Học thuyết nào đã đưa ra công thức s-r năm 2024

Uploaded by

Tieu Ngoc Ly

0% found this document useful [0 votes]

305 views

150 pages

Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful [0 votes]

305 views150 pages

Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người

Uploaded by

Tieu Ngoc Ly

Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người

Jump to Page

You are on page 1of 150

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Tâm lý học hành vi ra đời năm 1913 ở Mỹ với một bài báo có tính chất cương lĩnh của Oat-xơn [1978-1958] – “Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi”. Tâm lý học hành vi được coi là một “cuộc cách mạng” trong khoa học tâm lý hồi ấy, mở đầu một bước ngoặt trong việc thực hiện tư tưởng xây dựng một nền tâm lý học khách quan do nhà sinh lý học vĩ đại Nga Xê-Trê-Nôp đề ra bốn mươi năm trước đó.

Thật vậy, Oat-xơn đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền tâm lý học có ích cho mọi người, cho cộng đồng. Những tư tưởng ấy chẳng những người đương thời rất quan tâm, mà ngày nay vẫn còn tính chất thời sự, tuy đứng về lĩnh vực triết học đây cũng là một vấn đề khá phức tạp mà ta sẽ lần lượt điểm tới ở dưới. những ý kiến đó là những ý kiến gì?

Một là, Oat-xơn nhắc nhủ mọi người và sau đó lời nhắc nhủ của ông đã trở thành châm ngôn của nền tâm lý học mà ông chủ trương: Tâm lý học phải thật sự nghiên cứu cuộc sống thực hàng ngày của con người. Nghiên cứu tâm lý là nghiên cứu cái gì chứa đựng ngay trong các công việc, theo lời Oat-xơn, “như chơi quần vợt”, “viết thư”, “xây nhà”, …

Hai là, ông đưa ra cái được gọi là huyền thoại tự do. Ông nói: các người đừng bàn cãi về chuyện có tự do hay không, vấn đề là ở chỗ các người có hành vi tự do hay không. Ông khẳng định, có hành vi tự do là có tự do. Tự nắm được hành vi của ta, điều khiển được hành vi của ta là ta có tự do.

Ba là, tâm lý học phải trở thành phòng thí nghiệm của xã hội, tức là phải phục vụ yêu cầu của xã hội. Vấn đề trung tâm ở đây là vấn đề giáo dục con người. Trong lãnh vực này, Oat-xơn cũng có những ý nghĩ rất tiến bộ, chẳng hạn như ý kiến cho rằng “con người tự xây dựng nên bản thân, chứ không phải vốn sinh ra con người đã là người”. Ông nói: “Nhân cách của con ngườilà sự sáng tạo của chính con người, chứ không phải là sự ban ơn của thượng đế”, …

Công bằng mà nói, đây là những tư tưởng lý thú thật. Nhưng có phải hành vi chủ nghĩa tiến hành nghiên cứu hành vi thực, cuộc sống thực của con người không? Chủ nghĩa hành vi do Oat-xơn đề ra những năm 1910 và ngày nay Ski-nơ [1904] đang kiên trì chủ trương tạo cho con người hành vi nào, và liệu có hành vi đó con người mới tự do hay không? Tâm lý học hành vi sẵn sàng phục vụ quyền lợi của xã hội nào và nề giáo dục mà họ chủ trương là nền giáo dục gì? Ta cứ xem cương lĩnh của dòng tâm lý học này và quá trình phát triển của nó thì rõ.

CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

1. Tâm lý học hành vi không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý thức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người.

2. Các sự kiện quan sát thấy đều được lý giải theo nguyên tắc: khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể tạo ra một phản ứng nhất định. Do đó, mọi hành vi do cơ thể tạo ra đều được biểu đạt theo công thức kích thích – phản ứng [S – R], và hành vi chỉ còn lại là các cử động bề ngoài, hoàn toàn không liên quan gì với ý thức được coi là cái bên trong.

3. Đi theo những người nghiên cứu tâm lý học động vật lấy nguyên tắc “thử và lỗi” làm nguyên tắc khởi thủy điều khiển mọi hành vi, Oat-xơn muốn loại trừ tâm lý học duy tâm với phương pháp nội quan bằng cách nghiên cứu hành vi theo phương pháp lâu nay vẫn dùng trong tâm lý học động vật.

4. Oat-xơn đặt ra cho thuyết hành vi mục đích điều khiển được hành vi. Toàn bộ việc điềiu khiển dựa vào chỗ cứ có một trong hai yếu tố thì biết được yếu tố tương ứng thứ hai.

CHỦ NGHĨA HÀNH VI MỚI

Chủ nghĩa hành vi mới muốn nghiên cứu khâu mà hành vi cổ điển bỏ qua, tức nghiên cứu xem có cái gì xảy ra giữa S và R. Những người lập ra chủ nghĩa hành vi mới cho rằng ở khoảng giữa này có các yếu tố trung gian. Các yếu tố can thiệp vào quá trình tạo ra phản ứng. Đó có thể là lí lẽ, ý định, chương trình, hình ảnh, tri thức lý luận, kĩ xảo. Chủ nghĩa hành vi mới đã đưa vào công thức hành vi S-R một bổ sung đặc trưng cho các hiện tượng tâm lý. Đúng như vậy, hầu hết các phản ứng hơi phức tạp một chút đều có các yếu tố trung gian can thiệp vào. Nhưng tất cả những biến cố trung gian này đều phụ thuộc vào hai điều kiện sau đây:

Một là, phụ thuộc vào chỗ có kích thích vật lý từ ngoài vào hay không.

Hai là, phụ thuộc vào chỗ ở thời điểm chịu kích thích này, cơ thể có những nhu cầu gì.

Tuy nhiên có tính đến chuyện cần nghiên cứu xem có gì xảy ra bên trong cơ thể trước khi có phản ứng thoát ra ngoài cơ thể, nhưng cuối cùng thì cơ bản cũng chỉ dựa vào chỗ có S và có R nào tương ứng với S ấy. Chính vì vậy mà dù họ có là mới hay là cũ [cổ điển] thì vẫn là “chủ nghĩa hành vi” mà thôi, về cơ bản vẫn duy trì đường lối hành vi với tư cách là tổng các phản ứng làm đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.

Đây chính là cơ sở quan trọng để duy trì thuyết hành vi bảo thủ do Ski-nơ chủ trương. Thuyết hành vi bảo thủ hoàn toàn theo các luận điểm cơ bản từ ngày Oat-xơn đề xuất.

CHỦ NGHĨA HÀNH VI BẢO THỦ

Ski-nơ chủ trương “hành vi chủ nghĩa hóa” tuyệt đối toàn bộ khoa học tâm lý, tức là đưa tất cả các luận điểm cơ bản do Oat-xơn đề ra đến chỗ cực đoan: luận điểm về bản chất phản ứng của hành vi, luận điểm coi con người như là một cơ thể, như một “thằng đần vô thức” hay như “một bộ máy vật lý liên hoàn”. Từ tư tưởng phải đưa tâm lý học thành “phòng thực nghiệm của xã hội”, Ski-nơ đi đến lập ra “công nghệ học hành vi”, hy vọng có một quy trình công nghệ có thể tạo ra hành vi như sản xuất một sản phẩm công nghiệp. Từ ý nghĩ xây dựng một nền “tự do hành vi” của Oat-xơn, Ski-nơ đi đến chỗ dựng nên triết lí “hãy vứt bỏ tự do và nhân phẩm” đi. Chỉ còn lại hành vi với nghĩa là các động tác cân bằng và thích nghi với môi trường, đừng nghĩ gì đến tự do và nhân phẩm cả. Bằng cách đó đã làm cho tâm lý học hoàn toàn mất tính chất nhân văn.

Ski-nơ xây dựng cái gọi là thuyết hành vi xã hội. Thuyết này xây dựng trên nguyên tắc phản ứng, lấy các khái niệm củng cố, thích nghi, cân bằng với môi trường làm các khái niệm cơ bản.

QUAN NIỆM DUY VẬT MÁY MÓC VỀ CON NGƯỜI

Công thức hành vi này xuất phát từ một quan niệm duy vật máy móc về con người. Ngay từ đầu, Oat-xơn đã tuyên bố: “Từ nay chúng ta phải thật sự nghĩ về con người như là động vật có vú, một động vật có vú cao đẳng, động vật có vú hai chân, hai tay, hai bàn tay uyển chuyển, tinh tế, như là một động vật ở trong bào thai 9 tháng, rồi có một thời thơ ấu khá dài không biết làm gì, một tuổi nhi đồng phát triển chậm chạp, tuổi thiếu niên dài 8 năm và cả cuộc đời dài 70 tuổi. Thế là sự khác biệt giữa người và động vật chỉ gói gọn trong sự khác biệt trong các thời kì phát triển cơ thể, trong tuổi của sự sống sinh vật.

Đặc điểm khác biệt thứ hai giữa con người và động vật, theo thuyết hành vi, là ở chỗ ngoài thế giới đồ vật mà động vật cũng có, con người còn có thế giới từ ngữ. Người sáng lập ra thuyết này nói: con người là động vật vật có phản ứng với từ ngữ và sinh ra từ ngữ… Câu nói này đối với khoa học lúc đó không có gì mới lắm. Trước đó đã có nhiều nhà tư tưởng nêu lên vấn đề này.

Mấy chục năm gần đây, nhờ kĩ thuật điện tử phát triển và được sử dụng ngày càng nhiều vào nghiên cứu tâm lý, sinh lý, ngày nay người ta đã biết được cả trong trường hợp suy nghĩ, các cơ cổ cũng có những cử động nhất định. Hay lúc viết, nhất là khi mới tập viết, các cơ môi, cơ lưỡi, cơ cổ, … hoạt động rất mạnh.

Nhưng ngay trong phạm vi phản ứng và cử động, phản ứng, cử động của người và phản ứng, cử động của động vật cũng không giống nhau. Đó là chưa nói tới những yếu tố quy định những phản ứng và cử động ấy.

Điểm khác biệt thứ ba giữa người và các động vật khác, theo Oat-xơn đó là con người có môi trường xã hội, có giao lưu giữa người với người. Môi trường xã hội ở đây mới được hiểu như là cái gì đó khác với môi trường thiên nhiên. Đó là gia đình, làng xóm, thể chế xã hội,… Nhưng mới thấy sự khác biệt bề ngoài. Môi trường xã hội, theo thuyết hành vi, cũng chỉ là nơi con người sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc. Nói cụ thể hơn, môi trường xã hội là tổng các kích thích do con người và xã hội tạo ra tác động vào con người. Con người là cái gì? Trong môi trường xã hội con người chỉ là một kích thích hay tổ hợp kích thích đối với người khác. Ngày nay trong tài liệu tâm lí học Mỹ nhiều người còn viết tất cả quan hệ xã hội chẳng qua chỉ là quan hệ tay đôi giữa hai người mà thôi.

Các nhà hành vi mới cũng không khắc phục được quan niệm duy vật máy móc về con người và họ cũng ra khỏi vòng luẩn quẩn S-R. Có chăng là họ nhuộm màu sinh vật hóa đậm hơn cho quan điểm đó.

Đến Ski-nơ thì các quan điểm về con người của thuyết hành vi vẫn giữ nguyên vẹn, và hơn nữa, còn được phát triển thêm mà chính các nhà tâm lý học phải kêu lên rằng: “Khi thâm nhập vào những vấn đề xã hội, nhà ngôn ngữ và tâm lý học Mỹ nổi tiếng Trôm-ski viết – khoa học hành vi hiện đại của Ski-nơ hoàn toàn bất lực. Khoa học ấy rất gần gũi với học thuyết Phát-xít về tự do ý chí”.

Nói tóm lại, luận điểm cơ bản của thuyết hành vi coi con người chỉ là cơ thể riêng lẻ chỉ có khả năng phản ứng. Vì vậy cơ thể này hoàn toàn phụ thuộc vào các kích thích tác động vào cơ thể. Mục đích của con người chỉ còn lại là làm sao sống còn được, mà muốn vậy thì chỉ cần thụ động, thích nghi với môi trường xung quanh… Đây là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, quan điểm thực dụng, quan điểm phi lịch sử. Trong lý thuyết này hoàn toàn không có chỗ đứng cho con người trung thực, và do đó việc nghiên cứu thực hành vi con người, như người sáng lập ra thuyết này tuyên bố cũng chẳng còn tăm hơi gì.

Vấn đề hình thành và phát triển hành vi trong thuyết này chỉ còn là vấn đề tạo ra một hệ thống kích thích để tạo ra các phản ứng theo ý muốn của một ai đấy. Đây là một hình thái hành vi thấp kém. Điều đó chứng tỏ rằng trong lý thuyết này không còn phạm trù hành vi nữa, chỉ còn lại phạm trù phản ứng.

Con người trong chủ nghĩa hành vi là con người vô thức, người máy. Nhân phẩm của con người này chỉ còn lại trong giá trị trao đổi [C.Mác], mua bán. Hành vi của nó được biểu đạt theo công thức S-R không tương ứng với cuộc sống thực của con người cụ thể bao giờ cũng sống, làm việc, hoạt động trong các điều kiện lịch sử xã hội nhất định.

Tất cả những điều trình bày ở trên cho phép kết luận rằng toàn bộ sự phấn đấu trong suốt gần 70 năm qua của Oat-xơn và những người kế nghiệp ông đã không hoàn thành sứ mệnh lịch sử, không làm được cuộc cách mạng “vứt bỏ xiềng gông của tâm lý học truyền thống”. Nhiều lắm là họ chỉ mới làm được “một cuộc khởi nghĩa” mở đầu cuộc đấu tranh mãnh liệt vì một nền tâm lý học khách quan. Đó là sự đóng góp to lớn của các nhà hành vi Mỹ vào sự nghiệp xây dựng tâm lý học.

Chủ Đề