Hội thi cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa ban hànhQuyết định số 2246/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh nhằm thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh.

Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Bình được đưa vào hoạt động năm 2018, là đầu mối tập trung để tiếp nhận,
hướng dẫn, phối hợp giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức

Cải cách hành chính [CCHC] là một trong những nội dung chủ yếu của khoa học hành chính, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. CCHC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và xã hội, nhằm xây dựng hệ thống hành chính nhà nước một cách toàn diện hơn, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn trong tình hình mới.CCHC là một trong 06 giải pháp được đặt ra để phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Xác định CCHC nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và phòng ngừa tham nhũng nên Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; ngày 15/7/2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 để thực hiện công tác CCHC cho giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc
với Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Bình về tiếp nhận, xử lý, thu thập thông tin đề nghị hỗ trợ của bà con Quảng Bình
đang sinh sống, lao động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh CCHC1 và đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 ban hành Chương trình hành động. Đây là một trong bốn Chương trình hành động đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 thông qua nhằm đẩy mạnh CCHC và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình là để triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, địa phương và cụ thể là Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 22/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 03-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 thông qua nhằm đẩy mạnh CCHC và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.

Công an thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là đơn vị tiên phong đưa thủ tục cấp và quản lý
thẻ căn cước công dân vào Trung tâm Hành chính công qua Trung tâm một cửa

Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh gồm 21 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ; 18 thành viên là thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và theo quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo. Sở Nội vụ là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh và có trách nhiệm tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế và phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; quyết định thành lập Tổ giúp việc và đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện CCHC theo chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp để đẩy mạnh công tác CCHC của tỉnh; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch CCHC dài hạn, hàng năm của tỉnh. Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp giữa địa phương với các bộ, ngành ở trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC; đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của tỉnh hoặc Chính phủ giao; chỉ đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình trong công tác CCHC và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Chú thích:

1. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025- tr.179
2. Các Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025- tr.63

Võ Việt Hùng

Video liên quan

Chủ Đề