Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ truyền thông năm 2024

Công ty truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và truyền thông, lĩnh vực này ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp muốn khai thác cơ hội thị trường. Tuy nhiên, việc mở công ty truyền thông không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những kinh nghiệm mở công ty truyền thông quan trọng giúp bạn thành công khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này.![Tư vấn thành lập công ty truyền thông ](https://media.giayphepgm.com/wp-content/uploads/2023/08/09191456/giayphepgm.com-tu-van-thanh-lap-cong-ty-truyen-thong.1.jpg)Tư vấn thành lập công ty truyền thông

Show

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty truyền thông

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
  • Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
  • Thông tư 17/2016/TT-BTTTT Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Truyền thông là một lĩnh vực chúng ta đã được tiếp xúc từ rất lâu, chúng xuất hiện bằng nhiều phương thức đa dạng ở nhiều nơi, và được thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau.

Hiện nay, công nghệ 4.0 phát triển, và các công ty truyền thông cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Công ty truyền thông chính là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp, ngành truyền thông bao gồm :truyền thông báo chí; truyền thông thực hành; truyền thông Media; nghiên cứu truyền thông.

Khái nhiệm về truyền thông

Ý tưởng ra đời của một công ty truyền thông xuất phát từ một nhà xuất bản, phát thanh viên sản xuất đóng gói và phân phối nội dung. Trong kịch bản này, việc tạo nội dung chủ yếu được thực hiện bởi các chuyên gia. Các nội dung được truyền tải trên các nền tảng xã hội.

Truyền thông là gì?

Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin, tương tác giữa hai hoặc nhiều người với nhau để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức về vấn đề, thương hiệu

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi người trong xã hội. Do đó, đã có khoảng 120 định nghĩa, quan niệm về truyền thông được đưa ra tùy theo góc nhìn đối với truyền thông.

Một số nhà lý luận về truyền thông cho rằng truyền thông chính là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng thông qua ngôn ngữ.

Một số ý kiến khác lại cho rằng truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.

Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp

Truyền thông có vai trò rất quan trọng là phương pháp mạnh mẽ mang thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng. Thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: truyền miệng, báo chí, phát thanh, truyền hình… Hình ảnh và các thông điệp về doanh nghiệp của bạn sẽ đến được với đông đảo công chúng nhất.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: [email protected]

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, chúng có thể được lan truyền, chia sẻ mạnh mẽ trên Internet, trên các trang mạng xã hội với những tốc độ vô cùng nhanh chóng.

Truyền thông giúp định hướng khách hàng. Thông qua hoạt động quảng bá, truyền tải, chia sẻ. Bạn có thể dễ dàng xây dựng lòng tin về thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Truyền thông là một hoạt động mang tính tương tác đa chiều. Bạn cũng có thể nhận biết được những thông tin phản hồi từ công chúng mục tiêu (khách hàng, đối tác, nhân viên…) để có thể phát huy những thông tin tích cực hoặc sửa đổi và điều chỉnh những thông tin mang tính nhiễu.

![Kinh nghiệm mở truyền thông vốn ít lời nhiều năm 2023 ](https://media.giayphepgm.com/wp-content/uploads/2023/08/09191455/giayphepgm.com-kinh-nghiem-mo-truyen-thong-von-it-loi-nhieu-nam-2023.1.jpg)Kinh nghiệm mở truyền thông vốn ít lời nhiều năm 2023

Một số kinh nghiệm mở công ty truyền thông

Nghiên cứu kỹ về sản phẩm dự định kinh doanh:

Đây là việc đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn.

Định hướng rõ mục tiêu khi triển khai dịch vụ truyền thông:

Như đã nêu ở trên thì dịch vụ truyền thông được hiểu là cung cấp dịch vụ quảng cáo, phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cụ thể thì trong nhóm truyền thông có rất nhiều mảng nhỏ khác nhau mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình 1 vài lĩnh vực làm hướng phát triển chính như quảng cáo báo chí, làm phim quảng cáo truyền hình, phát thanh, làm Makerting mạng xã hội, truyền thống …

Tìm trụ sở làm địa điểm:

Trụ sở công ty hiện nay bị cấm đặt tại chung cư, nhà tập thể vì vậy khi tìm trụ sở bạn cần lưu ý đến vấn đề này. Một văn phòng dịch vụ truyền thông khi khởi nghiệp cũng yêu cầu không quá đắt đỏ, hoành tráng nhưng phải có phong cách riêng để gây ấn tượng với đối tác khi đến văn phòng.

Chiến lược quảng cáo, Marketing kiếm việc:

Khi khởi nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất đó là nguồn việc, với thời đại hiện nay thì gần như các doanh nghiệp đều tiếp cận nguồn việc bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó không thể bỏ qua kênh kiếm việc online tức là quảng cáo qua các trang tin, báo chí, mạng xã hội …

Vấn đề thuê kế toán làm sổ sách:

Với một doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ thì chưa chắc cần đến tuyển một nhân sự cứng để làm công tác kế toán, thuế. Mà bạn có thể thuê kế toán dịch vụ cho tiết kiệm chi phí ban đầu. Công ty Luật có thể là địa chỉ uy tín để giới thiệu hoặc lựa chọn dịch vụ kế toán cho bạn tốt nhất.

Đọc thêm:

Kinh nghiệm mở công ty truyền thông

Thủ tục thành lập công ty sản xuất cà phê trọn gói

Các ngành nghề của công ty truyền thông

Công ty truyền thông có rất nhiều hoạt động kinh doanh như quảng cáo, tổ chức sự kiện hoặc tổ chức các chương trình truyền hình. Trong số các ngành nghề kinh doanh đó, có cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện.

Theo hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam, có một số hoạt động truyền thông như sau:

  • Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
  • Hoạt động phát thanh, truyền hình;
  • Dịch vụ viễn thông;
  • Dịch vụ tư vấn các hoạt động liên quan đến máy vi tính;
  • Hoạt động dịch vụ thông tin;
  • Dịch vụ thông tấn;
  • Dịch vụ quảng cáo và nghiên cứu thị trường;
  • Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
  • In ấn và dịch vụ liên quan đến in.

Trong đó có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

  • Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim;
  • Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;
  • Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng internet;
  • Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu. ![Điều kiện thành lập công ty truyền thông như thế nào ](https://media.giayphepgm.com/wp-content/uploads/2023/08/09191454/giayphepgm.com-dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-truyen-thong-nhu-the-nao.1.jpg)Điều kiện thành lập công ty truyền thông như thế nào

Một số lưu ý khi thành lập công ty truyền thông

Khi mở một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền thông thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Lưu ý điều kiện thành lập công ty truyền thông

Kinh doanh lĩnh vực truyền thông – tổ chức sự kiện là ngành nghề kinh doanh thông thường.

Khi tiến hành hành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền thông, doanh nghiệp chỉ cần lập đầy đủ các hồ sơ như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động; Các tài liệu liên quan khác kèm theo hồ sơ.

Những ngành nghề thuộc lĩnh vực truyền thông bạn có thể đăng ký kinh doanh:

– Hoạt động truyền hình 6021;

– Quảng cáo 7310;

– Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230…

2. Lưu ý về chuẩn bị thông tin công ty trước khi thành lập

Chuẩn bị thông tin của công ty là chuẩn bị đầy đủ những vấn đề cần thiết nhất như:

  • Tên riêng của doanh nghiệp truyền thông: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác. Tên phải đầy đủ cấu trúc, tức là có đủ cả loại hình công ty cộng với tên của công ty. (Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty).
  • Loại hình của công ty: Mỗi công ty khi thành lập đều phải chọn loại hình hoạt động doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Doanh nghiệp hãy đánh giá tình hình hoạt động của công ty, cân nhắc về ưu, hạn chế từng hình thức khi chọn loại hình doanh nghiệp. (Tham khảo thêm: Các loại hình công ty).
  • Vốn điều lệ: Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề truyền thông. ( Tham khảo chi tiết thêm: Vốn điều lệ là gì? ).
  • Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác. Văn phòng có thể đi thuê hoặc tận dụng nhà riêng, dùng chung văn phòng với công ty khác. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty, do vậy, bạn có thể cân nhắc. (Tham khảo thêm để hiểu hơn: Cách đặt địa chỉ công ty ).
  • Ngành nghề kinh doanh: Một trong những lưu ý khi thành lập công ty truyền thông quan trọng, đó là về ngành nghề kinh doanh. Vì trong lĩnh vực truyền thông có khá nhiều ngành nghề, nên doanh nghiệp hãy chọn mã ngành phù hợp nhất với khả năng kinh doanh của mình.

Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề và mã ngành sau:

  1. Hoạt động hậu kỳ – Mã ngành 5912
  2. Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình – Mã ngành 5911
  3. Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc – Mã ngành 5920
  4. Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình – Mã ngành 5913
  5. Quảng cáo – Mã ngành 7310
  6. Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí – Mã ngành 9000
  7. Xuất bản phần mềm – Mã ngành 5820
  8. Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận – Mã ngành 7320
  9. Hoạt động nhiếp ảnh – Mã ngành 7420
  10. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại – Mã ngành 8230
  11. Hoạt động chiếu phim – Mã ngành 5914

3. Lưu ý về chuẩn bị thủ tục, hồ sơ mở công ty truyền thông

Khi mở doanh nghiệp truyền thông, thì bạn cần lưu ý về việc chuẩn bị thủ tục và hồ sơ để thành lập công ty. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm những thủ tục sau:

  • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp truyền thông.
  • Văn bản điều lệ chi tiết của công ty.
  • Thông tin kèm theo của danh sách các cổ đông hoặc thành viên cùng thành lập doanh nghiệp.
  • Các loại giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu và thẻ căn cước công dân), kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là tổ chức mở công ty.
  • Văn bản ủy quyền cho Gia Minh tiến hành nếu bạn không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ này lên Sở Kế hoạch và đầu tư.

Ngoài ra, vì trong số các ngành nghề truyền thông, có một số ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh. Do vậy, nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những ngành nghề đó sẽ cần làm thủ tục công bố chất lượng hoặc thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh theo luật.

![Kinh nghiệm mở công ty truyền thông thành công ](https://media.giayphepgm.com/wp-content/uploads/2023/08/09191453/giayphepgm.com-kinh-nghiem-mo-cong-ty-truyen-thong-thanh-cong.1.jpg)Kinh nghiệm mở công ty truyền thông thành công

4. Lưu ý về những việc cần làm sau khi mở công ty truyền thông

Hoàn thành thủ tục sau khi mở doanh nghiệp là lưu ý thành lập công ty truyền thông mà bạn không được bỏ qua. Bởi thủ tục này cũng rất quan trọng. Thông thường sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:

  • Tiến hành công bố thông tin của công ty truyền thông lên cổng thông tin quốc gia.
  • Thực hiện phát hành hóa đơn, kê khai, đóng thuế môn bài.
  • Treo biển hiệu công ty, đăng ký chữ ký số điện tử và mở tài khoản ngân hàng giao dịch.
  • Khắc con dấu tròn của công ty và công khai mẫu dấu

Thủ tục thành lập công ty truyền thông

Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Bước đầu tiên để thành lập một công ty truyền thông đó là phải chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty.

Trên Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên công ty.
  • Địa chỉ trụ sở chính của công ty; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  • Ngành, nghề kinh doanh cụ thể.
  • Vốn điều lệ công ty.
  • Thông tin đăng ký thuế.
  • Số lượng người lao động của công ty.
  • Họ, tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú, chữ ký, số Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Các thông tin này đều phải xem xét để phù hợp với loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh mà công ty lựa chọn

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty truyền thông là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

Hồ sơ thành lập công ty truyền thông có thể thực hiện đăng ký online tại Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

Địa chỉ website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/online/default.aspx

Các công việc phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty truyền thông cần phải tiếp tục hoàn thiện các thủ tục sau:

  • Công bố doanh nghiệp Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
  • Khắc con dấu của công ty.
  • Treo biển tại trụ sở công ty.
  • Mở tài khoản ngân hàng, Thông báo số tài khoản lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử và khai thuế ban đầu, thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
  • In và đặt in hóa đơn.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Lệ phí thành lập công ty truyền thông

  • 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Thời gian thành lập công ty truyền thông bao lâu?

Sau khi chuẩn bị, hoàn thành hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, thời gian thành lập công ty truyền thông thông thường sau 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể mất 1 – 2 tuần, tuỳ thuộc vào việc hồ sơ của bạn có hợp lệ hay không.

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty truyền thông

  • Khắc con dấu công ty.
  • Làm biển hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.
  • Mua chữ ký số và thực hiện đăng ký kê khai, nộp thuế điện tử.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế quản lý.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
  • Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ khi có Đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đọc thêm:

Điều kiện thành lập công ty truyền thông

Kinh nghiệm mở công ty in ấn quảng cáo thành công

Một số vấn đề khi xin giấy phép tổ chức sự kiện

Quý khách hàng cần lưu ý đây không phải là hoạt động có điều kiện trong lĩnh vực truyền thông. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp thì công ty có thể tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện hoặc quảng cáo với khách hàng. Tuy nhiên với mỗi lần tổ chức sự kiện cho khách hàng thì công ty truyền thông phải tiến hành xin giấy phép tổ chức sự kiện.

Hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện thông thường sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp phép
  • Nội dung chương trình như thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
  • Hợp đông giữa công ty truyền thống và công ty sử dụng dịch vụ
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của cả 2 công ty
  • Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện
  • Giấy ủy quyền của khách hàng cho đơn vị tổ chức sự kiện

Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể như tổ chức họp báo, biểu diễn thời trang, biểu diễn ca nhạc, thì phải bổ sung thêm một số giấy tờ cụ thể khác. Như đối với tổ chức chương trình diễn thời trang thì phải có: danh sách người mẫu; hình mẫu trang phục sẽ trình diễn…..

![Thành lập công ty truyền thông như thế nào? ](https://media.giayphepgm.com/wp-content/uploads/2023/08/09191452/giayphepgm.com-thanh-lap-cong-ty-truyen-thong-nhu-the-nao.1.jpg)Thành lập công ty truyền thông như thế nào?

Các câu hỏi thường về thành lập công ty truyền thông

Thành lập công ty cần những gì?

Để có thể thành lập Công ty, thành viên/cổ đông cần chuẩn bị những tài liệu, thông tin cơ bản như sau:

  • Giấy tờ cá nhân bao gồm thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Thông tin cho việc thành lập công ty như: Tên, địa chỉ công ty, vốn góp, tỷ lệ góp vốn, ngành nghề kinh doanh công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật công ty, thông tin giám đốc, thông tin chủ tịch, thông tin kế toán trưởng;
  • Chi phí thuê luật sư cho việc thành lập công ty, công bố thông tin, chi phí khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu

Thành lập Công ty có cần bằng cấp, và hộ khẩu không?

  • Thành lập công ty có cần bằng cấp không sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh công ty muốn đăng ký, đa phần là không cần bằng cấp khi thành lập công ty trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ, hoạt động xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, lữ hành du lịch …
  • Thành lập công ty theo quy định pháp luật hiện nay không yêu cầu thành viên/ cổ đông phải có sổ hộ khẩu tại địa phương nơi đăng ký thành lập.

Chi phí thành lập công ty?

  • Luật sư Công ty Gia Minh tư vấn miễn phí và bạn chỉ phải mất các chi phí cấp đăng ký doanh nghiệp, con dấu, phí công bố, mua chữ ký số, hoá đơn điện tử và phí dịch vụ của luật sư khi thực hiện dịch vụ.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

  • Vốn điều lệ công ty là vốn góp vào của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa trừ những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như Công ty kinh doanh du lịch lữ hành, Công ty kinh doanh tài chính, Công ty kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm, công ty kinh doanh bất động sản (vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định), vốn điều lệ thành lập công ty sẽ do thành viên thỏa thuận và quyết định.

Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần?

  • Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH hay công ty cổ phần sẽ do thành viên quyết định, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, trên. Hiện nay theo luật pháp Việt Nam việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH sang cổ phần, từ cổ phần sang TNHH, từ doanh nghiệp tư nhân sang TNHH, hay sang cổ phần và ngược lại đều được phép thực hiện một cách dễ dàng. Do đó chúng tôi tư vấn ban đầu khách hàng nên lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Thành lập công ty phải nộp những loại thuế gì?

  • Theo luật pháp Việt Nam hiện nay thì một doanh nghiệp khi hoạt động phải nộp nhiều loại thuế, nhưng có những loại thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng (khi xuất hoá đơn), thuế thu nhập doanh nghiệp (khi có thu nhập và lãi), thuế thu nhập cá nhân (khi đến mức phải chịu thuế), thuế môn bài nộp hàng năm …

Các bước thành lập công ty truyền thông bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật sư bản sao hoặc bản gốc giấy tờ chứng thực cá nhân (giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu) và một số thông tin về công ty dự kiến thành lập.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

Ngay sau khi tiếp nhận tài liệu và thông tin về công ty, Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng đầy đủ theo quy định.

Bước 3: Các thủ tục thành lập công ty

  • Cơ quan cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính
  • Thời gian cấp phép: 4-5 ngày làm việc
  • Khắc con dấu công ty: 01 ngày làm việc
  • Công bố mẫu dấu: 01 ngày làm việc
  • Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 01 ngày làm việc

Tư vấn các công việc cần làm sau khi hoàn tất thành lập công ty truyền thông:

  • Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
  • Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi, nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
  • Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
  • Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
  • Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định. ![Hồ sơ mở công ty truyền thông ](https://media.giayphepgm.com/wp-content/uploads/2023/08/09191451/giayphepgm.com-ho-so-mo-cong-ty-truyen-thong-1.jpg)Hồ sơ mở công ty truyền thông

Mở công ty truyền thông là một công việc đòi hỏi sự nỗ lực, kiên nhẫn và chiến lược. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm trên đây, bạn có thể tạo ra một doanh nghiệp truyền thông thành công và cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt này. Hãy tự tin và quyết tâm khai thác cơ hội thị trường và tạo dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.