Hướng dẫn dùng kính ngữ trong tiếng nhật năm 2024
Qua ví dụ trên, bạn có thể nhận thấy rằng, trong tiếng Nhật nếu câu càng dài thì ý nghĩa của câu càng lịch sự và trang trọng. Tiếng Nhật chia ra thành nhiều mức độ thể hiện mối quan hệ giữa người hai người với nhau. Cụ thể, bạn có thể chia ra làm 3 mức độ cơ bản nhất. Các mối quan hệ thân thiết Bố mẹ - con cái là mối quan hệ thân thiếtĐầu tiên, là mối quan hệ thân thiết, không cần tỏ ra quá lịch sự. Để diễn đạt câu này, bạn có thể dùng câu ngắn, gọn, thân mật. Thứ hai, là người cấp trên nói với người cấp dưới (giáo viên – học sinh, sếp – nhân viên...). Mối quan hệ tiếp theo là trong gia đình (cha mẹ - con cái, ông bà – bố mẹ , anh chị em nói chuyện với nhau...). Cuối cùng, là các mối quan hệ bạn bè cùng lớp và đồng nghiệp cùng công ty. Các mối quan hệ thông thường Các mối quan hệ thông thường thường chiếm đa số các mối quan hệ hiện nay. Trong ngữ cảnh giao tiếp như vậy,bạn nên sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, không cần phải sử dụng nhiều. Khi bạn sử dụng quá nhiều thì sẽ tạo ra cảm giác xa cách và không thân thiện.Trường hợp đầu tiên, trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường là các mối quan hệt trong công ty. Đây cũng có thể là bạn đã quen họ rồi nhưng không thân thiết hoặc ít khi nói chuyện cùng. Trường hợp này chỉ xét địa vị ngang nhau. Trong ngữ cảnh lịch sự này, bạn nên sử dụng thể ~masu trong kính ngữ trong tiếng Nhật. Nó còn được gọi là丁寧語. Thể này cũng được áp dụng trong trường hợp bạn muốn hỏi đường, hỏi hàng hóa trong các quán ăn, cửa hàng hay siêu thị... Một trong những ngữ cảnh cần sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật đó là người dưới nói với người trên trong trường hợp cả hai khá thân thiết. Ví dụ: học sinh với giáo viên chủ nhiệm, hai người bạn thường xuyên nói chuyện với nhau... Các mối quan hệ lịch sự, trang trọng Trong các ngữ cảnh lịch sự và cần sự trang trọng nhất định, bạn bắt buộc phải sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật. Nếu những câu bạn nói ra không có kính ngữ, người đối diện bạn sẽ cảm thấy không được tôn trọng. Đầu tiên, để tỏ vẻ tôn kính, trong câu bạn có thể sử dụng cụm từ sonkeigo (尊敬語) và kenjōgo (謙譲語). Hai cụm từ này được được gọi là kính ngữ quan trọng nhất. Thể này thường được dùng với các mối quan hệ sau: Nhân viên – khách hàng, Giám đốc – nhân viên, đối tác làm ăn với nhau. Người đi phỏng vấn xin việc và người phỏng vấn. Trong trường hợp bạn muốn tỏ thái độ kính trọng đối với người nghe như đối với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi. Trong những trường hợp trang trọng như các buổi họp, các buổi lễ phát biểu. Giáo viên – học sinh, Hiệu trưởng – học sinh. Việc sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật không chỉ thể hiện sự trang trọng đơn thuần thôi đâu. Nó còn là cơ sở để người Nhật còn đánh giá trình độ tiếng Nhật của bạn nữa đấy! Ví dụ, khi bạn giới thiệu tên thì sẽ có những trường hợp sau đây: Mới học tiếng Nhật: 私はAです。 Đang học Sơ cấp: 私はAでございます。 Học đến Trung cấp: 私はAと申します。 .jpg) Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng cần sử dụng kính ngữ Tuy nhiên, người Nhật cũng phân ra thành hai kiểu kính ngữ trong tiếng Nhật hoàn toàn khác nhau. Đó là tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ. Hai kiểu kính ngữ này có đặc điểm và ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Tôn kính ngữ Loại kính ngữ trong tiếng Nhật đầu tiên đó là tôn kính ngữ. Tôn kính ngữ được dùng khi nói về một hành động hay một trạng thái của người ở trên mình. Ví dụ, khi bạn muốn nói về một hành động hay một trạng thái của thầy cô giáo thì bạn bắt buộc phải dùng 尊敬語. Cách sử dụng tôn kính ngữ
Động từ thể liên dụng “になります” ở đằng sau và “お” ở đằng trước. Nếu là danh động từ thì sẽ có “になります” đằng sau và “ご” ở đằng trước. Ví dụ: Hỏi 聞く (kiku) → お聞きになる Gửi 送る (okuru) → お送りになる Gặp 会う (au) → お会いになる Lưu ý: Cách chia này không dùng cho một số động từ đặc biệt có trong bảng chia cố định. Ngoài ra, cách chia này cũng không dùng cho các động từ 1 âm tiết như 寝る、見る... Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể dùng “お” + Danh động từ thay vì sử dụng cấu trúc “ご” + Danh động từ. Bốn trường hợp đặc biệt hay gặp nhất là 4 động từ 食事、洗濯、掃除 và 電話. Khiêm nhường ngữ Khiêm nhường ngữ được sử dụng khi bạn muốn nói về hành động của chính mình hay người thân trong gia đình. Có hai loại khiêm nhường ngữ khác nhau. Cả hai loại này đều là kính ngữ trong tiếng Nhật khá phổ biến. Loại khiêm nhường ngữ đầu tiên sử dụng cho hành động của bản thân hoặc người thân trong gia đình. Tuy nhiên, hành động này phải liên quan trực tiếp đến người mà mình “tôn kính”. Ví dụ như : bạn có thể sử dụng khi đến thăm nhà của cấp trên bằng cách hạ thấp hành động của mình. Như vậy, bạn đã thể hiện sự tôn trọng của mình đối với cấp trên. .jpg) Khiêm nhường ngữ được người Nhật sử dụng mỗi ngày Loại II được gọi là đinh trọng ngữ (丁重語). Nó thường được dùng khi nói về hành động và trạng thái của bản thân khi hành động không có tác động trực tiếp đến người được “tôn kính”. |