Học khoa học máy tính ra làm gì

Thởi đại ngày nay những việc làm nặng nhọc, tính toán dần được thay thế bởi máy tính. Và vì thế nhu cầu nhân lực ngày càng chú trọng về các công nghệ này. Vì vậy việc học và hiểu biết về công nghệ này là một lợi thế với các bạn sinh viên. Và ngành Khoa học máy tính chính là nơi cung cấp cho bạn một con đường rõ ràng và những nền tảng quan trọng nhất để làm việc với công nghệ của tương lai. 

Vậy nó là gì, học như thế nào và làm được gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính[Computer science] là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp các bạn  có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học...

Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo [Artificial Intelligence, Học máy [Machine Learning], Đồ họa và xử lý ảnh[Digital Image Processing],...

Học Khoa học máy tính cần chuẩn bị những gì?

  • Đầu tiên các bạn phải chuẩn bị tâm lý thật vững vì đây là ngành học rất khó và các môn học chuyên ngành cơ sở khá hàn lâm. Và điều quan trọng hơn nữa là khi bạn bước vô ngành này thì bạn cực dễ sốc tâm lý vì xung quanh bạn toàn là mấy bạn chuyên Tin [khi bạn chỉ mới biết cin, cout thì tụi nó đã biết KMP,DP,Suffix Array..., à có đứa còn có giải quốc gia nữa chứ] Thật sự mình đã từng sốc cực khi mới học vì vậy mừng mong các bạn luôn lạc quan và cố gắng đi theo chúng nó chứ đừng từ bỏ nhé !
  • Tiếp theo đó là hãy trang bị cho mình một kiến thức toán học thật vững vì không chỉ ngành KHMT không đâu mà  các ngành CNTT khác đều yêu cầu rất nặng về Toán. À và Toán ở đây là khả năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ về vấn đề đó chứ không phải toán cấp 3 đâu nên nếu bạn cảm thấy bạn có tư duy tốt thì vẫn theo được ngành này nha. Riêng các bạn có định hướng theo các ngành về AI,ML... thì cần tập trung vào việc học toán khi lên đại học nhé vì nếu bạn học không tốt các môn Giải Tích,DSTT,XSTK thì khi học các chuyên ngành này sẽ khá mệt đấy
  • Khả năng tự học : Lên đại học thì các bạn sẽ không thể học theo cách thầy cô bảo gì thì học ấy như lúc cấp 3 được mà các bạn buộc phải chủ động tìm hiểu và đọc qua các tài liệu về môn học đó trước vì nó sẽ giúp bạn tiếp thu bài giảng thầy cô tốt hơn. Và đặc biệt hơn là lên đại học chỉ dạy bạn những kiến thức nền tảng nhất nên các bạn buộc phải tìm hiểu về các công nghệ mới và ứng dụng những gì mình đã học để có thể làm việc được nhé
  • Khả năng ngoại ngữ: đối với ngành này thì ngoại ngữ là điều tối quan trọng, vì thế hãy luôn đầu tư ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ nhé, vì nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn có thể offer vào các công ty lớn, công ty nước ngoài và quan trọng nhất là dễ dàng đọc  và xem các tài liệu tiếng anh. 2 ngoại ngữ mà dân CNTT mình cần nhất là tiếng Nhật với Tiếng Anh.

4 năm đại học Ngành Khoa học máy tính học những gì?

Năm 1 và năm 2: Trong 2 năm học đầu tiên sẽ là thời gian nhà trường đào tạo kiến thức nền tảng khi học CNTT như toán lý đại cương, OOP, CTDL>,nhập môn lập trình . Những môn này bắt buộc mọi người phải nắm thật chắc để đi sâu vào chuyên ngành sau này. Một số môn học quan trọng ở giai đoạn này gồm:

Nhóm các môn đại cương

  • Giải tích
  • Đại số tuyến tính
  • Xác suất thống kê
  • Toán rời rạc
  • Vật lý đại cương
  • Nhóm các môn triết và pháp luật
  • Anh văn

Nhóm các môn cơ sở ngành

  • Nhập môn lập trình: Môn này các bạn được học các cú pháp, các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, con trỏ, mảng,... Ngôn ngữ thường được các trường đại học Việt Nam sử dụng để dạy môn này là C/C++,Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Trong môn này sẽ được học về các thuật toán như sắp xếp[sort], tìm kiếm[search],... cũng như các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết[linked list], stack, queue, cây nhị phân tìm kiếm[BST],... và các khái niệm độ phức tạp về thời gian và bộ nhớ.
  • Lập trình hướng đối tượng: Lúc này sinh viên sẽ được học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống.
  • Cơ sở dữ liệu: Môn học này sẽ giúp các bạn tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MongoDB, MySQL,...
  • Toán cho KHMT: giúp bạn có nền tảng về các kiến thức toán học, các thuật toán thông dụng mà trong các môn về trí tuệ nhân tạo,máy học rất cần
  • Phân tích và thiết kế thuật toán: cung cấp cho bạn các kiến thức về các thuật toán, cấu trúc dữ liệu  nâng cao, các cách tiếp cận và phương pháp giải đối với các bài toán trong tin học, các hàm về độ phức tạp thời gian và bộ nhớ
  • Ngoài ra còn một số môn cần nắm vững như Hệ điều hành, Mạng máy tính,..
  • Máy học: giúp bạn bước đầu với các mô hình và thuật toán máy học là tiền đề để học các môn về Deep Learning, Máy học nâng cao...
  • Nguyên lý lập trình: tìm hiểu các cách thức lập trình ,các phương pháp lập trình cũng như các quy củ về đặt tên biến,hàm và các cách tổ chức code hiệu quả nhất .

Năm 3 và năm 4: Qua đến giai đoạn này thì ngành Khoa học máy tính có 3 định hướng nghiên cứu chuyên sâu là:

  • Công nghệ tri thức và máy học
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Thị giác máy tính và đa phương tiện

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực công nghệ tri thức và máy học

  • Xử lý dữ liệu

  • Các thuật toán máy học

  • Model máy học

  • Đánh giá độ hiệu quả của model,thuật toán

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Thị giác máy tính và đa phương tiện

  • Xử lý ảnh và video.

  • Đồ họa máy tính.

  • Thị giác máy tính.

  • Xử lý dữ liệu đa phương tiện.

  • Công nghệ đa phương tiện.

  • Máy học và nhận dạng.

  • Thực tại ảo, thực tại tăng cường.

  • Tổ chức và truy vấn thông tin đa phương tiện.

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

  • xử lý các câu ,đoạn câu,đoạn văn...

  • phân tích cú pháp

  • các thuật toán chuyển đổi 

  • công nghệ dịch thuật

Những vị trí việc làm sau khi học Khoa học máy tính

  • Đối với các bạn chuyên ngành công nghệ tri thức và máy học:  lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT; chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tri thức, các sản phẩm mang tính thông minh; cán bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, viện, trung tâm, công ty công nghệ...

  • Đối với các bạn chuyên ngành Thị giác máy tính và đa phương tiện:lập trình đồ họa game, chuyên viên xử lý ảnh ,video,thực tại ảo, cán bộ ở các trường, viện trung tâm nghiên cứu...

  • Đối với các bạn chuyên ngành Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: trợ lý ảo, từ điển, dịch tự động,… ; cán bộ giảng dạy,…

Vậy KHMT và KTPM bạn chọn gì ?

Có thể nói việc lựa chọn giữa 2 ngành này luôn là điều khó khăn. Với bản thân mình thì mình chọn học ngành KHMT vì mình muốn trở thành một kĩ sư AI,còn nếu các bạn muốn trở thành một Software Engineering thì mình nghĩ KTPM sẽ hợp lý hơn vì khi bạn chọn chuyên ngành KTPM bạn sẽ học được quy trình, các bước, các quy tắc để phát triển một phần mềm tốt và hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn muốn vào các công ty lớn, nơi yêu cầu cao về kĩ năng lập trình ,thuật toán thì KHMT lại là một lựa chọn hợp lý hơn.

Một số trường đại học đào tạo ngành khoa học máy tính [điểm chuẩn năm 2019]

Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG HCM: 24.65đ -22.65 [CLC]

Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG HCM: 25đ-24.6đ [CTTT]-23.2đ [CLC]

Đại học Bách Khoa TPHCM: 25.75đ-24.75đ [CLC]

Đại học Tôn Đức Thắng: 30.75đ-24.5đ [Việt]-22.5đ [Anh] [Toán hệ số 2 nhân 3/4]

Đại học Sư phạm kỹ thuật : 23.9đ-25.2 [AI]

Kết

Bài viết trên là chia sẻ kinh nghiệm của mình trong ngành Khoa học máy tính nhằm giúp các bạn 2k2 có thể tham khảo và có cho mình định hướng chính xác về nghề nghiệp. Hi vọng các bạn có thể có lựa chọn mà bản thân không hối hận và cảm thấy xứng đáng với 12 năm học của bản thân. Đừng ngần ngại để lại ý kiến, mình sẽ chia sẻ với các bạn trong hiểu biết của mình nha.

Ngành khoa học máy tính ra làm gì? Ngành khoa học máy tính ra trường lương bao nhiêu? Đây là những câu hỏi phổ biến của các bạn trẻ có đam mê theo đuổi ngành này. Để biết thêm thông tin chi tiết và trả lời được những câu hỏi trên, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu chung về ngành khoa học máy tính

Tìm hiểu chung về ngành khoa học máy tính

Trước khi tìm hiểu về ngành khoa học máy tính ra làm gì thì bạn cần nắm rõ một số thông tin cơ bản về ngành này.

Ngành khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính được coi là ngành khoa học nền tảng góp phần vào hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đây là ngành học dành cho những ai thực sự yêu thích máy tính và muốn tìm hiểu về máy tính một cách sâu sắc nhất.

Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về máy tính và hệ thống máy tính, các quy trình và cách máy tính hoạt động, đồng thời cải thiện và nâng cao hiệu suất của các thuật toán, công nghệ mới và giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này, bạn có thể xây dựng các sản phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học,…

Khoa học Máy tính là ngành học cho phép bạn thông thạo tất cả các khía cạnh của máy tính bao gồm thiết kế, sản xuất, vận hành và sửa chữa các yếu tố như phần cứng, phần mềm, hệ thống hoặc mạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu dùng.

Ngành khoa học máy tính là gì?

Trong năm đầu tiên, bạn sẽ học những kiến ​​thức cơ bản về lịch sử máy tính, các ứng dụng của ngành trong xã hội và lý thuyết mạng hoặc hệ thống cơ bản. Trong những năm tiếp theo bạn sẽ được trang bị các kỹ năng như lập trình, cấu trúc hệ thống và phân tích thuật toán để có thể tạo ra các sản phẩm phần mềm. Ngoài ra, bạn sẽ học thêm về xây dựng trang web, hệ thống dữ liệu và hệ điều hành.

Tương tự như các môn học khác, bạn cũng bắt buộc phải vận dụng những kiến ​​thức đã học để làm một đề án giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Một số trường đại học còn tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện các dự án của doanh nghiệp đối tác để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Năm cuối cũng là lúc bạn nên tranh thủ đi thực tập để mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm việc làm dễ dàng hơn sau khi ra trường.

>>> Xem thêm: 5 cơ hội việc làm công nghệ thông tin hấp dẫn nhất hiện nay!

Ngành khoa học máy tính gồm những chuyên ngành nào?

Trí tuệ nhân tạo

Chuyên ngành này không còn quá xa lạ với đời sống của người dân khi nó đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm như ô tô không người lái, nhận diện khuôn mặt người dùng hay điều khiển ứng dụng bằng giọng nói. Trí tuệ nhân tạo là hướng phát triển trong tương lai của công nghệ nên chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khi bạn phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì.

Ngành khoa học máy tính gồm những chuyên ngành nào?

Lập trình game

Nếu bạn yêu thích chơi game thì chuyên ngành này là lựa chọn phù hợp để bạn tìm hiểu quy trình phát triển và sản xuất một sản phẩm game. Dù là sản phẩm chơi trên smartphone hay máy chơi game chuyên dụng thì thị trường game luôn béo bở để bạn phát triển sự nghiệp khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì.

>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Lập trình ứng dụng

Đây là một chuyên ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì. Chuyên ngành này cung cấp cho bạn kỹ năng tạo ứng dụng chạy trên điện thoại hoặc các sản phẩm công nghệ khác. Chỉ cần tạo một ứng dụng có nhiều lượt tải, bạn sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ.

Bảo mật hệ thống

Tất cả các hệ thống dữ liệu của công ty bao gồm phần mềm, ứng dụng, thiết bị, v.v. đều cần được bảo vệ để tránh bị người khác xâm nhập nhằm mục đích xấu. Chuyên ngành này sẽ dạy bạn cách tìm ra các lỗ hổng bảo mật và cách khắc phục chúng hiệu quả. Vì vậy, nếu như không biết ngành khoa học máy tính ra làm gì, bạn có thể tham khảo chuyên ngành này để có thể định hướng tốt hơn.

>>> Xem thêm: Mức lương của ngành hệ thống thông tin 2022 là bao nhiêu? 

Lập trình Web

Gần như mọi doanh nghiệp đang hoạt động đều có nhu cầu thiết lập website để tăng sự hiện diện của mình trên không gian mạng. Chuyên ngành này có thể đào tạo bạn biến thiết kế của mình thành một trang web không chỉ đẹp mà còn có chức năng, thân thiện với người dùng và an toàn cho khách truy cập.

Nên học ngành khoa học máy tính ở đâu?

Nên học ngành KHMT ở đâu?

Để có thể dễ dàng lựa chọn ngành khoa học máy tính ra làm gì, bạn nên tham khảo các ngôi trường đại học uy tín dưới đây:

Tại thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách Khoa

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đáng tin cậy trong lĩnh vực kỹ thuật. Trường Đại học Bách Khoa được biết đến với trình độ giảng dạy và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức và nền tảng tốt để có một công việc tốt sau khi ra trường thay vì hoang mang không biết ngành khoa học máy tính ra làm gì.

Trường Đại học Công nghệ

Trường Đại học Công nghệ mang đến cho sinh viên chương trình đào tạo những kiến ​​thức cơ bản và chuyên sâu, đảm bảo sinh viên được ứng dụng vào thực tế và cơ hội ra trường có việc làm cao khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì. Về cơ bản, chương trình đào tạo đại học ngành Khoa học máy tính được xây dựng dựa trên Chương trình Khoa học máy tính của UNSW.

Đại học FPT

Sứ mệnh của Đại học FPT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang dân trí đất nước. Điểm khác biệt trong phương thức đào tạo của Đại học FPT là liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đào tạo theo tiêu chuẩn công nghệ quốc tế, thông thạo hai ngoại ngữ, đào tạo kỹ năng mềm, chú trọng phát triển con người.

>> Xem thêm: Top các trường đại học ở TP HCM?

Nên học ngành khoa học máy tính ở đâu tại TPHCM?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Khoa Khoa học Máy tính [KHMT] đào tạo các kỹ sư Khoa học Máy tính có kiến ​​thức lý thuyết và kỹ thuật để có nhiều sự lựa chọn hơn khi phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì. Sinh viên giỏi có thể được xét chuyển tiếp học lên thạc sĩ, tiến sĩ của Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin

Là trường thành viên của ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ Thông tin có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao. công nghệ thông tin Việt Nam đồng thời thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thông tin tiên tiến.

Tại Hà Nội

Trường Đại học Công nghệ

Sứ mệnh của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến mũi nhọn trên cơ sở phát huy thế mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông. Trường cũng xác định sứ mệnh tiên phong trong việc tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới.

Đại học Bách Khoa

Đây là một trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành trọng điểm và hàng đầu ở nước ta. Đồng thời, trường cũng là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, theo bảng xếp hạng theo nhóm ngành vừa được tổ chức giáo dục QS công bố, Đại học Bách Khoa Hà Nội có 3 nhóm ngành lớn trong top 550 thế giới.

>>> Xem thêm: Top các trường đại học có đầu ra tốt, văn bằng giá trị nhất Việt Nam năm 2022

Có nên học ngành khoa học máy tính?

Có nên học ngành khoa học máy tính?

Nếu bạn là người thích nghiên cứu và tìm hiểu về chuyên môn máy tính, là người ít giao tiếp và thích cảm giác làm việc với máy tính toàn thời gian mỗi ngày, vậy thì bạn rất phù hợp với chuyên ngành khoa học máy tính.

Tuy nhiên, dù bạn là dân khối A và giỏi các môn tự nhiên thì ngành này vẫn rất khó hiểu. 2 kỹ năng quan trọng để có thể học tốt ngành Khoa học máy tính và có nhiều sự lựa chọn khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì đó là kỹ năng tự học và trình độ ngoại ngữ.

Học ngành khoa học máy tính ra trường làm gì? Công việc ngành Khoa học máy tính khá bận rộn và thường xuyên phải ngồi một chỗ, gắn liền với công nghệ số. Tuy nhiên, hiệu quả từ Khoa học máy tính sẽ không làm bạn thất vọng.

>>> Xem thêm: Top 100 các trường đại học top đầu Việt Nam

Ngành khoa học máy tính có dễ xin việc?

Ngành khoa học máy tính có dễ xin việc?

Nhu cầu lớn về nhân lực ngành CNTT cũng như sự thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực khoa học máy tính hiện nay dẫn đến cơ hội việc làm rất lớn.

Ngành khoa học máy tính ra làm gì? Một cử nhân có năng lực có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau. Kể từ khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, nhu cầu nhân lực ngành này cũng tăng vọt.

Sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực CNTT, cũng giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, các kỹ sư khoa học máy tính cũng cần thường xuyên cập nhật các công nghệ mới.

Tuy là một nghề đòi hỏi nhiều áp lực nhưng khoa học máy tính thực sự là một nghề có nhiều cơ hội phát triển cho những ai đam mê và có năng lực đang phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì.

Khoa học máy tính được coi là một nghề khó và khá đau đầu, nhưng những người có nền tảng tốt về tin học thường có khả năng giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, có khả năng phân tích, thiết kế một cách bài bản và khoa học. Vì vậy, với tấm bằng tốt nghiệp ngành này chắc chắn sẽ mở ra cho bạn cơ hội vào các công ty công nghệ lớn dễ dàng hơn các chuyên ngành khác.

Ngành khoa học máy tính ra làm gì?

Ngành khoa học máy tính ra làm gì?

Khi công nghệ máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, bạn có thể thấy rằng khoa học máy tính đã và đang đáp ứng nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như:

  • Các tổ chức tài chính,
  • Công ty tư vấn quản lý,
  • Công ty phần mềm,
  • Công ty truyền thông,
  • Công ty đa quốc gia [liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác],
  • Cơ quan chính phủ, trường đại học và bệnh viện.

Vì vậy, khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì, bạn có thể thấy cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính là rất nhiều.

Bạn nên chuẩn bị cho mình một danh mục các dự án cá nhân và các đơn hàng đã thực hiện để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Kỹ sư phần mềm

Đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì. Kỹ sư phần mềm là người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Áp dụng các nguyên tắc và công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm [Vòng đời phát triển phần mềm].

Kỹ sư phần mềm là người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình

Các kỹ sư phần mềm sử dụng các kỹ thuật toán học, khoa học, công nghệ và thiết kế và thường phải kiểm tra và đánh giá phần mềm. Các kỹ sư phần mềm có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, kỹ sư phần mềm luôn muốn chủ động tìm kiếm, học hỏi kiến thức mới và có kỹ năng giao tiếp tốt.

>>> Xem thêm: Kỹ sư phần mềm là gì? Tất tần tật về ngành kỹ sư phần mềm

Chuyên viên an ninh mạng

Đây là một câu trả lời hấp dẫn cho câu hỏi ngành khoa học máy tính ra làm gì. Vai trò của vị trí này là đảm bảo hệ thống thông tin được bảo mật tuyệt đối và ngăn chặn sự xâm nhập của tin tặc. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nguy cơ rò rỉ thông tin quan trọng càng cao đáng kể nên việc làm này càng có trách nhiệm lớn.

Lập trình viên truyền thông đa phương tiện

Ngành khoa học máy tính ra làm gì? Công việc lập trình này đòi hỏi bạn phải biến ý tưởng của nhà thiết kế đồ họa trên giấy thành sản phẩm có thể hiển thị trên các phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh, dựng hình 3D… Bạn cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ sửa lỗi hoặc điều chỉnh sau khi sản phẩm được phát hành.

Viết bài chuyên ngành

Nếu yêu thích viết lách, bạn hoàn toàn có thể dấn thân vào lĩnh vực viết bài về máy tính và công nghệ cho các trang web tin tức hay tạp chí khi tìm hiểu ngành khoa học máy tính ra làm gì.

Ngành khoa học máy tính ra làm gì? Lương bao nhiêu?

Nhờ kiến thức sâu rộng được đào tạo về Khoa học máy tính, bạn sẽ có lợi thế rất lớn so với những cây bút chỉ tra cứu qua Google. Người dùng luôn cần được những người trong nghề hướng dẫn những vấn đề khó về chuyên môn một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Chuyên viên phân tích dữ liệu

Nếu như bạn đang không biết ngành khoa học máy tính ra làm gì thì có thể tham khảo vị trí này. Nhà phân tích dữ liệu là người thực hiện phân tích sâu dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng và báo cáo; sau đó xác định xu hướng và dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Các công việc chính:

  • Thu thập dữ liệu.
  • Phân tích và viết báo cáo.
  • Báo cáo thường xuyên với quản lý và tương tác trực tiếp với khách hàng về sự phát triển của các sự kiện liên quan đến thương hiệu của khách hàng.

Nhân viên IT

Nhân viên IT là một trong những lựa chọn cho việc ngành khoa học máy tính ra làm gì, đây người chịu trách nhiệm giữ cho hệ thống máy tính và mạng của doanh nghiệp ở trạng thái tối ưu, cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận khác các kỹ năng khác nhau để chạy các cài đặt mới, khai thác và sử dụng an toàn hạ tầng CNTT.

Nhân viên IT là một trong những lựa chọn

Các chuyên gia CNTT làm việc trong ngành công nghệ thông tin là lập trình viên, kỹ sư máy tính và kỹ sư phần cứng. Công việc của vị trí này liên quan đến các công việc IT như lập trình phần mềm máy tính; kiểm tra và bảo trì máy tính, hệ thống mạng và phần mềm được sử dụng để lưu trữ, gửi và nhận dữ liệu số.

Kiến trúc sư phần mền

Đây cũng là một trong những lựa chọn khi bạn phân vân ngành khoa học máy tính ra làm gì. Software Architect [kiến trúc sư phần mềm] là tiếp nhận và phân tích các yêu cầu từ khách hàng. Sau đó, kiến trúc sư phần mền sẽ đưa ra thiết kế, quy trình hệ thống và giám sát các lập trình viên thực hiện theo lộ trình đã định.

Một số vị trí công việc khác

  • Kỹ sư máy tính: Kỹ sư máy tính thông thạo phần cứng và các thiết bị kỹ thuật số khác, ngoài ra còn có kỹ năng lập trình. quản lý thông tin máy tính, quản trị mạng máy tính, có khả năng thiết kế hoặc phát triển phần mềm…
  • Kỹ sư hệ thống: Các kỹ sư hệ thống là người liên lạc với các nhà quản lý dự án để giúp các dự án chạy hiệu quả và đạt được thành công. Công việc chính của sẽ là: Kiểm tra các hệ thống hiện có và đề xuất các cải tiến mới. Phát triển hệ thống mới để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
  • CTO: CTO là viết tắt của từ Chief Technology Officer – Giám đốc Công nghệ hoặc Giám đốc Kỹ thuật trong công ty. Đây là vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Những người này cũng điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D].

Mức lương ngành khoa học máy tính ở Việt Nam

Mức lương ngành khoa học máy tính ở Việt Nam

Sau khi đã biết ngành khoa học máy tính ra làm gì thì bạn nên tìm hiểu về thu nhập của ngành này. Mức lương có thể nhận được sau khi tốt nghiệp của Kỹ sư Khoa học Máy tính dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

Đây được đánh giá là một trong những ngành học có mức lương cao. Một số thống kê cho thấy phần lớn sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm ra trường với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Càng có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mức lương nhận được càng cao. Trên thực tế, có những chuyên viên dày dặn kinh nghiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD mỗi năm, tương đương 13.500 USD mỗi tháng.

Với bất kỳ công việc nào, bạn càng chuyên sâu thì mức lương cũng tương xứng với năng lực thực sự của bạn.

Trên đây là một số thông tin về ngành khoa học máy tính ra làm gì. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ có định hướng tốt hơn về con đường học vấn tương lai của mình. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên ghé thăm Muaban.net để tham khảo các tin tìm việc làm mới nhất!

Video liên quan

Chủ Đề