Hướng dẫn cắm chân usb trên main năm 2024

Hướng dẫn cách cắm dây USB, Audio và loa chip cho Mainboard của máy tính để bàn, dây tín hiệu trong main cắm như thế nào, cách tháo lắp máy tính cho người mới bắt đầu

Mình đã từng chia sẻ với các bạn cách cắm các dây tín hiệu trên main như dây Power led, HDD led, Power Switch và Reset Switch

Xem thêm Hướng dẫn cách cắm dây Main cho máy bàn: Power led, HDD led, Power Switch và Reset Switch

Tiếp theo sẽ chỉ cho các bạn cách cắm dây loa chip, USB và Audio cực kì đơn giản và dễ làm.

Như đã trình bày trong bài trước, loa chip khá nhỏ nhưng có tác dụng báo lỗi mỗi khi khởi động hệ thống máy tính. Có 4 dây và cắm theo chiều nào cũng được.

Dây USB: đây là dây nối tín hiệu của cổng USB 2.0 ở mặt trước máy đến main. Nếu không cắm dây này tất nhiên các cổng USB này sẽ bị vô hiệu hóa. Đây chính là 1 cách chặn người dùng net ở quán cắm USB vào máy, làm máy bị nhiễm virus. Thường 1 đầu cắm USB này sẽ dùng cho 2 cổng USB, các biệt ở 1 số máy sẽ có 4 cổng USB, tương ứng với 2 đầu cắm USB. Main nào cũng hay có 2 cổng cho cáp USB, gọi là USB1 và USB2. Vậy nên bạn không phải phân vân về vấn đề này.

Cáp USB cũng có các màu sắc theo đúng thứ tự, nhưng nó được gắn thành 1 cục nhựa cố định rồi nên cái này bỏ qua. Để ý quan sát bạn sẽ thấy đầu cắm USB sẽ có 1 chân khuyết ở góc ngoài cùng, tương ứng với 1 chân khuyết trên Main. Điều này khiến bạn muốn cắm sai cũng không thể sai được. Tìm đúng cổng có chữ USBx trên main và cắm vào thôi.

Dây Audio có tác dụng dẫn tín hiệu cho 1 cổng Tai nghe [màu xanh lá] và 1 cổng Mic [màu hồng] ở mặt trước. Nó có 1 chân khuyết nhưng nằm ở bên trong lòng, vị trí thứ 3 hay thứ 4 ấy, không rõ lắm. Chân khuyết này khác hẳn vị trí với cổng USB, nên cũng không nhầm được 2 loại này với nhau.

Bạn nhìn theo chân khuyết đó mà cắm vào là được.

Còn đây là sơ đồ cách cắm dây cho USB và Audio nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ tác dụng của từng dây với màu sắc riêng biệt.

Chuyên mục: Phần cứng vi tính Được đăng: 17 Tháng 7 2008 Cập nhật mới ngày 04 Tháng 7 2018

USB là một chuẩn kết nối rất thông dụng dùng để kết nối các thiết bị bên ngoài với máy vi tính. Hiện nay trên Mainboard có khá nhiều cổng kết nối USB, ngoài các cổng nằm phía trước và phía sau thùng máy, còn có thêm các chân cắm dự phòng nằm trên bo mạch chủ bên trong để có thể sử dụng khi cần thiết.

Các chân cắm USB nằm trên bo mạch chủ

Các chân cắm USB nằm bên trong Mainboard này thường được dùng để kết nối với các cổng USB có sẵn trên vỏ máy [thùng máy, Case], các trạm USB được gắn thêm phía trước hoặc sau vỏ máy.

Trạm cắm USB gắn vào vị trí phía trước thùng máy
Trạm cắm USB gắn vào vị trí phía sau thùng máy

Do có nhiều loại Mainboard và vỏ máy, trạm cắm khác nhau nên các đầu cắm cũng được bố trí khác nhau. Sau đây là cách kết nối các loại đầu cắm USB thông dụng.

Cách kết nối các đầu cắm USB

Đầu cắm 2x5 [2 cổng USB]

Đầu cắm 2x5 [2 cổng USB]

  • Red [đỏ]: + 5V / Voltage + / VCC
  • White [trắng]: USB - / Data - / D -
  • Green [xanh lá]: USB + / Data + / D +
  • Black [đen]: GND / Voltage - / Ground
  • Black [đen hoặc xám]: S-GND / Over Current

Dây S-GND là dây nối đất chống nhiễu, nó thường to hơn các dây khác do nhập 2 dây của 2 cổng USB lại thành một, một số đầu cắm không có dây này.

Cách kết nối đầu dây 2x5 trên một số chân cắm của Mainboard

Cách kết nối đầu dây 2x5 trên một số chân cắm của Mainboard
Cách kết nối đầu dây 2x5 trên một số chân cắm của Mainboard
Cách kết nối đầu dây 2x5 trên một số chân cắm của Mainboard

Nếu đầu cắm dây có các vị trí không đúng với chân cắm thì có thể thay đổi vị trí của các dây này lại [xem hướng dẫn cách thay đổi vị trí dây bên dưới]

Khi lắp máy tính, sau khi lắm xong các thiết bị phần cứng lên thùng máy, bạn sẽ hoàn thành công đoạn cuối bằng việc đấu nối các thiết bị như đĩa cứng, ổ đĩa CD, DVD... xuống mainboard bằng các dây cáp tương ứng. Trong số này, việc cắm các chân của đầu cắm cổng USB trên thùng máy [case] xuống mainboard đòi hỏi phải quan sát kỹ và tỉ mỉ, bằng không, hậu quả để lại sẽ là khó lường.

Xác định cụm cổng cắm USB trên mainboard

Bạn quan sát ở khu vực gần các cạnh của mainboard để tìm cụm cổng cắm 2 hàng có chữ USB ở dưới; nếu mainboard có nhiều cụm cổngcắm USB thì sẽ được đánh dấu là USB_1, USB_2... Hai hàng trong cụm cổng cắm USB có thể gồm: 1 hàng 5 chân cắm và 1 hàng 4 chân cắm, hoặc cả 2 hàng đều có 4 châncắm. Đối với các mainboard đời cũ, cụm cổng cắm USB này có thể chỉ có 1 hàng 8 chân cắm. Tùy theo hãng sản xuất, cụm cổng cắm USB này có thể được đánh số đầy đủ từ 1 đến 9, hoặc từ 1 đến 8 theo kiểu số nhà [chẵn nằm 1 bên, lẻ nằm 1 bên]; hoặc chỉ đánh số 1 và kèm mũi tên chỉ vào vị trí chân cắm bắt đầu đếm.

Căn cứ vào đó, bạn sẽ xác định được chân cắm thứ hai nằm ở vị trí là vị trí đầu tiên ở hàng bên cạnh, còn chân cắm ở vị trí thứ 3 thì nằm cùng hàng dọc với hàng có chân cắm số 1... Ngoài ra, có hãng sản xuất mainboard sẽ ghi chú thích dưới từng chân cắm của cụm cổng cắm USB: chân số 1 và 2 ghi là VCC+, hoặc +5V, hoặc Voltage +; chân số 3 và 4 ghi là USB -, hoặc Data -, hoặc D -; chân thứ 5 và 6 là USB +, hoặc Data +, hoặc D +; chân thứ 7 và 8 là GND hoặc Voltage – hoặc Ground; chân thứ 9 [nếu có] là S-GND hoặc Over Current.

Khi xác định cụm cổng cắm USB, bạn cần quan sát kỹ, kẻo nhầm với cụm cổng cắm audio. Ở các mainboard đời mới, cụm cổng cắm USB thường có màu vàng, còn cụm cổng cắm audio thường có màu đỏ. Tuy nhiên, chính xác nhất là bạn quan sát dòng chữ chú thích nằm ngay dưới cụm chân cắm. Việc làm này sẽ nhanh và đỡ cực hơn nếu bạn xem trước sách hướng dẫn sử dụng kèm theo mainboard hoặc file manual download từ trang web của hãng sản xuất mainboard.

Thực hiện cắm dây vào cụm cổng cắm USB

Trên thùng máy sẽ có các đầu dây cắm hoặc khối dây cắm đã đính chặt các đầu cắm này lại. Bạn quan sát dòng chữ ghi trên mỗi đầu chân cắm rồi cắm vào vị trí có dòng chữ chú thích tương tự.

Cụ thể, bạn cắm đầu cắm dây màu đỏ [trên chân cắm thường có ghi hàng chữ VCC+, hoặc +5V, hoặc Voltage +] vào chân cắm số 1; cắm đầu cắm dây màu trắng [trên chân cắm thường ghi hàng chữ USB -, hoặc Data -, hoặc D -] vào chân cắm ở vị trí thứ 3; cắm dây màu xanh lá cây [trên chân cắm thường ghi hàng chữ USB +, hoặc Data +, hoặc D +] vào chân cắm ở vị trí thứ 5; cắm dây màu đen [trên chân cắm thường ghi chữ GND hoặc Voltage – hoặc Ground] vào chân cắm ở vị trí thứ 7. Khi đó, bạn sẽ cắm được 4 sợi dây đỏ, trắng, xanh và đen vào một hàng của cụm cổng cắm USB. Căn cứ vào màu dây đã cắm, bạn cắm các đầu cắm còn lại vào hàng dọc còn lại, sao cho chúng cùng màu ở mỗi hàng ngang. Cuối cùng, nếu còn thừa một đầu cắm màu xám [trên chân cắm có ghi chữ S-GND hoặc Over Current], bạn cắm nó vào chân cắm ở vị trí thứ 9 [chân cắm cuối cùng ở hàng có 5 chân cắm], bạn có thể bỏ qua và không cắm chân cắm này cũng được. Toàn bộ việc cắm 8 hoặc 9 chân cắm vừa thực hiện sẽ trở nên đơn giản nếu hãng sản xuất thùng máy đã đính số chân cắm đó thành một khối [bối dây] phù hợp với cụm cắm cổng USB của mainboard. Lúc đó, bạn chỉ việc xoay bối dây này sao cho dây cắm màu đỏ ở vị trí chân cắm số 1 rồi cắm nguyên bối dây xuống.

Còn nếu vị trí các chân cắm trong bối dây không phù hợp với cụm cắm dây USB trên mainboard, bạn phải rút và hoán đổi các đầu dây cắm. Dùng tuốc-nơ-vít mỏng và nhỏ [hoặc đầu dao rọc giấy] bẩy nhẹ chốt nhựa giữ đầu dây cắm rồi kéo đầu dây cắm ra ngoài. Tình trạng này thường gặp khi lắp mainboard mới vào thùng máy quá cũ.

Ở một số thùng máy, các chân cắm vào cổng USB có thể được đính thành từng cặp cùng màu, hoặc đính 4 dây cắm thành một... Gặp phải trường hợp này, bạn xác định chính xác tên [hoặc màu] từng cặp chân cắm rồi cắm lại, hoặc xoay bối dây 4 đầu cắm cho đúng vị trí các chân cắm.

Một số lưu ý

Việc cắm dây cho cụm cổng USB không phải quá khó nhưng nếu bạn cắm sai vị trí các dây trắng, xanh, đen vào chân cắm ở vị trí số 1 thì khi cắm đĩa flash USB [hoặc thiết bị dùng kết nối USB] vào cổng USB trên thùng máy sẽ làm hỏng đĩa flash USB hoặc cháy chip cầu nam trên mainboard, làm hỏng mainboard.

Do vậy, nếu mainboard của bạn thuộc loại quá cũ và không nắm rõ sơ đồ bố trí các chân cắm trong cụm cổng USB, bạn không nên cắm thử. Khi đó, việc mua một card PCI to USB cắm vào khe cắm PCI để tạo ra các cổng USB là an toàn hơn. Đối với trường hợp máy tính đã được cắm sẵn các đầu dây cắm vào cụm cổng USB, bạn có thể dùng băng keo trắng trong để đính chặt chúng lại với nhau. Đến khi cần rút các đầu dây cắm này ra khỏi cụm cổng cắm USB, bạn chỉ việc rút nguyên bối dây. Làm như vậy, bạn sẽ không tốn thời gian kiểm tra và cắm lại từng đầu cắm dây.

Chủ Đề