật sự Thành cho biết 5 người thân của ông Bình gồm bố mẹ, chị gái và hai em trai đã đến địa điểm xử án nhưng nhân viên an ninh chỉ cho bố mẹ và chị gái vào dự phiên tòa. Theo luật sư Thành, do lo ngại xô xát xảy ra với 2 người còn lại nên 3 người nhà ông Bình đã quyết định không vào tòa.

Gia đình chúng tôi sẽ sẵn sàng vận động các tổ chức nhân quyền, khả năng là vận động các luật sư quốc tế để kiện chính quyền Nghệ An. Sắp tới đây tôi sẽ vận động các đại sứ quán các nước...

Ông Hoàng Nguyên, em trai nhà hoạt động, nói với VOA về dự định của gia đình nhằm chống lại bản án “bất công”:

“Gia đình chúng tôi sẽ sẵn sàng vận động các tổ chức nhân quyền, khả năng là vận động các luật sư quốc tế để kiện chính quyền Nghệ An. Sắp tới đây tôi sẽ vận động các đại sứ quán các nước để họ lên tiếng giúp gia đình chúng tôi vì chúng tôi rất là cô đơn”.

Ông Hoàng Đức Bình là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, tổ chức được thành lập năm 2008 với mục tiêu giúp người lao động đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng của họ. Chính quyền Việt Nam không công nhận tổ chức này.

Trước khi bị bắt, ông Bình và ông Bạch Hồng Quyền, một thành viên của Con Đường Việt Nam, đã giúp đỡ nhiều hoạt động truyền thông cho người dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi vụ ô nhiễm biển do hãng Formosa của Đài Loan gây ra.

Gần cùng thời điểm ông Bình bị bắt, công an Hà Tĩnh đã ra lệnh bắt và truy nã ông Bạch Hồng Quyền nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thực hiện được ý định.

Luật sư Nguyễn Khả Thành bình luận với VOA rằng trong vòng 6 tháng trở lại đây, các tòa án Việt Nam có xu hướng tuyên mức phạt tù cao nhất đối với giới hoạt động bị quy phạm các tội liên quan đến an ninh quốc gia. Luật sư Thành cho rằng chính quyền ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của các nhà hoạt động trong giai đoạn internet có thể giúp lan truyền các thông điệp của họ rộng khắp và nhanh chóng.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị y án 14 năm tù

Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức Julian Pahlke vừa chính thức bảo trợ cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình theo chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” [PsP] và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông “ngay lập tức và vô điều kiện”.

Trong một thông báo bằng tiếng Đức và được tổ chức VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền chuyển ngữ, gửi cho VOA, dân biểu Pahke nêu nhận định về án tù dài hạn của chính quyền Việt Nam đối với ông Hoàng Đức Bình: “Chính phủ Việt Nam đã đối phó vô cùng nặng tay đối với sự dấn thân kiên quyết của ông: vào tháng 2/2018 họ kết án ông 14 năm tù với tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước””.

“Như vậy ông đã trở thành một trong nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị giam giữ vì những cáo buộc giả tạo và trong điều kiện tồi tệ của nhà tù An Điềm khét tiếng. Việc giam giữ trong điều kiện tồi tệ đã càng làm cho sức khoẻ của ông thêm giảm sút. Đại dịch COVID-19 với những biện pháp hạn chế liên quan đã càng làm cho tình trạng của Bình và tất cả những tù nhân khác thêm tồi tệ”, ông Pahlke cho biết thêm.

XEM THÊM: Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vẫn chịu án 14 năm tù

Từ Nghệ An, ông Hoàng Đức Nguyên, em của ông Bình, chia sẻ với VOA về kỳ vọng của gia đình khi có được dân biểu Đức bảo trợ:

“Tôi hy vọng là sẽ có điều gì đó tốt hơn cho anh Bình. Nhờ vào việc họ lên tiếng với chính quyền Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền khác để kêu gọi trả tự do cho anh.

“Mong chờ từ những dân biểu như vậy vì họ có sức ảnh hưởng lớn để họ có tiếng nói lớn để kêu gọi trả tự do cho anh.”

Dân biểu Quốc hội Đức Julian Pahlke. Photo julianpahlke.de

Tuyên bố của dân biểu Đức có đoạn viết: “Những người bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới ngày càng bị o ép. Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên Bang Đức là một công cụ tốt và quan trọng để cho dân biểu Đức có thể hỗ trợ và bảo vệ cho quyền của những người này”.

“Riêng cá nhân tôi xem trọng việc việc dùng tư cách dân biểu để dấn thân bảo vệ cho những người bị đàn áp nặng nề như Hoàng Đức Bình. Tôi kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Hoàng Đức Bình,” ông Pahlke nêu nhận định.

Ông Nguyên cho VOA biết hơn một năm qua gia đình chưa được thăm gặp ông Bình mà lý do phía trại giam đưa ra là do dịch bệnh COVID-19.

Vào năm 2019, dân biểu Margrarete Bause đã nhận bảo trợ cho ông Hoàng Đức Bình. Cựu nữ dân biểu viết thư cho Đại sứ Việt Nam tại Đức hỏi về tình hình của Hoàng Đức Bình và bà đã yêu cầu được tới Việt Nam thăm gặp ông trong tù.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình bị 14 năm tù

Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” là một sáng kiến của Uỷ Ban nhân quyền Quốc hội Liên Bang Đức. Mục đích của sáng kiến này là giúp các dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức có cơ hội hỗ trợ và bảo vệ cho các đồng nghiệp và những người bảo vệ nhân quyền ở nước khác. Nhiều đồng nghiệp và nhà hoạt động ở nước khác đã không có điều kiện hoạt động như các dân biểu Đức nên đã phải sống trong sợ hãi, bị đe dọa hay bị truy nã trong khi làm nhiệm vụ.

Được biết như là một người hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nghiệp đoàn độc lập và là một blogger, ông Hoàng Đức Bình đấu tranh bảo vệ cho quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam. Ông tường trình về những thảm họa môi trường dọc theo bờ biển Việt Nam do tập đoàn Formosa Thép Hà Tĩnh của Đài Loan gây ra năm 2016 và đứng ra đòi bồi thường cho các nạn nhân. Ông Bình bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giam vào ngày 15/5/2017.

Báo Công an Nghệ An dẫn cáo trạng cho biết Hoàng Đức Bình vào ngày 14/2/2017 “lợi dụng sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh” cùng một số giáo dân xuất phát từ giáo xứ Song Ngọc đi vào Hà Tĩnh và không chịu xuống xe khi bị lực lượng chức năng chặn lại ở huyện Diễn Châu. Trang này cho rằng “hành vi” của Hoàng Đức Bình “gây ách tắc giao thông nghiêm trọng” trên tuyến Quốc lộ 1A.

Chính quyền cho rằng trong quá trình đi cùng đoàn người, ông Hoàng Đức Bình thường xuyên sử dụng điện thoại cá nhân quay, bình luận, phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook “với những lời nói vu cáo, bôi nhọ lực lượng Công an làm nhiệm vụ”, “làm mất uy tín” của lực lượng Công an Nghệ An, “kích động, gây rối, chống lại lực lượng làm nhiệm vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự”.

Dân biểu Julian Pahlke, thuộc Khối Liên minh 90/Đảng Xanh, xuất thân là nhà hoạt động nhân quyền. Ông hiện là thành viên của Uỷ ban Chuyên trách Liên minh Âu Châu, và Uỷ ban Nhân quyền của Quốc hội Liên Bang Đức.

Video liên quan

Chủ Đề