Hướng dẫn làm bài tập hóa lớp 10 trang 139 năm 2024

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 10 nâng cao bài 34, tài liệu gồm 5 bài tập trang 139 SGK kèm theo lời giải chi tiết sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Giải bài tập Hóa 10 nâng cao

Bài 1 [trang 139 sgk Hóa 10 nâng cao]: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh?

  1. HCl;
  1. H2SO4;
  1. HF;
  1. HNO3

Lời giải:

Chọn C.

Bài 2 [trang 139 sgk Hóa 10 nâng cao]: Vì sao không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hóa mà phải dùng phương pháp điện phân?

Lời giải:

Người ta không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hóa mà phải dùng phương pháp điện phân vì flo là chất oxi hóa mạnh nhất nên phương pháp duy nhất để điều chế flo là dùng dòng điện để oxi hóa ion F- trong florua nóng chảy [phương pháp điện phân].

Trong công nghiệp, người ta điện phân hỗn hợp KF + 2HF ở nhiệt độ 70oC.

Bài 3 [trang 139 sgk Hóa 10 nâng cao]: Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.

Lời giải:

Phản ứng minh họa flo mạnh hơn clo:

H2[k] + F2[k] -> 2HF[k] [phản ứng nể ngay ở nhiệt độ rất thấp -252oC].

H2[k] + Cl2[k] -> 2HCl[k] [chiếu sáng].

3F2 + 2Au -> 2AuF3 [Ở điều kiện thường].

Cl2 + Au -> không phản ứng ở điều kiện thường.

Bài 4 [trang 139 sgk Hóa 10 nâng cao]: Axit flohiđric và muối florua có tính chất gì khác so với axit clohiđric và muối clorua?

Lời giải:

Tính chất khác nhau giữa axit flohidric và axít clohiđric:

- Axit clohiđric là axit mạnh, không phản ứng với SiO2.

- Axit flohiđric là axit yếu, có phản ứng với SiO2: 4HF + SiO2 -> SiF4 + 2H2O

Tính chất khác nhau giữa muối florua và muối clorua: AgCl không tan trong nước, AgF dễ tan trong nước.

Bài 5 [trang 139 sgk Hóa học 10 nâng cao]: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được

Lời giải:

Ta có: nNaF = 0,1.0,05 = 0,005 [mol]; nNaCl = 0,1.0,1 = 0,01 [mol].

Chỉ có NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 còn NaF không tác dụng do không tạo ra kết tủa.

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

0,01 0,01

Khối lượng kết tủa thu được: mAgCl = 0,01.143,5 = 1,435 [gam].

-------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 10 nâng cao bài 34. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Giải bài 10 trang 139 Sách giáo khoa Hóa 10 tiết Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit.

Đề bài:

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

  1. Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.
  1. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Xem lại bài trước: Bài 9 trang 139 SGK Hóa 10

Lời giải​​​​​​​ bài 10 trang 139 SGK Hóa 10:

nSO2 = 12,8 / 64 = 0,2 mol.

nNaOH = 1 x250 / 1000 = 0,25 mol.

  1. Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Gọi nNa2SO3 = x; nNaHSO3 = y.

nNaOH = 2y + x = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,15, y = 0,05.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,5 x 126 = 63g.

----

Mời các em truy cập doctailieu.com để cập nhật đầy đủ bài tập chương 6: Oxi Lưu huỳnh và hướng dẫn giải bài tập Hóa 10 chi tiết nhất

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải Hóa 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit, hy vọng bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo.

  • Giải bài tập trang 120 SGK Hóa học lớp 10: Bài thực hành số 2 Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
  • Giải bài tập trang 120 SGK Hóa học lớp 10: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của brom và iot
  • Giải bài tập trang 132 SGK Hóa học lớp 10: Lưu huỳnh
  • Giải bài tập trang 133 SGK Hóa học lớp 10: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 bài 32

I. Tính chất của hiđro sunfua

1. Tính chất

1.1. Tính axit yếu

Hiđro Sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric, là một axit yếu [yếu hơn H2CO3], khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo thành hai loại muối: S2-, hay HS-.

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

H2S + NaOH →NaHS + H2O

1.2. Tính khử mạnh

Tác dụng với oxi.

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

Tác dụng với dung dịch brom.

H2S + 4Br2 + H2O → H2SO4 + 8HBr

[nâu đỏ] [không màu]

2. Điều chế

Trong phòng thí nghiệm điều chế từ dung dịch HCl tác dụng với FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

II. Tính chất của lưu huỳnh đioxit [SO2]

1. SO2 là oxit axit

SO2 tan trong nước tạo dd axit yếu:

SO2 + H2O ⥩ H2SO3

SO2 + Bazơ → muối axit hoặc muối trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của chất tham gia.

NaOH + SO2 → NaHSO3 [Natri hidro sunfit]

2NaOH + SO2 → Na2SO3 [Natri sunfit] + H­2O

2. SO2 là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 là chất khử mạnh

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

[vàng nâu] [không màu]

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

[tím] [không màu]

SO2 là chất oxi hóa

2SO2 + H2S → 3S + 2H2O

SO2 + 2Mg → S + 2MgO

3. Điều chế

Trong phòng thí nghiệm:

H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

B. Giải bài tập hóa 10 trang 138,139

Bài 1 trang 138 SGK Hóa 10

Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 [1]

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O [2]

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?

  1. Phản ứng [1]: SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
  1. Phản ứng [2]: SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
  1. Phản ứng [2]: SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  1. Phản ứng [1]: Br2 là chất oxi hóa, phản ứng [2]: H2S là chất khử.

Đáp án hướng dẫn giải

C đúng.

Bài 2 trang 138 SGK Hóa 10

Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:

Các chấtTính chất của chấtA. Sa] Chỉ có tính oxi hóaB. SO2b] Chỉ có tính khửC. H2Sc] Có tính oxi hóa và tính khửD. H2SO4d] Không có tính oxi hóa và tính khử

Đáp án hướng dẫn giải

A với c].

B với d].

C với b].

D với a].

Bài 3 trang 138 SGK Hóa 10

Cho biết phản ứng hóa học H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?

  1. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
  1. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
  1. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
  1. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Đáp án hướng dẫn giải

D đúng.

Cl20 + 2e → 2Cl- ⇒ Cl2 là chất oxi hóa

S2- → S+6 + 8e ⇒ S là chất khử

Bài 4 trang 138 SGK Hóa 10

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

  1. Hiđro sunfua.
  1. Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.

Đáp án hướng dẫn giải

  1. Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

Tính khử mạnh :

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

  1. Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu

SO2 + H2O → H2SO3

*SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.

Bài 5 trang 139 SGK Hóa 10

Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

  1. Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
  1. Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.

Đáp án hướng dẫn giải

Bài 6 trang 139 SGK Hóa 10

  1. Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?
  1. Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?

Đáp án hướng dẫn giải

  1. S + O2 → SO2 [Dựa vào tính khử của S]

SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O [Dựa vào tính oxi hóa của SO2]

  1. Tính khử của SO2

SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.

Bài 7 trang 139 SGK Hóa 10

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit

Đáp án hướng dẫn giải

SO2 và SO3 là những oxit axit vì:

SO2 và SO3 tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2SO3 và H2SO4

SO2 + H2O → H2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

SO2 và SO3 tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối sunfit và sunfat.

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

SO2 + CaO → CaSO3

SO3 + MgO → MgSO4

Bài 8 trang 139 SGK Hóa 10

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl [dư], thu được 2,464 lít hỗn hợp khí [đktc]. Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb[NO3]2 [dư], thu được 23,9g kết tủa màu đen.

  1. Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
  1. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu [đktc]?
  1. Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?

Đáp án hướng dẫn giải

nhh khí = 2,464 / 22,4 = 0,11 mol; nPbS = 23,9 /239 = 0,1 mol.

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

H2S + Pb[NO3]2 → PbS + 2HNO3

nH2S = nPbS = 0,1 mol.

Gọi nFe = x; nFeS = y.

  1. Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S

Theo phương trình phản ứng hóa học trên ta có:

Ta có x + y = 0,11.

Có nFeS = nH2S = 0,1.

x = 0,01 mol

VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.

VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.

  1. mFe = 56 × 0,01 = 0,56g; mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.

Bài 9 trang 139 SGK Hóa 10

Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 [đktc].

  1. Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
  1. Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.

Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Tính khối lượng chất kết tủa thu được

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

  1. Xác định công thức phân tử của hợp chất A

nSO2 = 1,344 / 22,4 = 0,06 mol → mS = 0,06 x 32 = 1,92g

nH2O = 1,08 / 18 = 0,06 mol → mH = 0,06 x 2 = 0,12g.

Như vậy hợp chất A chỉ có nguyên tố S và H.

Đặt công thức phân tử hợp chất là HxSy.

Ta có tỉ lệ: x : y = 0,06 : 0,12 = 1: 2.

Vậy công thức phân tử của A và là H2S.

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

3H2S + H2O → 4S + 4H2O.

nH2S = 2,04 / 34 = 0,06 mol.

nS = 4/3 nH2S = 0,08 mol.

mS = 0,08 × 32 = 2,56g.

Bài 10 trang 139 SGK Hóa 10

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

  1. Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.
  1. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

nSO2 = 12,8 / 64 = 0,2 mol.

nNaOH = 1 x250 / 1000 = 0,25 mol.

  1. Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Gọi nNa2SO3 = x; nNaHSO3 = y.

nNaOH = 2y + x = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,15, y = 0,05.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,5 x 126 = 63g.

B. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 32

Câu 1: Một mẫu khí thải [H2S, NO2, SO2, CO2] được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

  1. H2S
  1. NO2
  1. SO2
  1. CO2

Câu 2: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

  1. Dung dịch HCl
  1. Dung dịch Pb[NO3]2
  1. Dung dịch K2SO4
  1. Dung dịch NaCl

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

  1. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
  1. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
  1. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
  1. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Câu 4: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

  1. N2
  1. CO2
  1. H2
  1. SO2

Câu 5: Chất khí X tan trong nước tạo tành dung dịch làm màu quỳ tím chuyển sang đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

  1. NH3
  1. O3
  1. SO2
  1. H2S

Ngoài bài tập sách giáo khoa Hóa 10, các bạn học sinh luyện tập thêm các dạng bài tập dưới dạng các hỏi trắc nghiệm tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit

-----

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chủ Đề