Hướng dẫn tiêm phòng dại cho chó Informational

Hiện nay, bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương, kể cả ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về bệnh dại. Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do dại trên người chủ yếu là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin. Nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.

Hãy rọ mõm cho chó khi dắt chó ra đường [ảnh internet]

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: * Đối với vật nuôi: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; Không thả rông chó, mèo; phải xích, nhốt; nếu chó ra đường phải được rọ mõm. Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch. * Đối với con người: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo; Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy theo tình trạng động vật, tình trạng vết cắn, vị trí vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng mà người bệnh được dùng vắc xin hoặc dùng vắc xin kết hợp với huyết thanh kháng dại [HTKD]. Việc khám và điều trị dự phòng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị con vật cắn. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng vết cắn, vị trí cắn, thời gian từ khi bị cắn đến khi được tiêm vắc xin, loại vắc xin, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Trong vòng 6 tháng sau tiêm vắc xin, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia ... đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sỹ biết việc mình đang tiêm phòng dại.

Khi bị chó, mèo cắn hãy đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin [ảnh internet]

* Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn

Tình trạng vết cắn Tình trạng súc vật [kể cả súc vật đã được tiêm phòng] Điều trị Tại thời điểm cắn Trong 15 ngày Da lành Không điều trị Da bị xước ở gần thần kinh trung ương Bình thường Tiêm vắc xin Có triệu chứng dại Tiêm HTKD và vắc xin dại Da bị xước nhẹ xa thần kinh trung ương Bình thường Theo dõi súc vật. Ốm, triệu chứng dại Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương Không theo dõi được con vật Tiêm vắc xin ngay. Có triệu chứng dại Tiêm HTKD và vắc xin - Vết thương gần não - Vết thương sâu, nhiều - Vết thương vùng đầu chi, - Bình thường - Không theo dõi được con vật Tiêm HTKD và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt

Như vậy, nguy cơ mắc bệnh dại rất cao khi bị chó, mèo cắn, cào xước tổn thương da. Do vậy, khuyến mọi người dân: - Khi bị chó, mèo cắn phải khẩn trương đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật [chủ yếu là chó] là biện pháp hiệu quả và quan trọng để phòng chống bệnh dại. - Mỗi chúng ta cần phát huy hơn nữa ý thức cá nhân cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Cùng nhắc nhở nhau về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, cách phòng tránh bệnh dại và cùng thực hiện cam kết 5 không: Không nuôi chó, mèo mà không tiêm phòng dại; Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi chó, mèo thả rông; Không để chó, mèo cắn người; Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường./.

Anh Tài

Xin được hỏi là theo quy định thì yêu cầu chung đối với việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nhằm phòng chống bệnh dại là gì? Mong được giải đáp.

1. Yêu cầu chung đối với việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo

Căn cứ Tiểu mục a Mục 2 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 [ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021] quy định yêu cầu chung đối với việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nhằm phòng chống bệnh dại như sau:

- Đối tượng và phạm vi tiêm phòng: Toàn bộ đàn chó, mèo nuôi trong địa bàn cấp xã; chó, mèo đã tiêm vắc xin Dại nên được đánh dấu để nhận diện [vòng đeo cổ].

- Thời điểm và tần suất: Hằng năm, ưu tiên tiêm vào trước thời điểm nắng nóng, trước mùa hè. Tổ chức tiêm vắc xin Dại cho trên 70% đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi, bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm trong giai đoạn 2022 - 2025; tiêm vắc xin Dại cho trên 80% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm trong giai đoạn 2026 - 2030; thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh.

- Sử dụng vắc xin: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin hoặc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Tổ chức tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo

Căn cứ Tiểu mục b Mục 2 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 [ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021] quy định việc tổ chức tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo nhằm phòng chống bệnh dại như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí; phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên phạm vi cấp tỉnh đồng loạt vào cùng một thời điểm; chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bắt chó, mèo để tiêm vắc xin Dại.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí các lực lượng thống kê đàn chó, mèo nuôi; tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó, mèo chủ động kinh phí tiêm vắc xin Dại; phối hợp với cơ quan thú y để triển khai tiêm vắc xin Dại đảm bảo đạt yêu cầu, phối hợp tổ chức hướng dẫn, giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại, đánh giá kết quả tiêm phòng, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại khu vực đã tổ chức tiêm phòng.

- Nhân viên thú y cấp xã, những người có chứng chỉ hành nghề thú y, các cơ sở có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh cho chó, mèo thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo, cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng và báo cáo số liệu tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương theo quy định.

Tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn bao lâu?

Vết thương có thể rửa xối dưới vòi nước sạch 15 phút, rửa với chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, sữa tắm..., sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn I-ốt, Betadin. Nếu tiêm phòng trong vòng 6 giờ được gọi là tiêm phòng sớm, tiêm sau 6 giờ là tiêm phòng muộn.

Tiêm phòng dại chó chó kiêng những gì?

– Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần. – Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh. – Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.

Tiêm phòng bệnh dại chó chó bao nhiêu tiền?

Giá vacxin phòng dại dao động từ 250.000 – 350.000 đồng/liều cho vắc xin và từ 500.000 – 700.000 đồng/ml/kg thể trọng cho huyết thanh kháng dại, tuy nhiên giá có thể khác nhau tùy theo cơ sở y tế và lựa chọn của khách hàng. Người bị chó cắn mà chưa được tiêm phòng dự phòng cần tiêm phòng dại.

Tiêm phòng 7 bệnh chó chó con giá bao nhiêu?

Giá tiêm phòng cho chó con với vacxin 5 bệnh: khoảng 180.000 - 200.000 đồng/mũi. Giá tiêm phòng cho chó con với vacxin 7 bệnh: khoảng 230.000 - 300.000 đồng/mũi.

Chủ Đề