Hướng dẫn đổi đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài là một trong những kiến thức cơ bản mà bất kỳ ai cũng sẽ được học từ lớp 2, lớp 3. Dù được tiếp xúc khá nhiều nhưng vẫn có không ít học sinh gặp phải khó khăn trong cách quy đổi đơn vị. Vậy thì đừng bỏ lỡ các nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org

Bảng đơn vị đo độ dài là chương trình có từ Toán học 3

Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài là đại lượng được sử dụng để đo khoảng cách giữa 2 điểm để làm mốc so sánh về độ lớn giữa các độ dài khác nhau. Đơn vị đo chiều dài là đơn vị đo lường quan trọng nhất, 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực đến xích đạo.

Bảng đơn vị đo độ dài, mét vuông và khối lượng

Bảng đổi đơn vị đo độ dài

Từ lớp 2, hầu hết các bạn học sinh đều đã được học các đơn vị đo độ dài cơ bản nhưng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen và nhận biết. Từ lớp 3 trở đi, các em được tiếp xúc nhiều hơn với các đơn vị đo lường toán học. Và bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 đầu tiên đó là:

Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
km hm dam m dm cm mm
1 km

= 10 hm

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam = 10 m 1m

=10 dm

=100 cm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

Bảng đơn vị đo độ dài mét vuông

Trong chương trình học lớp 4, bạn sẽ được học 2 đơn vị đo diện tích đó là mét vuông mà milimet vuông trong bảng đơn vị đo diện tích. Và trong chương trình toán lớp 5, sẽ được học đầy đủ 7 đơn vị. Dưới đây là bảng đơn vị đo độ dài mét vuông.

Lớn hơn mét vuông Mét vuông Nhỏ hơn mét vuông
km² hm² dam² dm² cm² mm²
1 km²

= 10 hm²

1 hm²

= 100 dam²

=  km²

1 dam²

= 100 m²

=  hm²

1m²

=100 dm²

= dam²

1 dm²

= 100 cm²

=  m²

1 cm²

= 100 mm²

=  dm²

1 mm²

=cm²

Bảng đơn vị đo khối lượng

Lớn hơn ki -lo- gam Ki-lo-gam Nhỏ hơn ki-lo-gam
Tấn Tạ Yến Kg hg dag g
1 tấn

= 10 tạ

= 1000 kg

1 tạ

= 10 yến

= 100 kg

1 yến

= 10 kg

= 1000 g

1 kg

=10 hg

=1000 g

1 hg

= 10 dag

= 100 g

1 dag

= 10 g

1 g

Cách đọc đơn vị đo độ dài

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét [km].
  • Đơn vị liền sau Ki-lô-mét [km] là Héc-tô-mét [hm].
  • Đơn vị liền sau Héc-tô-mét [hm] là Đề-ca-mét [dam]
  • Đơn vị liền sau Đề-ca-mét [dam] là Mét [m].
  • Đơn vị liền sau Mét [m] là Đề-xi-mét [dm].
  • Đơn vị liền sau Đề-xi-mét [dm] là xen-ti-mét [cm]
  • Đơn vị liền sau Xen-ti-mét [cm] là Mi-li-mét [mm]
  • Micromet là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất, nhỏ hơn mm.

Cách đổi đơn vị đo độ dài

Cách đổi đơn vị đo độ dài

Để đổi đơn vị đo độ dài một cách chính xác nhất thì bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đó, bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một số 0 tương ứng với mỗi đơn vị.

  • Đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang bé hơn liền kề thì nhân số đó với 10. Ví dụ: 1km = 10 hm = 100 dam
  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì bạn chia số đó với 10. Ví dụ: 30 cm = 3 dm

=> Mỗi một đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Cách học thuộc bảng đơn vị đo độ dài

Việc học thuộc bảng đơn vị đo độ dài không phải điều dễ dàng với các em nhỏ nhưng các bậc phụ huynh có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp dưới đây:

Phương pháp 1: Phổ nhạc cho cách đọc đơn vị đo độ dài, khi có giai điệu khả năng ghi nhớ cũng sẽ nhanh hơn.

Phương pháp 2: Chơi các trò chơi, tìm phương án đúng nhất. Phương pháp này sẽ không bị căng thẳng, tạo sự hứng thú cho các bé khi học tập và làm tăng khả năng ghi nhớ.

Phương pháp 3:  Các bậc phụ huynh có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày thông qua việc hỏi các bé về độ dài của các vật dụng trong gia đình, hướng dẫn các bé chuyển độ dài đó sang nhiều đơn vị khác.

Các dạng bài ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài

Dạng bài tập 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Bài tập 1: Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, đổi các đơn vị sau ra mét [m]

  • 1 km = ?
  • 2 hm = ?
  • 5 dam = ?

Đáp án:

  • 1 km = 1000m
  • 2 hm = 200m
  • 5 dam = 50m

Bài tập 3: Đổi các đơn vị đo độ dài sau:

  • 1 km = ? dm
  • 20 dam = ? m
  • 100 cm = ?m
  • 1000 mm = ? cm

Đáp án:

  • 1 km = 100 dm
  • 20 dam = 200 m
  • 100 cm = 1 m
  • 1000 mm = 100 cm

Dạng bài tập 2: Thực hiện phép tính đối với đơn vị đo độ dài

Bài tập 1: Thực hiện các phép tính sau:

  • 12 km + 7 km = ?
  • 45 dm – 11 dm =?
  • 34 mm + 14 mm =?
  • 8 m x9 =?
  • 40 cm : 8 = ?

Đáp án:

  • 12 km + 7 km = 19 km
  • 45 dm – 11 dm = 34 dm
  • 34 mm + 14 mm =48 mm
  • 8 m x9 =72 m
  • 40 cm : 8 = 5 cm

Bài tập 2: Rùa và Thỏ cùng thi chạy, rùa bò được 500m, thỏ chạy được 2 km. Vậy, tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu?

Đáp án:

  • Thỏ chạy được quãng đường 2km = 2000 m
  • Rùa bò được quãng đường là 500m

=> Quãng đường rùa và thỏ đi là 2000 m + 500 m = 2500 m.

Dạng thứ 3: So sánh đơn vị

Bài tập: Điền các dấu “”,”=” vào chỗ thích hợp

  • 600 mm … 60 cm
  • 100 m … 15 dam
  • 20 dam6m … 5 hm

Đáp án:

  • Đổi 600 mm = 600 :10 = 60cm => 600 mm = 60 cm
  • Đổi 100m = 100: 10 = 10 dam < 15 dam => 100m 206 m < 500 m => 20 dam 6m < 5hm

Hy vọng, các thông tin trên đây về đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài sẽ giúp ích bạn. Truy cập ruaxetudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin chi tiết khác.

Video liên quan

Chủ Đề