Hướng dẫn cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

SKĐS - Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Rất khó phát hiện các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, do đó cách tốt nhất để biết bản thân có bị cao huyết áp hay không là sử dụng máy do huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà.

Máy đo huyết áp chỉ hiện thị 2 chỉ số- huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể. Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, cho thấy sức cản của mạch máu khi máu lưu thông.

Chỉ số huyết áp bình thường là gì?

Đơn vị đo chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là milimet thủy ngân [mmHG].

Theo Blood Pressure UK, chỉ số huyết áp của người bình thường khoảng 120/80. Chỉ số huyết áp bình thường cho thấy bạn có ít nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được coi là huyết áp cao. Chỉ số huyết áp từ 90/60 mmHg trở xuống được gọi là huyết áp thấp.

Nếu bạn bị cao huyết áp hãy thực hiện các biện pháp giúp hạ huyết áp vì huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về tim càng cao”.

Người có chỉ số huyết áp 135/85 mmHg có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người có chỉ số huyết áp 115/75 mmHg.

Theo website Blood Pressure Nutrition, bạn có thể nhận được kết quả chỉ số huyết áp tâm thu gần đúng mà không cần sử dụng máy đo huyết áp.

Nhưng không thể đọc chỉ số huyết áp tâm trương nếu không dùng máy đo huyết áp.

Hãy thử bắt mạch ở cổ tay trái, ngay dưới ngón cái. Nếu bạn cảm thấy mạch đập đều đặn thì huyết áp âm thu của bạn ít nhất khoảng 80mmHg.

Hiện nay, việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà ngày càng phổ biến và và chúng đã trở thành một công cụ tuyệt vời đối với các bệnh nhân có vấn đề về huyết áp. Tuy nhiên, cách đọc chỉ số huyết áp và các thông số khác trên máy thì không phải ai cũng thành thạo. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Chỉ số trên máy đo huyết áp

1. Chỉ số đo huyết áp gồm những thành phần nào?

Để biết cách đọc chỉ số huyết áp, chúng ta cần biết chỉ số này bao gồm những thành phần nào. Trong thực tế, chỉ số huyết áp sẽ bao gồm hai thành phần:

  • Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số huyết áp tối đa chỉ áp lực của dòng máu tác động lên thành của động mạch khi cơ tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số huyết áp tối thiểu, thể hiện áp lực của dòng máu lên thành mạch máu khi cơ tim giãn ra.

Đơn vị để đo hai chỉ số này là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg. Chỉ số huyết áp bình thường dao động trong khoảng từ 90/60mmHg đến 140/90mmHg. Chỉ số này có thể thay đổi tùy theo tình trạng của cơ thể vào lúc đo. Ví dụ huyết áp sẽ tăng cao khi chúng ta vận động, tập thể dục hoặc có những kích thích tâm lý mạnh mẽ.

\>>> Thông tin về bệnh huyết áp cao bạn đọc có thể tham khảo thêm tại: //kingsport.vn/huyet-ap-cao.html

2. Cách đọc chỉ số huyết áp

Để biết được chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, chúng ta thường sử dụng máy đo huyết áp. Qua những chỉ số thể hiện trên máy, mọi người sẽ biết được huyết áp của bản thân hiện tại như thế nào. Để làm được điều này, chúng ta hãy xem xét kỹ một số hướng dẫn dưới đây

2.1. Chuẩn bị dụng cụ đo huyết áp

Dụng cụ đo huyết áp bao gồm những thành phần sau:

  • Vòng băng hơi: loại có kích thước phù hợp với bắp tay của người dùng.
  • Máy đo huyết áp: Có thể sử dụng máy đo điện tử, máy đo huyết áp thủy ngân….
  • Ống nghe mạch đập: Dùng để theo dõi mạch đập của người được đo.

Các dụng cụ đo huyết áp

2.2. Thực hiện đo huyết áp

Để đo được huyết áp một cách chính xác, bệnh nhân cần thả lỏng, không dùng các chất kích thích.

  • Tư thế đo: Ngồi tựa lưng trên ghế một cách thoải mái, cánh tay đặt lên bàn, khuỷu tay ngang với tim. Một số trường hợp sẽ cần phải đo huyết áp khi đứng để loại trừ hoặc kiểm tra nguy cơ bị chứng hạ huyết áp do thay đổi tư thế.
  • Thực hiện đo huyết áp: Quấn vòng bít vừa đủ chặt trên bắp tay. Nhấn nút start để bắt đầu đo. Sau đó hãy đọc chỉ số từ trên xuống dưới. Chúng ta có thể đo ở cả hai tay hoặc đo 2-3 lần để có được con số chính xác nhất.

2.3. Cách đọc chỉ số đo huyết áp

Hầu hết các máy đo huyết áp đều có cách hiển thị chỉ số huyết áp giống nhau. Do đó, nếu bạn đang tìm cách đọc máy đo huyết áp Omron hay các máy khác thì đều có thể tham khảo theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Ký hiệu chỉ số huyết áp tâm thu: SYS.
  • Ký hiệu chỉ số huyết áp tâm trương: DIA.
  • Ký hiệu chỉ số nhịp tim: Pulse/min[nhịp tim/phút]. Đây cũng là cách đọc nhịp tim trên máy đo huyết áp.

Các ký hiệu trên máy đo huyết áp

3. Cách xác định tình trạng huyết áp dựa trên chỉ số

Khi biết cách đọc chỉ số huyết áp sau khi đo, chúng ta sẽ biết được tình trạng huyết áp của mình. Để làm được điều này, chúng ta cần dựa vào một số thông tin sau đây:

3.1. Các mức độ huyết áp

Phân loại Huyết áp tâm thu[mmHg] Huyết áp tâm trương[mmHg] Huyết áp tối ưu < 120 < 80 Huyết áp bình thường 120-130 80-85 Huyết áp bình thường cao 130-140 85-90 Huyết áp cao nhẹ 140-160 90-100 Huyết áp cao tương đối 160-180 100-110 Huyết áp cao nguy hiểm >180 > 110

Dựa vào bảng này chúng ta có thể xác định được bản thân chúng ta đang có chỉ số huyết áp cao hay chỉ số huyết áp thấp. Trong đó, huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được xác định là huyết áp cao và từ 85/60mmHg trở xuống sẽ là huyết áp thấp.

3.2. Huyết áp theo độ tuổi

Bên cạnh các chỉ số huyết áp thông thường, để chi tiết hơn và biết cách xem huyết áp cao hay thấp, chúng ta còn có thể dựa vào bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi dưới đây:

Độ tuổi Chỉ số đo huyết áp bình thường[mmHg] Chỉ số đo huyết áp cao nhất[mmHg] 1-12 tháng tuổi 75/50 100/70 1-5 tuổi 80/50 110/80 6-13 tuổi 85/55 120/80 13-15 tuổi 95/60 104/70 15-19 tuổi 105/73 120/81 20-24 tuổi 109/76 132/83 25-29 tuổi 121/80 133/84 30-34 tuổi 110/77 134/85 35-39 tuổi 111/78 135/86 40-44 tuổi 125/83 137/87 45-49 tuổi 127/64 139/88 50 - 54 tuổi 129/85 142/89 55 - 59 tuổi 131/86 144/90 60 tuổi trở lên 134/87 147/91

Huyết áp bình thường có thể tùy thuộc vào lứa tuổi

Một số sản phẩm tập chăm sóc sức khỏe tại nhà cho mọi thành viên gia đình:

4. Một số lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

Bên cạnh cách đọc chỉ số huyết áp, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi đo huyết áp tại nhà để có được chỉ số chính xác nhất:

  • Kiểm tra kỹ máy trước khi đo để đảm bảo máy hoạt động tốt.
  • Chú ý tư thế đo: Nên ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái nhất và duy trì trong khoảng 5 phút, thả lỏng hoàn toàn.
  • Không ăn uống hay nói chuyện trong lúc đang đo huyết áp.
  • Chú ý vị trí đo huyết áp cho đúng: Đo ở bắp tay, cách khuỷu tay khoảng 3cm và ngang với tim.
  • Có thể đo huyết áp 2 lần trong ngày để có được con số chính xác. Hãy ghi chép các con số trong mỗi lần đo để có thể theo dõi.
  • Nên đo huyết áp trước khi uống thuốc vào buổi sáng và sau bữa ăn chiều khoảng 1 giờ.
  • Không nên dùng đồ uống có cồn hay chất kích thích trước khi đo.
  • Trước khi đo huyết áp nên đi vệ sinh.

Nên có tư thế thoải mái khi đo huyết áp

Một vài thông tin về cách đọc chỉ số huyết áp cũng như cách đo huyết áp trên đây hy vọng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hãy chú ý trong cách đo và sử dụng máy đo để có được con số chính xác nhất nhé.

Bên cạnh việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên tại nhà, người bệnh về huyết áp cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất. Mỗi ngày 15-20 phút chạy bộ hay đạp xe đạp cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe thể chất phù hợp. Để tiện lợi và an toàn, chúng ta có thể dùng máy chạy bộ hoặc xe đạp tập ngay tại nhà. Hy vọng KingSport đã mang đến bạn đọc thông tin hữu ích.

Chủ Đề