Hướng dẫn trồng cây húng quế

Là một trong những loại rau gia vị được ưa chuộng nên nhiều người trồng húng quế tại nhà để gia đình luôn có rau sạch sử dụng khi cần. Hãy cùng KhuyenNongTPHCM tìm hiểu xem ngoài tác dụng làm cho món ăn thêm đậm đà chúng còn những công dụng gì đối với sức khỏe nhé! Hơn nữa, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và lưu ý một số điều khi dùng loại rau thơm này. Cùng tìm hiểu nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều điều bổ ích đối với bạn!

Rau húng quế là loại rau thơm phổ biến.

Đây là một trong những loài rau bản địa của khu vực Đông Nam Á. Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum var. thyrsiflora.

Lá có kích thước nhỏ, hình bầu dục với đỉnh nhọn. Thân lá màu tím. Cây gia vị này có hoa, chúng ra hoa màu hồng – tím.

Nhờ mùi hương thơm đặc trưng và vị hơi cay, lại có thể nấu dưới nhiệt độ cao nên chúng được dùng để làm gia vị trong nhiều món ăn như bún, phở hay các món gỏi,…

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống húng quế khác nhau với sự đa dạng về màu sắc cũng như mùi vị khác nhau đôi chút. Chính vì vậy mà việc phân định rõ ràng từng loại cũng khá khó khăn.

Như đã đề cập bên trên, loại rau này có tác dụng như một loại phụ gia giúp món ăn thêm đậm đà từ món nộm, gỏi hay những món nước như bún bò, phở bò,… làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và bắt mắt hơn.

Ngoài ra, chúng còn được biết đến với nhiều công dụng trong Đông y như sau:

  • Kích thích tiêu hóa: Nhờ vào lượng tinh dầu có tính ấm của chúng mà giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa;
  • Tăng cường chức năng miễn dịch: bằng cách kết hợp rau húng quế với mật ong sẽ giúp giảm mệt mỏi cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và tăng tuổi thọ;
  • Kháng khuẩn: Theo nhiều nghiên cứu khác nhau đều cho thấy tinh dầu của loại rau thơm này có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây hại như khuẩn hình que, khuẩn tụ cầu. Chính nhờ vậy mà chúng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên hữu hiệu;
  • Ngoài ra, người ta còn tìm thấy tác dụng giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ tim mạch, lợi sữa, phòng ngừa sâu răng và chống trầm cảm hiệu quả của húng quế.
Món dạ dày xào húng quế dậy mùi hấp dẫn.

Để có được những bụi rau phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng và cho nhiều lá, bạn thực hiện trồng như sau:

Đây là loại rau thơm có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhung nếu bạn trồng húng quế vào những tháng thời tiết mát mẻ, cây sẽ trưởng thành nhanh chóng hơn. Cụ thể:

  • Nếu ở miền Nam: Bạn nên gieo hạt vào khoảng tháng 11 và 12 và trồng vào tháng 1 và tháng 2 năm sau.
  • Nếu sống ở miền Bắc: Bạn có thể gieo hạt vào tầm khoảng tháng 2, tháng 3 và đến tháng 4, tháng 5 bạn đem cây đi trồng.

Đất trồng húng quế tốt nhất là loại đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt để hạn chế tình trạng ngập úng rễ dẫn đến chết cây.

Nếu có đất vườn, bạn có thể lên luống và trồng ra đất. Tuy nhiên, nếu bạn ở nhà phố hạn chế về đất trồng thì cũng có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa hoặc chậu cây cảnh để trồng miễn đảm bảo tính thoát nước là được.

Với loài cây này bạn có 2 cách trồng phổ biến là dùng hạt giống và dùng cành. Tùy theo tình hình và sở thích mà bạn chọn phương pháp phù hợp.

  • Cách trồng rau húng quế bằng hạt: Áp dụng với những mô hình trồng nhỏ lẻ như trồng rau tại nhà. Sau khi đã chuẩn bị đất trộn với phân chuồng, bạn san phẳng mặt đất và gieo hạt giống vào. Khi cây phát triển, bạn chăm sóc cẩn thận và tỉa dần những cây mọc dày ăn trước. Để lại những cây với khoảng cách tầm 20cm, nuôi cây cao lớn và thu lá.
  • Cách trồng rau húng quế bằng cành: Đây là phương pháp có thể áp dụng để trồng trên cả diện tích rộng hoặc nhỏ. Lưu ý chọn cây giống khỏe mạnh, thân to khỏe, không sâu bệnh và lá xanh tốt tự nhiên. Cắt 1 đoạn đầu ngọn non khoảng 3 – 3cm, ngắt bỏ tất cả lá bên dưới, chỉ chừa lại 2 lá mầm ở trên đỉnh ngọn. Đặt những cành húng quế vào chậu nước và đặt chậu nơi có nhiều ánh nắng. Khoảng 2 tuần sau, bạn sẽ thấy xuất hiện rễ cây. Lúc đó bạn có thể đem trồng chúng vào đất đã chuẩn bị.
Dùng phương pháp gieo hạt.

Đối với cây con, mỗi ngày bạn tưới 1 – 2 lần tùy vào tình hình thời tiết. Khi cây đã trưởng thành bạn có thể giảm số lần tưới.

Tuyệt đối không tưới nước ban đêm, chỉ nên tưới vào sáng sớm và chiều mát vì đất ẩm ướt qua đêm dễ sinh nấm bệnh làm hại cây.

Vào những ngày mưa, bạn lưu ý vấn đề thoát nước kịp thời để cây không bị úng nước.

Quá trình tưới nước bạn có thể kết hợp với làm cỏ để giảm sự thất thoát dinh dưỡng cho húng quế.

Bạn trồng ăn tại nhà nên tốt nhất là dùng những loại phân bón hữu cơ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt cây húng quế ưa nước bánh dầu. Tùy thời điểm mà bạn bón lượng bánh dầu phù hợp cho cây.

Sau khi trồng 7 – 10 ngày bạn nên bón phân đợt 1. Cứ cách 10 ngày bạn lại bón thêm 1 đợt phân cho cây.

Trước khi bón bạn ngâm bánh dầu trong nước từ 10 – 15 ngày để chúng rã hoàn toàn rồi mới sử dụng.

Nên tỉa cành lá thường xuyên để cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Nếu cây bị sâu bệnh tấn công, bạn nên dùng thuốc trừ sâu sinh học để xử lý. Bạn có thể tự làm hoặc mua trên thị trường đều rất tốt. Hạn chế dùng thuốc hóa học.

Hạn chế dùng phân bón hóa học để không ảnh hưởng sức khỏe và môi trường.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể thu cành hoặc lá.

Sau mỗi đọt thu hoạch quá ½ lượng lá trên cây, bạn nên bón phân bổ sung dưỡng chất giúp cây nhanh hồi sức và tiếp tục cho lá.

Húng quế là loại rau thơm và còn có chứa dược tính quan trọng nhưng nếu dùng không hợp lý có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Dùng với lượng quá nhiều trong một thời gian ngắn dẫn đến thừa Eugenol – một loại chất khiến bạn ho, thở dốc và tiểu ra máu,…
  • Đối với phụ nữ dùng rau này với liều lượng cao dễ gây co thắt tử cung đối với thai phụ hoặc làm hạ đường huyết hoặc loãng máu.

Do vậy mà bạn đặc biệt là những phụ nữ có thai phải hết sức lưu ý. Ngoài ra, người bị chứng máu khó đông hay những người có tiền sử hạ đường huyết đều cẩn thận.

Dùng với lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Tóm lại đây là một loại rau gia vị quan trọng, chúng còn giúp điều trị 1 số bệnh nhưng không nên dùng nhiều. Cách trồng húng quế lại không cầu kỳ, bạn chỉ cần thực hiện những bước đơn giản là cả nhà sẽ sớm có rau sạch sử dụng. Hy vọng những kiến thức trên có ích đối với bạn người thân.

Chúc bạn và gia đình luôn có những bữa ăn ngon!

Rau quế hay còn gọi là rau húng quế có mùi thơm nên thường được sử dụng làm rau gia vị. Không những thế, húng quế còn có thể chữa được một số bệnh thông thường. Hiện nay cây rau quế còn được trồng vào các chậu nhỏ để xua đuổi muỗi. Vậy cách trồng rau quế như thế nào?

Xin mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của mình nhé, nó sẽ giúp ích cho bạn đấy.

1. Chuẩn bị đất trồng

Rau quế thích hớp với vùng đất thịt, thoáng, xốp, thoát nước tốt, đặc biệt là có nhiều nắng thì mùi thơm mới được đặc trưng.

Đừng quên chọn những loại đất sạch để trồng rau. Như thế cây vừa đủ dinh dưỡng mà bạn lại yên tâm hơn về chất lượng của rau

2. Chuẩn bị giống

Bạn có thể sử dụng hạt để trồng hoặc cành giâm. Tuy nhiên sử dụng cành dâm sẽ nhanh được thu hoạch hơn. Hạt giống và cành giâm có bán tại các vườn ươm cây giống, một số cửa hàng nông nghiệp hay tại các vường đang trồng.

3. Cách trồng rau quế

3.1. Trồng bằng phương pháp giâm cành

Chọn những cây phát triển tốt, thân cây cứng cáp, khỏe khoắn. Cắt trên cây những đoạn cành dài 3-5 cm, sau đó đem giâm xuống đất, cắm sâu 3-4cm.

Mỗi cành giâm cách hau 20-30cm. Trước khi giâm càn xuống cần phun chế phẩm sinh học xử lý nấm bệnh trước 2-3 ngày. Trước 1 ngày tưới ẩm đất để dễ cắm cây.

3.2. Trồng bằng hạt

Trước tiên bạn cần ươm giống. Bạn nên sử dụng xơ dừa sạch đã xả chát cho vào khay xốp 40-50 lỗ để ươm cây vì trong giai đoạn mọc mầm.

Cây con chỉ cần đủ nước để sinh trưởng. Sau khi cây đã có được vài lá thật thì pha thêm phân với một lượng rất nhỏ đạm và lân để tưới cho cây để kích thích ra rễ non.

Tỉa bớt một số cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn. Khi cây được 5-6 lá thật thì đem ra trồng.

Ươm cây giúp kiểm soát được sự phát triển của cây

4. Chăm sóc

4.1. Tưới nước

Tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát ở giai đoạn mới giâm cành hoặc mới ra cây con để cây bén rễ.

Sau khi cây phát triển ổn định tưới mỗi ngày 1 lần đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.

4.2. Bón thúc

Vì rau quế là rau ăn lá nên bạn cần bổ sung thêm ít phân đạm cho cây phát triển tốt. Bạn có thể chia làm 2 lần bón:

Lần 1: Sau 15 ngày giâm cành. Lần 2: 25 ngày sau giâm cành.

Sử dụng bánh dầu đậu nành để tươi cho cây vừa an toàn lại vừa đảm bảo cây phát triển tốt, hoặc bạn có thể sử dụng phân urê pha loãng đê tưới

Bổ sung thêm dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh hơn

4.3. Phòng trừ sâu bệnh

Rau quế bị bệnh chủ yếu là cháy lá do nấm nên cần phòng trị sớm để tránh lây lan cả vườn.

Bạn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học phùn phòng định kỳ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Thường xuyên thăm vườn, nhổ bỏ các cây bị nấm bệnh nặng.

Lưu ý: Ngưng bón phân, phun thuốc trước khi thu hoạch 10-14 ngày.

5. Thu Hoạch

Thu hoạch rau quế khi cây phát triển tốt cao từ 30-50cm, thu hoạch trước khi cây ra hoa.

Chỉ thu hoạch 2/3 chiều cao cây, chừa gốc khoảng 5cm để cây ra chồi tiếp thu hoạch cho lần sau.

Trên đây là bài viết cách trồng rau quế của mình, bạn đã sẵn sàng bắt tay vào trồng ngay chưa? Bạn sẽ có ngay một vườn rau quế thơm ngát, xanh tươi.

Chúc các bạn thành công!

–> Xem thêm bài viết Cách trồng rau ăn lá đơn giản ngay tại nhà

–> Xem thêm bài viết Cách trồng rau ngổ tại nhà ăn mỗi ngày

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline:0911 59 49 69 [Mr Ánh] – 0961 59 49 69 [Mr Toàn]

Video liên quan

Chủ Đề