Hướng dẫn lấy hơi khi bơi

Để được học bơi chuẩn một cách hiệu quả và an toàn nhất, ngoài chuẩn bị các dụng cụ bơi lội an toàn cần thiết như phao bơi, kính bơi,… nắm vững các kỹ thuật cơ bản sẽ giúp bạn tập bơi tốt hơn. Một trong những kỹ thuật cơ bản nhất bạn cần nắm vững, đó là tập thở đúng cách, đúng phương pháp khi bơi lội.

  • Những lợi ích thiết thực từ bơi lội
  • Bơi lội và những lợi ích tích cực cho bà bầu
  • HLV tiết lộ bí quyết bơi lội an toàn và hiệu quả

Có 2 cách thở, đó là thở trên cạn và thở dưới nước. Với mỗi cách thở sẽ có phương pháp luyện tập riêng.

1. Học cách tập thở trên cạn

Thở trên cạn cần có sự kết hợp giữa miệng và mũi. Thông thường, mọi người sẽ hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Tuy nhiên, khi học bơi thì quy trình thở này làm ngược lại, hít thở nhanh bằng miệng và thở ra bằng mũi.

Hãy đứng trên bờ, hít thật nhanh bằng miệng, thở ra bằng mũi liên tục để tạo thói quen rồi mới xuống nước.

2. Tập thở dưới nước

Sau khi đã quen dần với cách thở đã luyện tập được ở trên cạn, bạn nên khởi động cho nóng người sau đó xuống nước để học kỹ thuật nín thở dưới nước. Có thể hiểu rằng nín thở càng lâu càng tốt và bạn sẽ bơi càng xa hơn. Nhưng nhịp thở cần phải đều thì mới bền sức và bơi lâu được. Vì luôn phải có sự chênh lêch áp suất ở dưới nước nên bạn không cần phải há miệng thật to, hóp bụng để lấy hơi. Chỉ cần đơn giản sau mỗi nhịp thở, bạn há miệng to, hơi sẽ tự được lấy vào. Khi hụp xuống nước bạn thực hiện thở hết khí ra bằng mũi, tiếp tục ngoi lên mặt nước để lấy hơi vào bằng miệng.

Hướng dẫn lấy hơi khi bơi

Ngoài ra, với mỗi kỹ thuật bơi khác nhau, bạn cũng có phương pháp thở khác nhau:

Kỹ thuật thở trong bơi ếch và bơi bướm

Cách thở khi bơi ếch và bơi bướm khá giống nhau, đều hít vào bằng miệng khi nhô đầu, sau đó thở ra bằng mũi khi lặn xuống nước. Tuy nhiên trong cách bơi bướm thì cứ hai nhịp đạp chân + 1 nhịp quạt tay mới đến một nhịp thở vì thế mà lượng khí hít vào phải nhiều hơn.

Hướng dẫn lấy hơi khi bơi

Kỹ thuật thở trong bơi sải

Bạn phải lưu ý phải hít vào thật sâu từ những nhịp đầu tiên vì bơi sải rất tốn sức. Kỹ thuật thở trong cách bơi sải khác với bơi ếch và bơi bướm, khi lấy hơi trong bơi sải, bạn quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó để lấy hơi. Bạn sẽ gặp dễ khó khăn khi nghiêng đầu sang bên không thuận, vì là bên không thuận nên bạn dễ bị sặc nước.

Kỹ thuật thở trong bơi ngửa

Trong cách bơi ngửa thì mặt bạn luôn luôn trên mặt nước, thông thường cứ một chu kỳ bơi thì bạn hít vào 1 lần và thở ra một lần. Việc khi bạn hít vào thở ra phải đều đặn với động tác tay và chân, không nên nóng vội thì để nhịp thở được nhịp nhàng hơn, bạn sẽ bơi được xa hơn.

Ai sống mà chẳng thở. Thở là một hành động tự nhiên và vô thức khi mọi người hoạt động trên cạn. Thở trở nên quá quen thuộc đến mức chúng ta chẳng thèm để ý đến nó. Nhưng thở dưới nước lại là chuyện khác. Cũng hít vào, thở ra đó nhưng hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, thở là một kỹ năng riêng cần phải học trong bơi lội và đó cũng chính là điểm khác biệt lớn của bơi lội so với các môn thể thao trên cạn khác.

Thở đúng có ý nghĩa vô cùng lớn khi bơi. Nó ảnh hưởng đến kỹ thuật bơi, độ nổi thân người, độ cân bằng của cơ thể trong nước, lực đẩy của cơ bắp, tính thủy động học của cơ thể và lực cản của nước. Do đó, không ngoa khi nói rằng THỞ ĐÚNG đúng là kỹ năng không thể xem thường! Nếu “lơ là” với chuyện thở trong bơi là lãnh đủ hậu quả. Nhiều người nổi tốt, lướt tốt, đập chân riêng tốt, nín thở đập chân và quạt tay cũng tốt nhưng hễ quay đầu để thở là như “gà mắc tóc”, để rồi cuối cùng, những điểm tốt riêng biệt đều trở thành vô nghĩa.

Hướng dẫn lấy hơi khi bơi

Người bơi hoạt động ngay trên bề mặt nước với nửa trên là không khí, nửa dưới là nước; không hoàn toàn chìm hẳn dưới nước như loài cá, cũng chẳng hoàn toàn trên cạn như con người bình thường. Vì vậy, cách thở của người bơi khác với cách thở của loài cá (thở bằng mang), và cũng khác với cách thở của người hoạt động trên cạn. Trên cạn, mọi người hít vào và thở ra đều trong môi trường không khí, còn người bơi thì hít vào trong môi trường không khí nhưng thở ra lại trong môi trường nước. Về cơ bản, cách thở của người bơi có 2 điểm khác biệt sau:

1. Phải tập trung vào pha thở ra, chứ không phải pha hít vào.

Sai lầm của người mới học bơi là thường hay nín thở ở dưới nước và mọi sự tập trung của họ là “chờ đợi” đưa mặt ra khỏi nước để lấy hơi. Họ tập trung vào việc hít vào trong không khí hơn việc thở ra trong nước. Khi họ quay đầu sang bên để thở, miệng họ vẫn ngậm chặt, sau đó “phì một hơi” qua miệng rồi mới hít vào. Giáo viên có thể thấy một chút nước phun ra gần miệng khi người bơi mắc lỗi này. Lỗi này làm cho người bơi cảm thấy căng thẳng, hơi thở nông, mau mệt và động tác bơi bị lỗi nhịp.

Hướng dẫn lấy hơi khi bơi

Cách thở đúng là tập trung thở ra bằng mũi khi mặt ở trong nước. Nếu thở hơi ra hết trong nước thì khi quay đầu sang thở, phổi của bạn hầu như rỗng và chỉ cần bạn mở miệng ra là không khí tự động “ùa vào” phổi.

Cũng chính vì tập trung vào pha thở ra nên thời gian thở ra trong bơi kéo dài hơn thời gian hít vào. Trên cạn, hầu hết mọi người đều quen với việc hít thở theo tỷ lệ 1:1, với việc hít vào và thở ra có chiều dài xấp xỉ bằng nhau. Ở trong nước, hít thở thường theo tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1 với thời gian thở ra dài gấp đôi hoặc gấp ba thời gian hít vào. Tỷ lệ này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào kiểu bơi.

2. Thở phải phối hợp tốt với các chuyển động khác

Động tác thở trên cạn không chịu sự chi phối nhiều bởi các chuyển động của tay, chân, đầu, cổ. Bạn không cần suy nghĩ là đi bước này sẽ hít vào, đi bước kia sẽ thở ra; hoặc vung tay này sẽ hít vào, vung tay nọ sẽ thở ra. Động tác thở ở dưới nước thì khác: bạn phải phối hợp các chuyển động với thở. Cho dù bơi ếch hoặc bơi sải, bơi bướm hoặc bơi ngửa, thở ra và hít vào phải đồng bộ với các cử động của tay và chân, dẫn đến có những cách thở khác nhau cho từng kiểu bơi.

Tại sao không lấy hơi được khi bơi ếch?

Rất nhiều người tập bơi ếch khi ngoi lên lấy hơi có thói quen ngước đầu về phía trước. Lỗi này gây ra diện tích cản nước lớn, gây áp lực đến phần thân sau, từ đó dẫn đến đau khớp cổ.

Làm sao để lấy hơi khi bơi?

Nguyên tắc khi lấy hơi – thở: Lấy hơi đúng cách sẽ giúp bạn không bị mệt, oải và đuối nước khi bơi. Khi bơi bạn phải hít không khí vào bằng miệng và thở ra từ mũi lẫn miệng. Quy tắc luôn được tuân theo ở đây là “Khi miệng tiếp xúc với không khí hãy hít vào bằng miệng. Còn nếu ở dưới hãy thở ra từ từ bằng mũi và miệng”.

Làm sao để nước không vào mũi khi bơi?

Học cách tránh hít nước bể bơi vào mũi: học hít một hơi dài trước khi xuống nước, điều phối cách bơi bằng cách mỗi lần hít hơi vào đường thở là mũi đang ở trên mặt nước, bơi thay đổi tư thế nghiêng từ bên này sang bên kia.

Tại sao khi biết bơi lại có thể nổi trên mặt nước?

Do cơ thể người có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, lực đẩy Ácsimét sẽ làm người nổi lên. Do đó, bạn sẽ nổi trên mặt nước không cần cử động nếu bạn biết cách đặt cơ thể ở vị trí thích hợp.