Hướng dẫn làm báo cáo tốt nghiệp

Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp ĐẠT ĐIỂM CAO. Hiện nay, với quy định tùy vào từng trường đại học, cao đẳng, trung cấp,..v.v..mà có các quy định trình bày báo cáo thực tập khác nhau. Vì vậy bài viết hôm nay mình sẽ lấy ví dụ của một trường đại học để trình bày, từ đó các bạn xem và làm theo dựa vào quy định của trường các bạn nha. Riêng bạn nào không biết cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp thì có thể liên hệ mình, để mình hỗ trợ các bạn

Ví dụ hôm nay mình lấy là trường đại học công nghệ Tp.HCM – HUTECH, đại học sài gòn nha

Lưu ý: Vì trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp có chiếm số điểm của bài, tùy vào trường mà số điểm đó là bao nhêu. Nên trước khi đi in, các em cần xem lại đã chỉnh đúng chưa nha. Nếu em nào làm mục lục tự động, danh mục bảng, hình ảnh tự động không được. và bài nhảy liên tục, thì cứ liên hệ admin, admin chỉnh tầm 15- 30 phút là xong hoàn chỉnh nha. –> zalo 0909 23 26 20

Cách viết bài báo cáo tốt nghiệp quản trị kinh doanh điểm cao 

  • Đối với đề tài có nội dung gắn liền với đơn vị thực tập, kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
  • Trang bìa [theo mẫu]
  • Trang phụ bìa [theo mẫu]i
  • Trang Lời cảm ơn ii
  • Trang Nhận xét của đơn vị thực tập [theo mẫu]iii
  • Trang Nhận xét của giáo viên hướng dẫn [theo mẫu]
  • Trang Mục lục
  • Trang Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
  • Trang Danh sách các bảng sử dụng
  • Trang Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh

Xem thêm

Xem thêm DỊCH VỤ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO

Cách làm báo cáo thực tập tốt nghiệp điểm cao

LỜI MỞ ĐẦU: nêu lý do chọn đề tài.

CHƯƠNG 1:  GIỚI THIỆU CÔNG TY/ DOANH NGHIỆP [NƠI THỰC TẬP]

  • Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
  • Chức năng và lĩnh vực hoạt động
  • Cơ cấu tổ chức
  • Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 -5 năm
  • Các nội dung khác [tuỳ theo lĩnh vực của đề tài]

Tóm tắt chương 1

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI MÀ SV CHỌN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ /DOANH NGHIỆP THỰC TẬP

2.1    Phân tích đánh giá tình hình thực tế theo chủ đề thực tập tại đơn vị

2.2    Ưu điểm, hạn chế của vấn đề phân tích ở mục 2.1

Tóm tắt chương 2 [Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp]

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ Ở MỤC 2.2

3.1    Kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế ở mục 2.2

3.2    Các kiến nghị khác [nếu có]

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC [nếu có]

3.2.  Hình thức trình bày

3.2.1.   Độ dài của báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp [từ Lời mở đầu cho đến Kết luận được giới hạn trong khoảng từ 23 đến 25 trang]. Trong đó:

  • Lời mở đầu: 1 trang
  • Chương 1: 4 trang
  • Chương 2: 14-16 trang
  • Chương 3: 3 trang
  • Kết luận: 1 trang

3.2.2.   Quy định định dạng trang:

  • Khổ trang: A4
  • Canh lề trái, lề phải, đầu trang và cuối trang: 2,5 cm
  • Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13
  • Cách dòng [Line Space]: 1.5
  • Các đoạn văn cách nhau 1 dấu Enter.

3.2.3.   Đánh số trang

  • Từ trang bìa đến trang Mục lục đánh chữ số La Mã thường [i,ii, iii,iv…], canh giữa ở đầu trang.
  • Từ Lời mở đầu đến Tài liệu tham khảo đánh theo số [1,2,3…], canh giữa ở đầu trang.

Lưu ý: Không ghi tên đề tài, tên sinh viên, tên GVHD,… ở phần header và footer.

cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp điểm cao

Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành kế toán

  1. a] Đối với đề tài có nội dung gắn liền tại đơn vị thực tập, kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp bao gồm các phần sau:

v Trang bìa [theo mẫu]

v Trang “Nhận xét của giáo viên ”

v Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”

v Trang “Lời cảm ơn”

v Trang “Các từ viết tắt sử dụng”

v Trang “Danh sách các bảng sử dụng”

v Trang “Danh sách các đã thị, sơ đồ . . . ”

v Trang “Mục lục”

v Trang “Lời mở đầu”. Nội dung bao gồm:

  • Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
  • Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
  • Phương pháp thực hiện đề tài
  • Phạm vi của đề tài
  • Kết cấu các chương của đề tài. Lưu ý phần kết cấu của đề tài có thể từ 3 đến 4 chương tùy theo nội dung của đề tài được chọn. Kết cấu sau đây trình bày theo 3 chương:

Xem thêm

Tổng hợp lời mở đầu báo cáo thực tập Quản trị Kinh doanh

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN [LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU]

Ví dụ: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

  • Nội dung bao gồm:
  • Tóm tắt, hệ thống hóa 1 cách súc tích các nền tảng lý luận liên quan đến đề tài [lý thuyết đã học, giáo trình, các văn bản pháp quy. . .]
  • Tóm tắt các công trình [chuyên đề, bài báo…] đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu [nếu có]
  • Lưu ý trong phần này không sao chép nguyên văn trong tài liệu và phải tuân thủ các quy định về trích dẫn, tham chiếu và sử dụng tài liệu tham khảo.
  • Chương này có độ dài không quá 1 5 trang

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN VỊ

Ví dụ: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ABC

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Ví dụ: PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ABC

  • Nội dung bao gồm:
  • Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
  • Chức năng và lĩnh vực hoạt động
  • Tổ chức sản xuất kinh doanh
  • Tổ chức quản lý của đơn vị
  • Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
  • Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
  • Các nội dung khác. . . [tuỳ theo lĩnh vực của đề tài]
  • Phần này có độ dài không quá 10 trang.

PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TẠI DOANH NGHIỆP

Ví dụ: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ABC

  • Nội dung bao gồm: .
  • Mô tả, phản ánh tình hình thực tế liên quan đến đề tài tại đơn vị
  • Phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị
  • Phần này có độ dài không quá 15 trang.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU

Ví dụ: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ABC

  • Nội dung bao gồm:
  • Nhận xét, đánh giá: So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn ở đơn vị để trình bày các ưu, nhược điểm.
  • Các giải pháp : Đưa ra các ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đề xuất đơn vị hoàn thiện.
  • Chương này có độ dài khoảng 10 đến 15 trang.

v KẾT LUẬN

Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài [1 trang]

v PHỤ LỤC

v TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bố cục của chuyên đề:

  • Nội dung chính của chuyên đề từ “Mở đầu’ cho đến “Kết luận” khoảng 60 trang [không kể các trang sơ đồ, bảng biểu, phụ lục]. Phân bố độ dài các chương tương đối đồng đều.

3.2. Hình thức trình bày [Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp]

  • Quy định định dạng trang :
  • Khổ giấy: A4
  • Canh lề trái 3 cm; canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2,5cm.
  • Cách dòng [Line Spacing] : 1,5 lines;
  • Font chữ Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
  • Đánh số trang:
  • Từ trang bìa đến trang “Mục lục ” đánh chữ số La Mã thường [i, ii, iii,iv…]
  • Từ “Mở đầu” đến phần “Kết luận ” đánh theo số [1, 2, 3. . .]. Đánh số trang ở giữa của lề dưới.
  • Đánh số các đề mục: Mục I, 1, a, b, …
  • Đánh số bảng, đồ thị, hình, sơ đồ:
  • Mỗi loại công cụ minh họa [bảng, đồ thị, hình, sơ đồ…] được đặt tên và đánh số thứ tự trong mỗi chương có sử dụng loại công cụ bảng, đồ thị, hình, sơ đồ để minh họa. Số đầu là số chương, sau đó là số thứ tự của công cụ minh họa trong chương đó.

Ví dụ :

Bảng 1.2: Bảng tính giá thành, có nghĩa là Bảng số 2 ở chương 1 có tên gọi là “Bảng tính giá thành”;

Bảng 2.4: Phân loại chi phí, có nghĩa là Bảng số 4 trong chương 2 có tên gọi là “Phân loại chi phí”;

Đồ thị 1.1 :  Phân tích điểm hòa vốn, có nghĩa là Đồ thị số 1 trong chương 1 có tên gọi là “Phân tích điểm hòa vốn”

3.3. Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo [Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp]

3.3.1 Trích dẫn trực tiếp

  • Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn

VD: Ông A [1989] cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ”

VD: Ông A, ông B và ông C [1989] cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ”

  • Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể

VD: “Kế toán là nghệ thuật” [Kế toán tài chính, 2002, nhà xuất bản, trang   ]

  • Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.

VD:

Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu [N.V An, 2002].

  • Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC

VD:

Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu [N.V. An, T.V.Ba, 2002]

3.4. Hướng dẫn sắp xếp tài liệu tham khảo [Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo các thông lệ sau:

Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ [Việt, Anh, Pháp, Đức Nga, Trung, Nhật. . . ]. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.

  • Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận văn theo thông lệ:
  • Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
  • Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ.
  • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B v.v. . .
  • Tài liệu tham khảo là phải ghi đầy đủ các thông tin sau :
  • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành [không có dấu ngăn cách]
  • [Năm xuất bản], [đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn]
  • Tên sách, luận văn hoặc báo cáo, [in nghiêng, dấu phẩy cuối tên]
  • Nhà xuất bản, [dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo]
  • Nơi sản xuất, [dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo]

Ví dụ : Nguyễn Văn A [2005], Kế toán tài chính, NXB Thống Kê, Hà Nội

  • Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách. . . ghi đầy đủ các thông tin sau :
  • Tên các tác giả [không có dấu ngăn cách]
  • [năm công bố], [đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn]
  • “Tên bài báo”, [đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên]
  • Tên tạp chí [in nghiêng, dấu phẩy ngăn cách]
  • [số] [đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn]
  • Các số trang, [gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu chấm kết thúc]

Ví dụ: Nguyễn Văn A [2006], “Tầm quan trọng của kế toán”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, [Số 3], trang 15 – 18.

  1. Đạo văn [Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Đạo văn dưới bất kỳ hình thức nào đều không được chấp nhận. Những hành vi được xem là đạo văn bao gồm:

  • Cố tình sao chép chuyên đề của sinh viên khác.
  • Sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà không đánh dấu trích dẫn.
  • Không trích dẫn các nguồn đã sử dụng trong chuyên đề.
  • Chuyên đề nào có dấu hiệu của việc đạo văn sẽ bị xử lý tuỳ theo từng trường hợp.
  1. Đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp

Quá hình thực tập sẽ được đánh giá qua 2 nội dung sau:

  • Quá trình thực tập: 3 điểm
  • Chuyên đề tốt nghiệp: 7 điểm

Trong đó :

  • Nội dung chuyên đề: 5 điểm

Mục tiêu, phạm vi đề tài rõ ràng

Xây dựng cơ sở lý luận đầy đủ, phù hợp, súc tích

Kết cấu hợp lý

Mô tả đầy đủ và đánh giá sâu sắc tình hình thực tế của doanh nghiệp

Nhận xét, đề xuất và kết luận có tính thuyết phục.

  • Hình thức trình bày : 2 điểm

Hình thức trình bày theo hướng dẫn

Không sai lỗi chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc 632-17

Trên đây là một số nội dụng mẫu báo cáo tốt nghiệp mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài báo cáo tốt nghiệpcác bạn có thể liên hệ Làm thuê báo cáo tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo: 0909232620 nhé!

Video liên quan

Chủ Đề