Cách chế biến thịt vịt cho bé

Với hương vị đậm đà từ thịt vịt, vị ngọt tự nhiên từ đậu xanh và bí đỏ không chỉ kích thích khẩu vị của bé mà còn là sự lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển khỏe mạnh.

Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa mà tìm hiểu thêm cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ thịt vịt, đậu xanh và bí đỏ để bổ sung vào thực đơn ăn dặm mỗi ngày cho bé, hãy cùng mekhonghoanhao khám phá cách làm nhé!

1. Nguyên liệu [cho 1 chén bột khoảng 250ml]

  • Bột gạo [20g]
  • Thịt vịt [10g]
  • Đậu xanh [10g]
  • Bí đỏ [20g]
  • 1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt [5ml] như dầu dừa, dầu gan cá, dầu gấc, dầu oliu loại Virgin extra,…
  • Chén nước vừa đủ [250ml]

Nguyên liệu của cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ thịt vịt, đậu xanh và bí đỏ thơm ngon

Nguyên liệu này được xem là tỷ lệ chuẩn, do vậy nếu mẹ nào muốn nấu bột với số lượng lớn hãy nhân tỷ lệ này với số nguyên liệu cần chuẩn bị nhé!

2. Chuẩn bị

  • Thịt vịt: Cần mua ở nơi uy tín, thịt tươi ngon, mua phần nạc, không dai. Để thịt vịt được thơm ngon mẹ cần làm sạch, chà xát với muối và rượu trắng nhằm khử bớt mùi hôi, sau đó để ráo và băm nhuyễn.
  • Đậu xanh: Ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút, sau đó đãi vỏ, rửa sạch, để ráo [hoặc các mẹ có thể mua loại đã đãi vỏ sẵn thì khỏe hơn nhé].
  • Bí đỏ: Gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và cắt khúc nhỏ.

3. Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ thịt vịt, đậu xanh và bí đỏ với số lượng nhỏ

  • Bước 1: Trộn thịt vịt với 1/3 chén nước, dùng đũa khuấy tan để khi nấu thịt không bị vón cục. Nấu với lửa nhỏ đến khi thịt chín thì tắt bếp và đem xay nhuyễn. Lưu ý, nếu xay với số lượng nhỏ thịt sẽ nhanh nhuyễn hơn đấy.
  • Bước 2: Đậu xanh, bí đỏ hấp [luộc] chín rồi dùng muỗng tán nhuyễn.
  • Bước 3: Nấu bột hoặc cháo cho bé, các mẹ tham khảo bài Cách nấu bột gạo và cách nấu cháo cho bé ăn dặm truyền thống để đảm bảo chén bột [cháo] thơm ngon nhé!
  • Bước 4: Cho hỗn hợp thịt vịt, đậu xanh, và bí đỏ vào nồi bột [cháo] đã được nấu nhuyễn, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để bột [cháo] không bị cháy hoặc vón cục. Khi các thành phần đã chín mềm và hòa quyện vào nhau thì tắt bếp.
  • Bước 5: Bổ sung vào nồi một ít dầu ăn loại tốt và trộn đều. Lưu ý, các mẹ nhớ kiểm tra độ nóng của chén bột [cháo] bằng cách thử trên cổ tay để bé không bị bỏng khi ăn nhé!

Muỗng bột thịt vịt, đậu xanh, bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé

Nếu nấu cháo cho bé, các mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc rây có mắt nhỏ để rây cháo sau khi nấu chín, điều này sẽ giúp bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn đấy. Đặc biệt, nếu xay cháo với số lượng lớn sẽ nhanh nhuyễn hơn nhé!

4. Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ thịt vịt, đậu xanh và bí đỏ với số lượng lớn

Các mẹ đã biết phương pháp đông lạnh thực phẩm chưa? Hôm nay mekhonghoanhao sẽ giới thiệu phương pháp đông lạnh đúng cách, vừa đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng mà còn tiết kiệm được khối thời gian để mẹ thong thả làm công việc của mình nữa đấy. Các mẹ làm theo cách này nhé!

Cho gạo, thịt vịt, đậu xanh vào nồi nước và ninh đến khi cháo đậu gần chín thì cho bí đỏ vào tiếp tục ninh tới khi các nguyên liệu chín mềm [nếu mẹ nào muốn cháo ngọt nước, có thể ninh xương vịt, lọc nước bỏ xương rồi dùng nước này nấu cháo].

Sau khi cháo chín, để nguội, múc vào khay và cho vào bịch zip trước khi giữ đông để đảm bảo thức ăn không bị nhiễm khuẩn. Điều này sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo được dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của mình đấy.

Mẹ hãy thử cách nấu bột ăn dặm cho trẻ từ thịt vịt để đổi khẩu vị cho con nhé!

Đến lúc cho bé ăn thì rã đông hỗn hợp và bắc lên bếp với lửa vừa, khi cháo nóng mẹ bớt lửa nhỏ, khuấy đều tay để hỗn hợp quyện vào nhau, không bị cháy hoặc vón cục. Sau khi tắt bếp, mẹ nhớ bổ sung vào chén cháo một ít dầu ăn để bé măm măm ngon miệng hơn nhé.

Chỉ với cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ thịt vịt cùng đậu xanh, bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé đã xong rồi nè, các mẹ có thể làm theo để đổi khẩu vị mỗi ngày cho bé. Với hương vị đậm đà từ thịt vịt, kết hợp cùng vị ngọt tự nhiên của đậu xanh và bí đỏ sẽ giúp các bé măm măm ngon miệng.

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình có trẻ ăn dặm để đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn cho bé.

Cháo vịt không chỉ được đánh giá là món cháo đầy dinh dưỡng mà còn có tác dụng giải nhiệt cực tốt trong mùa hè. Vì thế, các mẹ đừng bỏ qua món cháo vịt thơm ngon, bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày của bé nhé.

Nếu các bạn vẫn chưa biết cách nấu cháo vịt cho bé sao cho ngon, hấp dẫn thì có thể tham khảo 5 công thức dưới đây, đảm bảo bé ăn thun thút, phát triển cao lớn, khỏe mạnh mỗi ngày.

1. Ăn thịt có tác dụng gì với trẻ?

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, thịt vịt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như: sắt, protein, photpho, vitamin A, B1, B2,…nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.

Nhiều nguyên cứu còn chỉ ra rằng, lượng vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà nên mẹ hãy bổ sung thịt vịt thường xuyên vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra, theo Đông Y, thịt vịt còn có vị ngọt, tính mát nên dùng để cháo vịt hay các món ăn dặm khác cho bé đề rất tốt:

  • Giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn.
  • Cháo vịt có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ nhuận tràng, phòng ngừa táo bón cho trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ hay gặp vấn đề về đường ruột, ăn cháo vịt thường xuyên sẽ cải thiện được tình trạng đau bụng, khó tiêu.
  • Bên cạnh đó, cháo vịt còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, rất phù hợp cho bữa ăn trong mùa hè nóng bức.

Lượng vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà nên mẹ hãy bổ sung thường xuyên cho bé

2. Trẻ mấy tháng tuổi ăn được thịt vịt?

Thực tế có rất nhiều mẹ thắc mắc, trẻ mấy tháng tuổi ăn được thịt vịt mà không lo dị ứng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên mới nên ăn các loại thịt gà, thịt vịt hay các loại hải sản vì chúng chứa rất nhiều đạm. Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, rất nhạy cảm với các đồ ăn lạ. Đồng thời, đường ruột chưa đủ men để tiêu hóa các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý, những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn cháo vịt và cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì hàm lượng cholesterol trong thịt vịt khá cao.

3. Cách nấu cháo vịt cho bé

3.1 Cách nấu cháo thịt vịt rau ngót cho bé ăn dặm

Chuẩn bị:

  • 50g thịt vịt
  • 50g rau ngót
  • 1 năm gạo tẻ
  • Các loại gia vị thông dụng

Cháo thịt vịt rau ngót cho bé

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo vo sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút trước khi nấu để cháo nhanh chín và mềm hơn.
  • Thịt vịt sơ chế sạch, sát với muối để khử hoàn toàn mùi hôi.
  • Rau ngót tuốt lấy lá rồi rửa sạch, đem xay nhuyễn.

Bước 2: Nấu cháo vịt với rau ngót

  • Gạo cho vào nồi, bắc lên bếp, ninh cùng với 1.5 lít nước trong khoảng 45 – 60 phút để cháo nhuyễn hẳn. Trong quá trình ninh cháo, mẹ nên khuấy cháo thường xuyên để cháo không bị cháy, khê hoặc sát nồi.
  • Thịt vịt cho vào nồi, luộc từ 20 – 30 phút cho chín rồi vớt ra để nguội. Khi thịt vịt nguội hẳn, đem xé nhỏ và xay ra để cho bé dễ ăn hơn.
  • Chờ cháo chín hẳn, mẹ cho thịt vịt và rau ngót đã xay vào nồi, dùng đũa khuấy đều lên và đun thêm 5 phút cho các nguyên liệu chín hẳn rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

  • Múc cháo ra bát, để cháo nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Với những bé mới tập ăn dặm, tốt nhất mẹ nên xay nhuyễn cháo trước khi cho bé ăn để bé dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời có thể thêm 1 – 2 giọt dầu gấc hoặc dầu oliu vào để kích thích vị giác của bé.

3.2 Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé

Chuẩn bị:

  • 100g thịt vịt [bạn có thể lựa nguyên 1 cái đùi nhé]
  • 30g gạo tẻ
  • 20g gạo nếp
  • 20g đậu xanh nguyên hạt
  • 1 nhánh gừng tươi
  • Hành lá, mùi thơm [nếu bé còn nhỏ thì không cần]

Cháo thịt vịt đậu xanh

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp, gạo tẻ trộn lẫn, vo sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút trước khi nấu để hạt gạo nở mềm.
  • Đậu xanh vo sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, sau đó cũng ngâm trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút cho hạt đậu nở mềm.
  • Thịt vịt sơ chế sạch sẽ, xát muối để khử mùi hôi. Sau đó, rửa lại lần nữa với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Hành lá, mùi thơm rửa sạch, thái nhỏ, để riêng ra 1 bát con.
  • Gừng rửa sạch, nướng qua cho thơm.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo vịt với đậu xanh

  • Cho thịt vịt, gạo, đậu xanh và gừng nướng vào nồi. Thêm 1 lít nước vào, ninh nhừ trong khoảng 45 – 60 phút.
  • Khi thịt vịt chín, mẹ vớt ra, gỡ lấy phần thịt, loại bỏ phần da. Sau đó, đem phần thịt vịt đã gỡ đi xay nhuyễn cho bé dễ ăn hơn.
  • Vớt rừng ra, bỏ phần thịt vịt đã xay vào nồi cháo. Tiếp tục ninh cho đến khi nào cháo quánh lạnh rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng ăn. Lưu ý: Chỉ những bé trên 1 tuổi, mẹ mới được nêm gia vị nhé.
  • Thêm hành hoa, mùi thơm thái nhỏ vào cho cháo thơm, đượm vị.

Bước 3: Hoàn thành

  • Múc cháo ra bát, đợt cháo nguội bớt rồi cho bé ăn.

3.3 Cách nấu cháo vịt với hạt sen và đậu que cho bé

Chuẩn bị:

  • 40g gạo tẻ
  • 100g thịt vịt
  • 15 hạt hạt sen khô
  • 20g đậu que
  • 1 muỗng cafe nhỏ dầu ăn cho bé như: dầu gấc, dầu oliu,…

Cháo vịt nấu với hạt sen và đậu que

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt vịt sơ chế sạch sẽ, chà xát muối và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau đó, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Hạt sen khô rửa sạch, ngâm trong nước nóng cho mềm ra rồi để ráo nước. Nếu là hạt sen tươi, mẹ nên bỏ tâm sen để cháo không bị đắng.
  • Đậu que nên chọn loại đậu non, tước xơ, bỏ hạt, rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

  • Trộn thịt vịt vừa xay với 1/3 chén nước rồi dùng đũa khuấy đều lên cho thịt vịt không bị vón cục khi cho vào cháo. Cho hỗn hợp thịt vịt lên bếp đun sôi, khi thịt chín thì tắt bếp.
  • Hạt sen và đậu que cho vào nồi, luộc chín nhừ, dùng muỗng tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi, ninh thành cháo chín nhừ.
  • Cho hỗn hợp thịt vịt, hạt sen, đậu que đã xay nhuyễn vào nồi cháo đang sôi. Tiếp tục đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để cháo không bị vón cục.
  • Khi tất cả các nguyên liệu đã chín, hòa quyện với nhau rồi tắt bếp.
  • Cho ít dầu ăn của bé vào, trộn đều lên cho dậy mùi.

Bước 3: Hoàn thành

  • Múc cháo ra bát, đợi cháo nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.

3.4 Cách nấu cháo vịt với khoai sọ cho bé ăn dặm

Chuẩn bị:

  • 1 cái đùi vịt
  • 2 củ khoai sọ [khoảng 30g]
  • 2 nắm gạo nếp
  • Hành lá

Cháo vịt khoai sọ cho bé

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp vo sạch, ngâm với nước ấm trong khoảng 30 – 45 phút cho hạt gạo nở mềm ra. Điều này, giúp cháo khi nấu nhanh chín hơn, tiết kiệm thời gian cho mẹ.
  • Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, đem luộc chín rồi xay nhuyễn.
  • Thịt vịt rửa sạch, chà xát với muối và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau đó, rửa sạch với nước, lọc thịt, loại bỏ phần da. Phần thịt đem xay nhỏ rồi để ra bát.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo thịt vịt khoai sọ

  • Phần xương vịt cho vào ninh khoảng 30 phút để lọc lấy nước nấu cháo.
  • Cho gạo vào ninh cùng với nước vịt khoảng 1 tiếng. Lưu ý: Khi cháo sôi, mẹ cần khuấy liên tục để cháo không bị vón cục.
  • Khi cháo đã nhuyễn, quánh lại, mẹ tiếp tục cho khoai sọ và thịt vịt vào nồi cháo. Khuấy đều thêm 5 phút rồi cho hành hoa thái nhỏ vào.

Bước 3: Hoàn thành

  • Múc cháo ra bát, đợi cháo nguội bớt rồi cho trẻ ăn.

3.5 Cách nấu cháo thịt vịt với đậu hũ, củ dền cho bé

Chuẩn bị:

  • 50g thịt vịt
  • 1 miếng đậu hũ
  • 20g củ dền
  • 30g gạo tẻ
  • Các loại gia vị khác

Cháo vịt nấu với đậu hũ, củ dền cho bé

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt vịt rửa sạch, xát muối và rượu trắng để khử bớt mùi hôi.
  • Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng. Củ dền gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng rồi cho đậu hũ, củ dền vào máy xay, xay nhuyễn.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo thịt vịt, đậu hũ, củ dền cho bé

  • Thịt vịt cho vào nồi luộc chín, sau đó vớt ra để nguội, lọc lấy phần thịt, loại bỏ phần da. Phần thịt vịt đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Cho gạo vào nồi, ninh trong khoảng 30 phút rồi thêm đậu hũ, củ dền, thịt vịt đã xay nhuyễn vào. Tiếp tục ninh cho đến khi cháo quánh lại thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

  • Múc cháo ra bát, đợi cháo nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.

4. Một số lưu ý khi nấu cháo vịt cho bé

  • Nguyên tắc nấu cháo cho trẻ ăn dặm là không nên thêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi trong giai đoạn này, lượng gia vị tự nhiên có trong thực phẩm đã đủ cho bé.
  • Tùy vào thời điểm ăn dặm của bé để mẹ điều chỉnh độ thô của thức ăn cũng như độ lỏng của cháo sao cho phù hợp. Ví dụ: trẻ 6 tháng tuổi cần ăn cháo thật mịt. Bước sang tháng 7, cháo vẫn được làm nhuyễn nhưng giảm dần độ mịn xuống. Sang tháng thứ 8 thì mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn để cho bé tập nhai.
  • Mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo thịt vịt khi bé đã ăn quen với cháo thịt gà. Và khi mới bắt đầu ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với 1 lượng nhỏ để xem trẻ có bị dị ứng không. Nếu không có biểu hiện dị ứng bất thường thì mẹ có thể tăng lượng cháo vịt cho bữa ăn.

Trên đây là 5 cách nấu cháo vịt cho bé ngon, bổ dưỡng. Các bạn hãy note vào ngay để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn, cao lớn, phát triển khỏe mạnh.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: //mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: 
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề