Hướng dẫn sử dụng máy đo ph đất năm 2024

là sản phẩm chuyên dụng và chất lượng để xác định độ pH của đất trồng và độ ẩm có trong đất. Máy đo pH xác định được loại đất trồng thuộc thang pH nào [đất chua, đất kiềm], đồng thời cải tiến so với DM13 ở tính năng xác định độ ẩm của đất.

Hướng dẫn sử dụng:

Cần làm sạch bề mặt phần kim loại của máy [đầu nhọn] bằng giấy nhám hoặc vải chà kim loại. Khi sử dụng máy mới lần đầu thì nên cắm phần kim loại [đầu nhọn] của máy vào trong đất một vài phút để làm sạch phần dầu máy còn bám trên bề mặt máy trong quá trình sản xuất.

- Khi máy được ép xuống đất và bấm giữ nút trắng. Máy đo sẽ hoạt động như một thiết bị đo độ ẩm.

Đo độ ẩm đất

Cắm phần đầu nhọn của máy vào vị trí đất cần đo sao cho ngập 3 vòng kim loại trong đất, đợi một phút sau đó nhấn nút giữ nút trắng bên hông thân máy 30 giây, đồng thời đọc kết quả độ ẩm. Chỉ số độ ẩm chính là giá trị kim đồng hồ màu đen trên nền xanh của mặt máy.

- Khi DM-15 được ép xuống đất với nút màu trắng ở bên trái chưa bị bấm, máy đo sẽ hoạt động như một thiết bị đo pH bình thường.

Đo pH đất

* Nếu đất trồng quá khô, cần làm ẩm phần đất cần đo và chờ khoảng 20-30 phút cho ổn định [độ ẩm 40-60%] để trị số pH thể hiện trên máy là chính xác.

Bước 1: Cắm phần đầu nhọn của máy xuống vị trí đất cần đo sao cho ngập 3 vòng kim loại trong đất.

Nếu sử dụng máy đo pH tại các khu vực đất ruộng hoặc trang trại thì sau khi cắm máy đo vào trong đất cần dậm phần đất xung quanh cho chặt.

Bước 2: Đọc kết quả sau khi cắm máy khoảng 1 phút.

Trị số pH là giá trị kim đồng hồ chỉ số màu đỏ trên thang đo ở phần mặt trên của máy.

- Nếu đất được kiểm tra là khô hay có chứa nhiều phân, thì đồng hồ sẽ không hiển thị chính xác giá trị của nồng độ PH. Vì vậy chúng ta hãy tưới một ít nước vào đất nơi mà chúng ta muốn đo và đợi đến 20 phút sau đó hãy kiểm tra.

- Mặc định khi chưa sử dụng- kim chỉ giá trị pH là ở vị trí 7. Khi ta cắm vào đất thì máy hoạt động và kim sẽ cho giá trị thật pH của đất. Ví dụ sau khi cắm vào đất một lúc tầm 1 phút, kim sẽ chỉ về 5.5 hoặc 6 và ổn định ở đó, thì pH của đất lúc nà là 5.5 hoặc 6.

- Sau khi sử dụng xong thiết bị đo, hãy chắc rằng phần bề mặt kim loại tiếp xúc với đất được lau chùi sạch bằng vải mềm trước khi tiến hành đo ở một nơi khác.

- Hãy cắm máy đo trực tiếp vào đất ruộng hay đồng lúa nơi muốn khảo sát. Cắm hoàn toàn bề mặt kim loại vào đất và đè chặt đất bao quanh thiết bị để đất có thể bám chặt vào bề mặt kim loại của thiết bị đo.

- Chờ 1 phút sau khi đã cắm thiết bị xuống đất kim đo sẽ ngừng tại vị trí với giá trị PH tương ứng nơi khảo sát. Tại vị trí đó chúng ta có thể đọc được kết quả đo.

- Một lúc nào đó giá trị sẽ thay đổi nơi chúng ta khảo sát. Giá trị đó phụ thuộc vào điều kiện của đất, độ ẩm cũng như những tạp chất bám vào bề mặt kim loại của thiết bị đo. Bởi vậy để lấy được 1 giá trị lý tưởng thì chúng ta nên lấy giá trị trung bình của nhiều lần đo.

- Nhằm mục đích để xác định có hay không có để thực hiện bón vôi, sau một hay 2 tuần trộn đất thì thực hiện đo lường giá trị PH của nó.

- Khi đo độ ẩm nếu là đo trong mô hình chậu thì nên cắm đầu kim loại đo ở gần vị trí gốc cây trồng càng tốt

- Nhu cầu về nước tưới có thể dựa vào kết quả của kim đo độ ẩm.

- Khi thiết bị đo được cắm vào trong đất và không sử dụng nút màu trắng thì thiết bị đo hoạt động ở chế độ đo nồng độ PH.

- Khi thiết bị đo được cắm vào đất và nhấn nút màu trắng trên thân của thiết bị nó sẽ hoạt động ở chế độ đo độ ẩm.

* Khuyến nghị một số loại cây trồng phù hợp cho các khoảng pH đất tương ứng

– Với khoảng pH từ 5~6 thích hợp để trồng cây cảnh có hoa như: hoa hồng, lily, đỗ quyên…

– Khoảng pH từ 5~6.5 thích hợp để trồng một số loại cây lấy củ lấy hạt và rau như: lúa, khoai tây, bắp [ngô], rau mùi…

– Khoảng pH từ 6~8 thích hợp để trồng một số loại cây trồng sau: rau dền, các loại đậu lấy hạt hình thận[đậu trắng, đậu đen, đậu xanh…], rau diếp, hành tây, dưa leo, cà rốt, cà chua, củ cải, cà tím, cần tây, bắp cải, hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa thủy tiên, hoa tulip, hoa cẩm chướng…

Máy đo pH cầm tay là loại dụng cụ ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực, đặc biệt là phòng thí nghiệm. Mỗi loại máy khác nhau đều có cách sử dụng khác biệt nhất định. Để biết cách sử dụng máy đo pH chuẩn của các dòng máy thì không nên bỏ qua thông tin cần thiết trong bài viết này.

03 cách sử dụng máy đo ph chi tiết

1 Cách sử dụng máy đo PH nước

Với máy đo mức độ cân bằng pH trong nước, người ta sẽ chuẩn bị 1 máy đo, 1 tua vít vặn ốc và 2 gói bột. Trong đó mỗi gói bột có độ pH khác nhau là 7 và 4 nhưng đều có nhiệt độ là 25 độ C.

B1: Lấy một lọ nước có chứa khoảng 250ml nước sạch.

B2: Cho 1 gói bột có độ pH7 vào nước rồi khuấy đều cho đến khi bột hòa tan hết trong nước [tùy vào mục đích sử dụng mà chọn lựa gói bột phù hợp].

B3: Đặt máy đo vào lọ nước để tiến hành đo độ pH trong nước rồi đợi trong khoảng 30 giây. Trường hợp thông số hiển thị trên máy đo lệch khác với giá trị 6.9pH [làm tròn là 7] thì có thể dùng tua vít vặn ở phía sau với 2 cách:

  • Cách 1: Thông số tăng thì anh em hãy vặn theo chiều kim đồng hồ.
  • C.2: Giảm thì anh em hãy vặn ngược chiều kim đồng hồ.

Sau khi vặn, anh em đợi khoảng tầm vài giây xem thử thông số hiển thị có đúng với giá trị pH là 6.9 hay không? Nếu không anh em có thể tiếp tục vặn cho đến khi nào trở về đúng thông số đó là được. Mặt khác, khi cho gói bột có độ pH là 4 thì anh em sẽ thực hiện tương tự sao cho đạt mức giá trị 4 là được.

Lưu ý: Dung dịch sau khi đo xong có thể đựng vào chai hoặc bình nước, đưa vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản thông số. Trường hợp để lâu ngày, nên lấy dung dịch ra và đo lại bằng máy đo pH.

2 Cách sử dụng máy đo PH đất

Bên cạnh việc đo độ pH trong nước, người ta còn dùng máy đo để đo độ ẩm của đất. Tuy nhiên, anh em cần phải làm sạch bề mặt kim loại của máy đo đất [đặc biệt là đầu nhọn] bằng giấy nhám hoặc khăn vải trước khi đo.

Khi tiến hành đo đạc lần đầu tiên, để loại bỏ phần dầu máy thì anh em nên cắm đầu nhọn của máy xuống dưới đất vài phút trước. Mặt khác, môi trường đất cần đo quá khô nên làm ẩm đất và đợi khoảng 20 - 30 phút rồi mới bắt đầu đo.

  • B1: Anh em cắm đầu nhọn của máy đo độ pH xuống đất sao cho ngập 3 vòng kim loại trong đất [Trường hợp đo đất tại trang trại hoặc ruộng lúa cần dậm phần đất xung quanh cho chặt rồi mới đo được].
  • B2: Đợi khoảng 1 phút rồi anh em có thể đọc kết quả đo là giá trị hiển thị trên đồng hồ với chỉ số màu đỏ trên thang đo.
  • B3: Nhấn giữ nút màu trắng tại vị trí bên hông thân máy trong tầm khoảng 30 giây.
  • B4: Đọc kết quả chỉ số độ ẩm với giá trị mà kim đồng hồ chỉ số màu đen hiển thị trên nền xanh của thang đo.

Với môi trường đất cần đo phải đạt độ ẩm tầm khoảng từ 40 - 60%. Bên cạnh đó, anh em nên đo ở nhiều vị trí khác nhau để có được kết quả chính xác cao. Đồng thời cần lau sạch đầu nhọn của máy trước khi đo tại khu vực khác bằng cách sử dụng giấy nhám cho sạch.

3 Cách sử dụng máy đo PH để bàn

→ Cần chuẩn bị gì khi đo?

Trước khi tiến hành đo pH để bàn, anh em cần thực hiện công việc chuẩn bị như sau:

  • Khởi động máy với thời gian chờ tầm khoảng 30 phút [tùy theo loại máy nên anh em có thể xem sách hướng dẫn của dòng thiết bị mà mình sử dụng].
  • Vệ sinh điện cực bằng cách lấy ra khỏi dung dịch lưu trữ và dùng nước cất rửa sạch rồi dùng Kimwipes hoặc Shurwipes cho thấm khô.
  • Chuẩn bị 1 hoặc 3 bộ đệm để đo pH để bàn gồm có: bộ đệm tính axit pH 4, bộ đệm trung tính pH 7, bộ đệm tính kiềm pH 9.21.
  • Hiệu chuẩn máy bằng cách dùng tua vít để vặn nút hiệu chỉnh nhưng một số máy hiện nay thường sẽ có tính năng hiệu chuẩn tự động.

→ Đo như thế nào cách đo PH để bàn?

Với cách sử dụng máy đo pH để bàn, anh em hãy thực hiện theo trình tự các bước được liệt kê dưới đây:

  • B1: Đặt hoặc nhúng điện cực của máy vào anh em mẫu cần đo.
  • B2: Bấm nút thực hiện và đợi khoảng tầm 1 - 2 phút thì máy bắt đầu hiển thị giá trị ổn định trên màn hình.
  • B3: Đọc giá trị pH của mẫu anh em cần đo là chỉ số được hiển thị cuối cùng trên màn hình.
  • B4: Hoàn thành công đoạn đo độ pH thì anh em hãy làm sạch điện cực nhưng cách vệ sinh ban đầu ở bước chuẩn bị.

Đối với dòng thiết bị đo pH để bàn thường có trình tự đo khá giống với những cách trên. Tuy nhiên anh em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh thực hiện sai thao tác nhé.

Tìm hiểu thêm về thang đo PH

→ Cần lưu ý gì khi sử dụng máy đo PH?

Độ pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch. Nói cách khác, độ pH là chỉ số dùng để kiểm tra và xác định dung dịch đó có tính axit hoặc bazơ hay không? Với thang đo độ pH dao động trong phạm vi có giá trị từ 0 - 14 được thể hiện thông qua các chỉ số sau:

  • Dung dịch có tính axit khi chỉ số 0 < pH < 7.
  • D.dịch có tính bazơ khi chỉ số 7< pH < 14.

Khi sử dụng các thiết bị đo độ pH, anh em hãy lưu ý một vài điều sau đây. Điều này nhằm tránh việc làm giảm độ chính xác của thiết bị trong quá trình đo. Cụ thể:

  • Không nên dùng các vật thể, khăn cọ hoặc chạm vào điện cực.
  • Và không cầm điện cực trong lúc đo bởi có điện trở lớn nên rất nguy hiểm.
  • Không nên di chuyển máy từ môi trường này sang môi trường khác.
  • Nên đặt đầu điện cực ngập sâu vào dung dịch khoảng từ 3cm để có kết quả chính xác nhất.
  • Vệ sinh sạch các dụng cụ bao gồm dây đo, điện cực và máy đo.
  • Sử dụng dung dịch Methyl Alcohol để vệ sinh đầu điện cực trường hợp máy đo pH cầm tay phản ứng chậm.

→ Nên dùng máy đo PH nào tốt?

Việc chọn sản phẩm đo pH nào tốt nhất, anh em không nên bỏ qua máy đo pH cầm tay Hanna PH-98107. Loại máy xuất xứ từ Đài Loan có giá thành phải chăng hơn các dòng máy cùng phân khúc. Sản phẩm được thiết kế với kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ chỉ khoảng 127g.

Thiết bị được sản xuất có độ chính xác cao và màn hình hiển thị LCD kỹ thuật số có độ nhạy cao. Máy rất tiện sử dụng và có tính ứng dụng cao có thể kiểm tra giá trị pH trong các phòng thí nghiệm, công nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác.

Chủ Đề