Hướng dẫn cách chơi trò chơi lớn

Đây là loại trò chơi dành cho việc khảo sát trình độ, kiểm tra trình độ sau khóa học, giành cho giao lưu, tìm hiểu chuyên môn, học tập kỹ năng.

  1. TRÒ CHƠI VƯỢT TRẠI:

+ Thành phần: Đội X, Y, Z, M.

+ Vật dụng: mỗi đội 1 cái ấm và 1 cái ca bằng nhau. Cuộc chơi có 6 trạm. Dùng dấu đường để hướng dẫn đường đi.

Các đội theo dấu đường đến thật mau trạm 1 để nhận lệnh bằng Morse hay Semaphore và múc một ấm nước thật đầy, sau đó theo dấu đi đường đến trạm 2. Trên đường sẽ nhận một mật thư, phải làm những điều chỉ dẫn trong mật thư và trình với người trạm 2. Nếu sai sẽ bị trạm trưởng dùng ca đổ số nước đã được quy ước trước khi chơi. Sau khi nhận lệnh ở trạm phải học thuộc lòng để đến trình trạm trưởng trạm 3. Ở đây các đội sẽ được hỏi tên 10 con vật hay 10 Morse trong 1 hay 2 phút, nhớ phải nói liền cùng một lúc. Nếu sai sẽ bị đổ nước tùy theo quy định. Nhận lệnh ở trạm 3 và cũng theo dấu đi đường đến trạm 4.

Trạm 4 thử thách và thực hiện cũng như các trạm trên, sau đó di chuyển sang trạm 5. Trên đường đi quan sát và ghi nhớ các đặc điểm bên đường và kể lại cho trưởng trạm 5. Nếu sai sẽ bị đổ thêm vài ca nước. Nếu đúng sẽ không bị đổ nước. Nhận lệnh ở trạm 5, dùng cáng để khiêng 1 người bị gãy chân, băng bó và trình diện tại trạm 6. Trạm trưởng xem xét cách băng bó, làm cáng, nếu sai cũng bị đổ bớt nước.

Kết cuộc đội nào nước đầy hơn sẽ thắng.

  1. TRÒ CHƠI HÀNH TRÌNH THEO KHOA HỌC

+ Thành phần: Đội X, O, Y, Z.

+ Vật dụng: các nhân mang theo tập, viết, khăn quàng (băng tam giác), kéo nhỏ và bỏ vào trong 1 túi nhỏ đeo trên người và 1 giấy thông hành.

Các đội lần lượt qua 4 trạm cùng 1 lúc ở 4 địa điểm khác nhau. Sau đó thay đổi trạm theo thứ tự Trạm 1 - Trạm 2 - Trạm 3 - Trạm 4. Các đội lần lượt qua hết 4 trạm sẽ hội quân tại 1 điểm. Dùng dấu đường hướng dẫn di chuyển đội, trạm.

- Trạm 1: trên đường đi nhận mật thư, thực hiện chỉ dẫn của mật thư đến trình trạm 1.

Trạm trưởng cho câu hỏi về toán, khi trả lời xong trạm trưởng sẽ ký vào giấy thông hành và chỉ dấu đi đường đến trạm 2.

- Trạm 2: Mật thư cần 10 con kiến cột trên sợi tóc dài 1m và đến trình diện trưởng trạm 2. Tại trạm này, người chơi được hỏi về môn sinh vật. Khi trả lời xong được ký giấy thông hành qua trảm.

- Trạm 3: Trả lời những câu hỏi về môn hóa, cân bằng phản ứng, những câu hỏi vui về các hiện tượng lý, hóa trong tự nhiên. Nếu trả lời được ký giấy thông hành qua trạm 4.

- Trạm 4: Thử thách đầu tiên là phải bò, trườn qua bãi mìn đến gặp trạm trưởng trạm 4, phải kể lại công viêc đã làm tại trạm 3. Tại đây được hỏi ý kiến về lịch sử văn học và sau đó được đề nghị làm bài thơ ngắn nói về cuộc hành trình đã qua (chứ ý: bài thơ chỉ được làm khi các đội đã qua 3 trạm kia).

Đội chiến thắng là Đội trả lời đầy đủ các câu hỏi chuyên môn và thực hiện tốt các yêu cầu khác khi thử thách.

II. LOẠI TRÒ CHƠI ĐỐI KHÁNG:

Là những trò chơi chia phe có "đánh nhau"

  1. TRÒ CHƠI HỎA TỐC:

+ Thành phần: hai phe X, Y - mỗi bên 40 người hay hơn.

+ Vật dụng: một thùng to hay một nồi to để nấu nước, mỗi người một khắn để làm đuôi.

Hai phe ở một khu tương đối rậm. Phe này cách phe kia chừng 200m.

Khi có lệnh chơi: một số người đội X lo nấu nồi nước cho thiệt mau, còn bao nhiêu phục kích ở xung quanh để bảo vệ cho nồi nước đang nấu. Trong khi đó đội Y sẽ tìm cách phát hiện và phá. Phe X và phe Y gặp nhau sẽ giao tranh bằng cách rút đuôi của nhau (đuôi được rút ở lưng quần). Đội Y phá được nồi nước trước khi sôi thì thắng. Đội X nấu nước sôi trước khi phe Y tìm ra thì thắng.

Trò chơi hào hứng vì mọi người rút đuôi của nhau. Đội X cố gắng cầm cự không cho Đội Y lại gần nồi nước. Đội Y chỉ có quyền lật đổ nồi nước khi chưa mất đuôi.

Chú ý:

- Trọng tài chỉ được chỉ phương hướng nơi đội nấu nước mà thôi.

- Mỗi bên nên chia làm nhiều tổ dưới quyền điều khiển của các tổ trưởng, như vậy cuộc chơi sẽ hoàn bị hơn.

- Trò chơi này có thể thay đổi bằng cách hai phe cử người nấu nước và cử người đi đánh đối phương.

- Mỗi đội có dấu hiệu để phân biệt.

  1. TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ:

+ Thành phần: số người chơi chia làm hai trại.

+ Vật dụng: mỗi trại ba cờ, chiều cao độ 1m. Trên khoảng đất rộng có nhiều cây (hiểm trở càng tốt) mỗi trại chọn một điểm để dựng ba cây cờ, mỗi cây cách nhau chừng 20m, và cử 1/3 số người của trại đứng xa cách cờ 150m để canh gác. Những người còn lại sẽ đi dọ thám xem khu căn cứ của đối phương ở đâu? Quân địch canh gác ra sao, rồi len lõi cướp cờ đem về trại mình mà không để đối phương trông thấy. Muốn bắt địch, phải từng hai người canh giữ rình lừa cho địch tới gần mình 10m và hô lớn: "Giơ tay lên". Ai cướp được cờ đem về trại mình xem như thắng. Nhưng mỗi người chỉ được cướp 1 cờ mà thôi. Có thể tổ chức tấn công giả để người khác lẻn vào cướp đi.

Trò chơi này có thể chơi ban đêm - cờ thay bằng dend.

Chú ý:

- Trại này cách trại kia 500m hay hơn.

- Mỗi trại nên có 2, 3 trọng tài để giải quyết mọi rắc rối.

- Ai đã "chết" phải vào "nhà tù" của đối phương.

  1. TRÒ CHƠI MÀU CỜ:

+ Thành phần: hai phe A và B, số người mỗi phe chia chẵn cho nam và một số trọng tài.

+ Vật dụng: mỗi phe cầm 1 cờ, mỗi người mang 1 băng giấy (vải) và 3 mạng sống (giấy có đóng dấu).

Mỗi phe chọn một địa điểm đóng đồn (trống trãi) trong đó có cắm cờ của phe mình. Giữa hai đồn có 1 khu an toàn chu vi 60cm. Khi có lệnh chơi các phe tiến về trại của địch để cướp cờ đem về trại mình. Trên đường đi các phe tiêu diệt nhau bằng cách tìm màu thua mình để bắt và tránh những màu "ăn" mình. Mỗi người mang 1 trong 5 màu có giá trị như sau:

Trắng..........thắng xanh, vàng..........thua đỏ, tím

Vàng...........thắng đỏ, tím,..............thua xanh, trắng

Xanh...........thắng trắng, tím............thua vàng, đỏ

Đỏ..............thắng xanh, trắng.........thua tím, vàng

Tím.............thắng vàng, đỏ.............thua xanh, trắng

Khi chơi nếu có 1 kẻ địch có màu ấn mình, thì mình sẽ nộp 1 mạng sống hoặc ngược lại. Ai hết mạng sống không được tiếp tục chơi. Nếu cứ chơi, thì khi bị bắt phải lấy 1 mạng sống của đồng đội nộp cho địch. Các trọng tài chạy khắp sân để giải quyết các tranh chấp giữa các phe. Trong trường hợp mệt nhọc có thể vào khu an toàn để nghỉ. Cuộc chơi gồm hai hiệp: nếu 1 bên cướp được cờ trước khi thời hạn quy định thì thay đổi đồn. Lá cờ có giá trị bằng 50 mạng sống. Phe nào có nhiều mạng sống hơn là chiến thắng.

Chú ý:

+ Nên đi thành tốp 5 màu để bảo vệ lẫn nhau.

+ Khi mang cờ chạy về có thể chuyển cho động đội những không được ném, nếu bị địch đập trúng thì phải trả lại cờ.

+ Mỗi người phải thuộc giá trị các màu, như thế trò chơi mới được hào hứng.

+ Khi đổi đồn, tất cả hai phe tập hợp tại khi an toàn để kiểm tra và chia lại mạng sống, tiếp tục hiệp hai.

III. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ:

Sau khi đã vượt qua nhiều địa danh đã đi vào lịch sử, như Mường Thanh, Him Lam,... Thì đỉnh điểm của trò chơi sẽ là giai đoạn bắt được tướng giặc, giải phóng được Điện Biên Phủ.

* Để có thể làm nổi bật được chủ đề của trò chơi này thì cần xây dựng nội dung thật chu đáo từ các bước:

- Giới thiệu lại nội dung của sự kiện.

- Hình thành các giai đoạn chính của sự kiện.

- Xây dựng đỉnh điểm (điểm chính yếu của sự kiện)

- Kết thúc sự kiện: sôi nổi, phấn chấn sau đó tạo không khí im lặng, hồi tưởng những đức tính của các nhân vật trong sự kiện, lại một lần nữa hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử của các sự kiện đó.

* Xây dựng luật chơi:

- Việc xây dựng luật chơi phải hết sức nghiêm minh nhưng cũng hết sức linh động có nghĩa là phải phù hợp với công việc mà đối tượng đang làm, phù hợp với trình độ và sức khỏe của họ.

Ví dụ:

Để chuyển hóa công việc cụ thể của người dân công chuyển đạn vào chiến trườngm hoặc việc bắn cháy một xe tăng địch,... Đối với học sinh có thể dùng điểm số thay cho các chiến tích đó.

Một điểm mười tượng trưng với một quả đạn pháo. Hai điểm mười tương đương với việc hạ một chiếc xe tăng.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của đối tượng để xây dựng luật chơi, cũng như xây dựng hình thức, mức độ chuyển hóa cho phù hợp. Cần tránh xây dựng luật và cách chuyển hóa theo cách bình quân, vì sẽ biến luật chơi trở nên quá khó hoặc qua dễ đối với dối tượng tham dự trò chơi.

- Quy định thắng thua rõ ràng.

* Xây dựng hành động chơi (hiện thực hóa trò chơi)

- Để tái tạo các giai đoạn và đỉnh điểm của sự kiện, thông thường người điều khiển dùng phương cách chia làm nhiều trạm tương ứng với các giai đoạn:

+ Trạm 1: trạm xuất phát.

+ Trạm 2, 3, 4,...: trạm trung gian dẫn dắt đến trạm cuối cùng.

+ Trạm cuối: thể hiện giai đoạn chính yếu của nội dung trò chơi.

- Sau khi hình thành được các trạm có thể đặt tên, việc đặt tên trạm cũng cần phải chính xác theo diễn biến của sự kiện, cần chọn từ thật nhẹ nhàng, vui tươi tránh quá gò bó theo sự kiện.

Cụ thể:

Chia làm 4 trạm đặt tên như sau:

Giờ G (trạm 1)

Mương Thanh Gian Khổ (trạm 2)

Him Lam Anh Hùng (trạm 3)

Giải Phóng (trạm 4)

- Thủ pháp xây dựng trạm: đa phần các trạm đều sử dụng các phương pháp dùng để kiểm tra trí + lực của đối tượng.

Tại các trạm về căn bản diễn ra ba hoạt động:

- Điều kiện ra vào trạm

- Hoạt động trong trạm

- Ra khỏi trạm

+ Để được vào trạm: thường thì đối tượng chơi phải trình cho trạm trưởng những thông tin của trạm trước đó cũng như những sự việc xảy ra trên đường đến trạm sau đó có thể thực hiện một hoặc một vài yêu cầu nhẹ nhàng của trạm trưởng.

+ Hoạt động trong trạm: Bao gồm một số trò chơi nhỏ nhằm để làm nổi bật từng phần nội dung của chủ đề qua đó tập cho đối tượng thói quen bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm ra cách ứng xử thích hợp nhất.

+ Ra khỏi trạm: sau khi đã thực hiện đúng những yêu cầu của trạm, thì toán chơi tiếp tục di chuyển. Người trạm trưởng có thể đưa ra một thử thách cuối cùng cũng có thể dưới dạng một trò chơi, tuy nhiên yêu cầu thử thách lúc này nên nhẹ nhàng và tính hướng dẫn, giúp đối tượng tiếp, hướng của trò chơi.

Tóm lại hoạt động căn bản diễn ra tại một trạm đó là:

. Điều kiện vào trạm: nhằm mục đích tập họp toán chơi, chuẩn bị cho họ thực hiện những yêu cầu chính của trạm.

. Vào trạm: nhằm mục đích giúp các thành viên tìm giải pháp đúng nhất để giải quyết các tình huống sư phạm được đặt ra.

. Ra khỏi trạm: hướng dẫn toán chơi tiếp tục trò chơi (cần tránh đặt tình huống quá khó ở giai đoạn này)

Các trạm của trò chơi lớn, cần xây dựng sao cho thể hiện được sự phát triển tiếp theo của các hoạt động thích ứng với các chủ đề của trò chơi