Hệ sinh thái khách hàng là gì

Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ tạo nên môi trường củng cố sự tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Nói cách khác, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ tạo nên sự phát triển bền vững cho công ty.

1. Khái niệm về hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ

Theo mô tả cơ bản từ năm 1999 của Goedkoop, hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ là một hệ thống bao gồm các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu người sử dụng. Yếu tố cốt lõi đó chính là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ.

Trong tiếng anh, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ gọi là Product-Service Systems [PSS], được định nghĩa mở rộng và chi tiết hơn để phù hợp với bối cảnh Marketing sau này:

PSS là mô hình thương mại đưa ra sự phân phối có tính liên kết cả sản phẩm và dịch vụ. Các mô hình PSS đang được biết đến như phương tiện để mở ra khả năng kết hợp tiêu thụ sản phẩm lẫn dịch vụ, với mục đích hướng tới những kết quả mang tính chất hỗ trợ môi trường. [Kollmuss & Agyeman [2002: 240], Pro-environmental behaviours]. Mô hình PSS được thiết kế dựa vào công năng, giá trị gia tăng và dịch vụ evidence-based.

Đứng từ góc nhìn khách hàng, có thể lý giải dễ hiểu hơn như sau: Trong hành trình quyết định mua sắm của mình, khách hàng không chỉ tìm kiếm chức năng chính ở sản phẩm họ cần, mà họ còn đang tìm kiếm những tiện ích bổ sung mà sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp. Khi doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng thông qua dịch vụ hơn là chỉ đơn thuần các sản phẩm vật chất, doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhiều hơn mà không cần tốn quá nhiều chi phí sản xuất.

2. Hệ thống sinh thái sản phẩm - dịch vụ còn là công cụ để cạnh tranh

Đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua hệ thống sinh thái sản phẩm - dịch vụ là một khái niệm mới nhưng không mới. Mới, là vì mọi người ít nhắc đến từ này, nhưng nó không mới vì trong vô thức, các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đã và đang hình thành/hoàn thiện hệ thống sinh thái của mình thông qua sản phẩm cũng như sự chú trọng vào CRM.

MondiaL giới thiệu đến bạn sự đổi mới sáng tạo được áp dụng vào hệ thống sản phẩm dịch vụ, để hoàn thiện và củng cố, khiến nó tạo nên nguồn doanh thu bền vững cho doanh nghiệp của bạn.

MondiaL giới thiệu đến bạn sự đổi mới sáng tạo được áp dụng vào hệ thống sản phẩm dịch vụ, để hoàn thiện và củng cố, khiến nó tạo nên nguồn doanh thu bền vững cho doanh nghiệp của bạn.

Lợi ích chính cho các khách hàng với hệ sinh thái này bao gồm:

  1. Giảm thiểu chi phí phát sinh cao khi sử dụng thêm các dịch vụ này ở đơn vị khác, hoặc tuyển thêm nhân viên phụ trách vị trí này.
  2. Loại trừ các phát sinh lỗi khi hệ thống update, cải thiện website trong quá trình sử dụng
  3. Upgrade các gói dịch vụ đi kèm hỗ trợ khách hàng giúp thu hút khách hàng lựa chọn MondiaL thay vì đối thủ
  4. Và hơn hết là sự hiệu quả trong việc quản trị và vận hành của khách hàng khi sử dụng website và dịch vụ cung cấp bởi MondiaL

Lấy ví dụ về một mô hình sinh thái sản phẩm - dịch vụ khác, hẳn không ai làm tốt hơn Vingroup.

Mọi người chắc đã từng nghe qua đâu đó câu đùa: “Mua nhà Vinhomes, đi vinfast, học vinschool mới là đẳng cấp”.

Đầu tiên Vingroup xuất hiện trên thị trường với dịch vụ khu vui chơi giải trí Vinpearl. Tiếp theo phát triển sản phẩm mới cho Vinpearl là Condotel và Luxury. Vingroup tiếp tục mở rộng với thị trường BĐS, xây dựng khu căn hộ phức hợp cao cấp VinHomes, đi cùng với dịch vụ nhà ở là bệnh viện, trường trung học và đại học, xe ô tô,...

Tất cả sản phẩm, dịch của Vin đều được liên kết với nhau qua ưu đãi: nếu như bạn là cư dân VinHomes, bạn sẽ được hưởng ưu đãi khi mua xe Vinfast, khi sử dụng hệ thống nghỉ mát du lịch, dịch vụ bệnh viện, trường học,... Mọi thứ đều được dựng lên thành một hệ sinh thái hoàn thiện hỗ trợ 100% cho nhau.

Qua ví dụ về Vingroup, chúng ta có thể thấy được rõ nét hơn tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Vì nhu cầu khách hàng không chỉ dừng ở một sản phẩm, trong tương lai chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu. Việc duy trì mối quan hệ với khách hàng giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, và là sự lựa chọn đầu tiên khi họ có nhu cầu phát sinh. Đó là lý do ngay từ đầu, MondiaL khẳng định hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3. Lợi ích chung cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ

  1. Trong quá trình phát triển hệ sinh thái, biết đâu sẽ giúp doanh nghiệp bạn có các ý tưởng đột phá và tạo ra một thị trường ngách mới/phát triển thị trường
  2. Tăng hiệu quả vận hành

  3. Duy trì, kéo dài mối quan hệ với khách hàng

  4. Hỗ trợ cải thiện nhận diện thương hiệu

  5. Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng hơn

4. Lưu ý về hệ sinh thái

  • Chất lượng phải tương đương với sản phẩm đã thành công, đã tạo được niềm tin cho khách nhé.
  • Sản phẩm trong hệ sinh thái phải giúp ích cho khách hàng một lợi thế rõ nét gì đó như tiết kiệm thời gian, chi phí hay sử dụng hệ sinh thái làm cho hiệu quả công việc cao hơn, v.v...

Những chia sẻ này hy vọng mang lại hữu ích cho quý anh chị và bắt đầu định hình xây dựng các sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái phù hợp khách hàng mục tiêu.

Và hình ảnh thương hiệu cần được chú ý, tạo sự đồng nhất nhé [đây là một trong những cách tiết kiệm chi phí Marketing].

MondiaL - Người định hướng hành trình thương hiệu.

Nguồn: MIT Sloan

Hệ sinh thái là một mạng lưới phối hợp các doanh nghiệp, thiết bị và khách hàng để tạo ra giá trị cho mọi thành phần tham gia, là điểm đến trong một lĩnh vực cụ thể [như mua sắm] bao gồm các sản phẩm bổ sung và thậm chí cả các sản phẩm cạnh tranh.

Vì sao cần phải tạo một hệ sinh thái?

Hãy nghĩ đến một ông lớn bất kỳ ở bất cứ một ngành nghề nào, Tiki chẳng hạn. Khi mua hàng ở Tiki, bạn có thực sự quan trọng ai là người bán hàng trên Tiki không? Hay bạn chỉ để ý đến thông tin của sản phẩm và đánh giá của người khác về sản phẩm đó?

Tiki là một ví dụ rất cụ thể của 1 doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng 1 hệ sinh thái. Tiki không ngừng kết nối và phối hợp liên tục giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Và nếu hệ sinh thái hoạt động tốt, người mua hàng chỉ tìm đến Tiki mà không thực sự quan tâm ai là người bán nữa. Đối với họ, Tiki là người bán. Từ đó, Tiki có thể trở thành một ông lớn trong thị trường bán lẻ mà không thực sự bán 1 mặt hàng cụ thể nào.

Tiki, Grab, Amazon,… đều là những ví dụ điển hình của việc vì sao cần xây dựng một hệ sinh thái bao quanh thế mạnh chiến lược của mình. Hệ sinh thái sẽ biến doanh nghiệp của bạn thành một điểm đến, một lựa chọn của khách hàng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà những sản phẩm dịch vụ đó là do người khác cung cấp.

Hệ sinh thái giúp gì cho việc phát triển sản phẩm mới?

Trong quá trình hình thành một hệ sinh thái, sẽ có rất nhiều cơ hội để tổ chức thoát ra khỏi những lối mòn trong tư duy và chết cứng khái niệm. Dưới đây là một câu chuyện doanh nghiệp thực tế của một ngân hàng ở Úc.

Ngân hàng Thịnh Vượng Chung Úc [Commonwealth Bank of Australia, CBA], khi suy ngẫm về mô hình cho vay thế chấp, họ hiểu rằng mục đích của khách hàng không phải là có được một khoản vay – mục đích của họ là mua nhà.

Thế nên CBA tạo một ứng dụng trên điện thoại cho phép người dùng có thể xem lịch sử giá bán của căn nhà mà họ đang quan tâm cũng như những căn bên cạnh chỉ bằng cách hướng điện thoại của họ vào căn nhà họ thích. Những người có dự định mua nhà nhờ đó có thêm thông tin giá cả thị trường tại khu vực họ đang nhắm tới – và nếu người dùng tạo một tài khoản trên ứng dụng thì họ sẽ trở thành một đối tượng đáng quan tâm cho vay của CBA.

Trong ứng dụng đó, người dùng còn có thể tính xem có thể vay được bao nhiêu, kì hạn trả lãi như thế nào, số tiền cần ứng trước là bao nhiêu. Người dùng có thể lưu những bảng tính này lại và nộp hồ sơ cho vay có điều kiện ngay trên ứng dụng. Sau này, họ có thể trực tiếp nộp hồ sơ vay thế chấp qua ứng dụng.

Ứng dụng điện thoại hiện nay đã kết hợp được địa điểm nhà đất với thông tin về giá bán thực tế, ngày chốt giao dịch, giá trị ước tính hiện nay, và theo dõi phương án cho vay nhanh gọn. Cho đến nay, khách hàng đã thực hiện hơn 1,2 triệu lượt tìm kiếm và CBA ước tính suất sinh lợi từ việc đầu tư vào ứng dụng là 109 phần trăm. [Nguồn: What’s Your Digital Business Model? p. 44]

Mời các bạn cùng thảo luận

Video liên quan

Chủ Đề