Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên 1925 là tổ chức chính trị theo khuynh hướng tư tưởng nào

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập tổ chức Đoàn

Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, năm 1917, Người sáng lập “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Paris [Pháp], thành phần chủ yếu là thanh niên, mục đích chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chính trị chống thực dân Pháp ngay tại Pháp mà hoạt động tiêu biểu là gửi bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Dư luận Pháp coi đây là quả bom chính trị nổ ngay giữa Paris.

Đến tháng 7-1920, khi được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sáng rõ con đường giải phóng dân tộc, từ đó Người quyết định đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga và sau đó tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III [tháng 12-1920].

Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp: Ảnh Tư liệu

Năm 1921, tại Paris [Pháp], Nguyễn Ái Quốc thành lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, thành viên chủ yếu là thanh niên, mục đích đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa. Đây chính là loại hình Quốc tế thanh niên thuộc địa theo quan điểm của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc bước đầu bắt tay thực hiện.

Tháng 6-1924, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức, đại diện ưu tú của các dân tộc bị áp bức tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V tại Matxcơva [Nga]. Người đã đề nghị với Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản về việc thành lập “Nhóm châu Á” tại trường Đại học Phương Đông nhằm tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội nghiên cứu tình hình, đặc điểm các nước thuộc địa phụ thuộc.

Khi tham gia Đại hội Quốc tế Thanh niên cộng sản lần thứ IV tại Matxcơva vào tháng 7-1924, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì soạn thảo và trình bày tại Đại hội “Luận cương về thanh niên thuộc địa”, trong đó nêu lên yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên cách mạng và hình thành các đoàn thể thanh niên, xây dựng các tổ chức Thanh niên cộng sản ở thuộc địa.

Tháng 12-1924, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu tình hình, tìm cách tiếp cận, làm việc với nhóm thanh niên trong tổ chức Tâm Tâm xã. Người đã nêu lên những thiếu sót trong nhận thức, hành động của nhóm này và khâm phục tinh thần yêu nước đối với các chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Dưới hình thức mở các lớp bồi dưỡng về chủ nghĩa xã hội khoa học và học thuyết Mác-Lênin, Cách mạng tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản… Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ cho số thanh niên yêu nước và đưa họ dần đến với chân lý cách mạng. Tháng 2-1925, Nguyễn Ái Quốc tổ chức một nhóm thanh niên bí mật gồm 9 người [Lý Thụy, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Long và Lâm Văn Dĩnh]. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản cũng như sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở nước ta.

Tháng 6-1925, “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” với nòng cốt là Cộng sản Đoàn đã chính thức tuyên bố thành lập và bắt đầu mở rộng các hoạt động, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào yêu nước của Nhân dân ta, đặc biệt là của thanh niên. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Thanh niên”, với mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đặt nền tảng đầu tiên để chuẩn bị cho sự ra đời tổ chức thanh niên sau này.

Cuối năm 1925 đầu năm 1926, Nguyễn Ái Quốc cử đồng chí Hồ Tùng Mậu về Thái Lan để củng cố cơ sở cách mạng của bà con Việt kiều, đồng thời lựa chọn một số thiếu niên ưu tú là con em Việt kiều yêu nước đang học tại trường Hoa-Anh học hiệu [của một nhà yêu nước người Trung Quốc] bí mật đưa sang Quảng Châu đào tạo để chuẩn bị cho đội ngũ kế cận cách mạng sau này và chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản Đoàn ở trong nước.

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thành lập tổ chức Đoàn

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất [tháng 10-1930] đã đặt nền móng cho sự ra đời của Đoàn Thanh niên cộng sản. Hội nghị đã thông qua: “Án nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”. Đặc biệt là thông qua “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động”. Trong Án nghị quyết có ghi: “Đảng phải thi hành ngay Án nghị quyết của Quốc tế cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tính độc lập…”. “Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên… Muốn vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”. “Trung ương, các xứ ủy, các tỉnh, thành, đặc ủy phải phái ra một số đồng chí trẻ tuổi phụ trách tổ chức ra Thanh niên cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tánh chất độc lập”. “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động” là văn kiện nền tảng về lý luận vận động thanh niên đầu tiên của Đảng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào yêu nước trong thanh niên đang phát triển và thực sự tạo nên những chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ chức Đoàn.

Qua cao trào 1930-1931, vị trí, vai trò của thanh niên đã được xác định rõ, cơ sở Đoàn đã phát triển ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ảnh: Tư liệu

Thực hiện Án nghị quyết tháng 10-1930 về công tác thanh niên của Trung ương Đảng, các cơ sở Đoàn được xây dựng trên hầu hết các địa phương cả nước, nhưng hệ thống tổ chức của Đoàn vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 20 đến 26-3-1931 do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã dành nhiều thời gian bàn về công tác xây dựng Đảng và xây dựng Đoàn. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cần kíp mà Đảng phải làm, trong đó có việc phải nhanh chóng thành lập tổ chức Đoàn: “Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ hờ hững lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những ủy viên tổ chức ra Đoàn, đốc xuất cho chi bộ tổ chức; tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu hoạt động trong quần chúng thanh niên... Trong một thời gian ngắn ngủi tới đây, Đảng bộ các địa phương phải gây ra cơ sở của Đoàn...”.

Sau khi có Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các chi bộ đảng ở địa phương đã cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thanh niên ngày càng lớn mạnh, đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2.500 đoàn viên. Qua cao trào cách mạng 1930-1931, với những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên cả nước, Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản đã công nhận Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.

Theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 [tháng 3-1961] đã quyết định lấy ngày 26-3-1931 [một trong những ngày cuối của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai đã bàn và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên] làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hằng năm.

Ý nghĩa sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Sự ra đời của Đoàn TNCS Đông Dương [nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh] đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự vận động khách quan phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; đồng thời thể hiện quan điểm sáng suốt, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về vị trí, tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên.

Đồng chí Lý Tự Trọng [1914-1931], một trong những đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Ảnh: Tư liệu

Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam trở thành một dấu mốc lịch sử trọng đại của thế hệ trẻ Việt Nam, từ đây những người cộng sản trẻ tuổi đã có tổ chức riêng của mình đặt dưới sự lãnh đạo, rèn luyện thường xuyên, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng; luôn sắt son niềm tin với Đảng, trở thành đội dự bị tin cậy của Đảng, lực lượng đông đảo, đội quân xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Báo Hải quân Việt Nam [Tổng hợp]

Từ năm 1925 – 1930, ở Việt Nam xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song gồm: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt nam Quốc dân đảng, các tổ chức cộng sản…

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

- Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”, gửi người  học tại trường Đại học phương Đông ở Mát xcơ va [Liên  Xô] và trường Quân sự Hoàng Phố [Trung Quốc].

- Một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã được lựa chọn, giác ngộ lập ra Cộng sản đoàn [2/1925].

- Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan cao nhất là Tổng bộ [Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn], đặt tại Quảng Châu, Trung Quốc.

- Ngày 21/6/1925, báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra đời, đến đầu năm 1927, tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

- Ngày 9/07/1925, Nguyễn Ái Quốc  và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

- Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị [bãi công của công nhân than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng…

- Năm 1929, bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi [Vinh], nhà máy AVIA [Hà Nội], hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng… có sự liên kết giữa các ngành và các địa phương thành phong trào chung.

2. Tân Việt cách mạng đảng

- Ngày 14/7/1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên… cùng nhóm sinh viên Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt [sau đổi thành Hưng Nam, đến ngày 14/7/1928 đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng].

- Chủ trương hoạt động là liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái. Lực lượng là những trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

3. Việt Nam Quốc dân đảng 

- Ngày 25/12/1927, tại Nam đồng thư xã, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính… đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

- Năm 1929, Việt Nam Quốc dân đảng công bố nguyên tắc “Tự do - Bình đẳng - Bác ái “. Chương trình họat động của Đảng chia thành 4 thời kỳ. Thời kỳ cuối là bất hợp tác với Pháp và nhà Nguyễn; cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Chủ trương “ tiến hành cách mạng bằng bạo lực“, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ.

- Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Ngày 9/2/1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp…  cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1. Sự  xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

- Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, liên kết thành làn sóng mạnh mẽ.

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên [HVNCMTN] ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5Đ, phố Hàm Long [Hà Nội], lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên, chi bộ mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản thay thế HVNCMTN.

- Từ ngày 01 - 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của HVNCMTN tại Hương Cảng [Trung Quốc], đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội.

- Ngày 17/ 6/1929, đại biểu miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên [Hà Nội ] quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng.

- Tháng 8/1929, Cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ ở Nam kỳ HVNCMTN thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận. Tháng 11/1929, thông qua đường lối chính trị và bầu Ban chấp hành Trưng ương Đảng.

- Tháng 9/1929, một số  đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

- Sự ra đời của 3 tổ  chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động  giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Nhưng ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

- Nguyễn Ái Quốc được tin HVNCMTN phân liệt thành hai nhóm liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản đảng đến Cửu Long [Hương Cảng, Trung Quốc] để bàn việc hợp nhất.

- Từ ngày 6/1/1930 đến 8/2/1930, ở Cửu Long [Hương Cảng] đã diễn ra Hội nghị hợp nhất Đảng với sự tham dự của các đại biểu Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh [Đông Dương Cộng sản đảng], Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu [của An Nam Cộng sản đảng]. Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị.

Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo [Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam]. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất. Lực lượng cách mạng gồm công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, Đảng Cộng sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết  quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới. Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. 

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề