Hướng dẫn xử lý ip public email bị block blacklist

Viettel IDC Help Center Chào mừng Quý khách đến với trang Thông tin Hỗ trợ dịch vụ của Viettel IDC. Tại đây Quý khách có thể tìm thấy những thông tin, tài liệu sử dụng dịch vụ của Viettel IDC.

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng & sử dụng dịch vụ của Viettel IDC. --

Khi cần hỗ trợ, Quý khách vui lòng liên hệ Dịch vụ khách hàng 24/7:

  1. Email: [email protected]
  2. Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
  3. Gửi yêu cầu tại: https://viettelidc.com.vn/lien-he

- Đội ngũ Hỗ trợ Viettel IDC -

Không như Web Hosting, máy chủ (server), VPS, Dedicate, Colocation là dạng dịch vụ mà khách hàng thuê phải tự quản trị và vận hành các phần mềm bên trong. Nếu không quản lý tốt, Server của bạn sẽ lâm vào tình trạng phát tán thư rác với số lượng lớn. Trong trường hợp này, các hệ thống máy chủ khác như Yahoo, Gmail, Hotmail và các máy chủ nhận Email nói chung sẽ ngăn chặn không nhận Email từ Server của bạn.

Blacklist là tên thường gọi của các tổ chức thống kê các máy chủ gởi thư rác. Các tổ chức này là phi lợi nhuận, họ làm việc độc lập không chịu ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan hay chính phủ nào. Họ dùng nhiều biện pháp để bắt được IP của bạn, đơn giản là:

  • Nhận thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ (ISP/HP) Email phối hợp
  • Các phản hồi từ người sử dụng đã từng nhận Email rác từ máy chủ của bạn (giống như bạn đánh dấu Spam/Junk trong Yahoo/Gmail/Hotmail)
  • Họ giăng bẫy (spam traps) bằng cách sử dụng nhiều địa chỉ ngẫu nhiên, nếu máy chủ của bạn gởi email vô những địa chỉ này thì đương nhiên được xem là thư rác.

Các tổ chức này làm việc theo quy tắc riêng của họ, vì vậy một số tổ chức không được các ISP/HP đánh giá cao, dữ liệu của họ không đáng tin cậy. Vô hình chung, việc này trở thành con dao 2 lưỡi, Server IP tốt thì lại bị đánh giá xấu. Một số tổ chức yêu cầu bạn phải trả tiền để gỡ ra, những tổ chức này không đáng tin, bạn không nên làm điều này. Đa số còn lại đều có trang cho bạn gởi yêu cầu gỡ ra hoặc nó sẽ tự động tháo gỡ sau vài ngày nếu không nhận thấy IP của bạn tiếp tục gởi thư rác.

Kiểm tra IP của bạn

Có nhiều website cung cấp công cụ cho bạn thực hiện kiểm tra tức thời và định kỳ, bạn có thể bắt đầu với:

  • whatismyipaddress.com – Link: http://whatismyipaddress.com/blacklist-check
  • MXToolBox.com – Link: http://www.mxtoolbox.com/blacklists.aspx
  • Một ví dụ kiểm tra với IP 112.213.87.88:

Nếu dính vào Blacklist nào, bạn sẽ thấy biểu tượng màu đỏ, Click vào đó để biết hướng dẫn và cách tháo gỡ.

Gỡ IP ra khỏi Blacklist

Chúng tôi chỉ đề cập một vài Blacklist nổi tiếng, đáng tin cậy và thường được các ISP/HP sử dụng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này, bạn phải chắc là bạn đã xử lý vấn đề trên máy chủ của mình. Lưu ý rằng:

C1- Mail offline: mail từ internet sẽ gởi vào 1 mail server trung gian, sau đó ta cấu hình cho mail server trong mạng LAN connect vào server trung gian download mail về, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, internet chập chờn, điện đóm lúc có lúc không …

C2 – Mail Online: mail từ internet sẽ gởi thẳng vào server trong mạng LAN, muốn vậy ta phải chỉnh MX record (trong DNS của nơi bán domain) về IP mặt ngoài của Firewall (hoặc router DSL) và NAT port 25 của Firewall (hoặc router DSL) vào mail server trong mạng LAN

2 – Out Going (outbound) - chiều mail ra: cũng có 2 cách

C1 – Phân mail trực tiếp bằng cách truy vấn DNS của Domain đích -> xác định MX record của domain đích -> đẩy mail vào port 25 của mail server domain đích, phù hợp với IP tĩnh và không nằm trong blacklist.

C2 – Relay: forward mail sang một mail server khác để mail server này chuyển đi giúp ta.​

II. Mail online.

– Tạo MX record trên domain manager trỏ về IP tĩnh đã có. – Tại line ADSL có IP tĩnh đó, setup 1 mail server bằng MDaemon *NAT inbound port 25 connect into Mail Server *Nếu có đường truyền cố định, chất lượng tốt (LEASE LINE) thì mới ngon *Lưu ý: ADSL với dynamic IP vẫn có thể làm Mail online, nhưng chỉ để test chơi thôi! – Dùng web sites DynDNS.org hay No-ip.com để gán dynamic DNS, trong domain manager, trỏ MX record ve dynamicDNS.​

III. Backup Mail

Với Outlook Express: Vào tools /Option / Chuyển sang thẻ Maintenance / Store Folder . Bạn nhìn đường dẫn đó và copy toàn bộ folder Outlook Express đó sang một patition khác là xong, lần sau muốn backup lại thì chỉ việc làm như trên và change đường dẫn đến cái folder bạn đã backup là xong .

Với MS outlook : bạn vào Tool / Option / Chuyển qua thẻ Mail Setup /ở dưới có phàn data file . bạn copy file outlook.pst đó sang thư mục khác. Lần sau muốn khôi phục lại chỉ cần vào file/open và chỏ đến file đã backup là xong .​

IV. IP bị Blacklist

Việc IP bị đưa vô Black list do nhiều lý do , thông thường là do Server mail bị nhiễm virus, spam rồi tự động phát tán. Hoặc do một tổ chức chống spam liệt nguyên một dải IP vô trong black list ( xui xẻo mình bị list vô thôi ) .

Để remove thì có một vài cách:

– Khi mail mình bị liệt vô Blacklist, khi gửi đi nó sẽ bị trả về và trong đó nó sẽ hướng dẫn cách mình remove – Vô một số link sau để lookup xem IP của mình có bị vô Blacklist​

- Tham khảo thêm một số trang sau:​

  1. Smart Host

Sử dụng Smart Host có nghĩa là mình muốn Root mail của mình đến một nhà cung cấp dịch vụ nào đó nhờ họ chuyển mail của mình đi dùm. Có thể gọi là Relay Mail. Nhận thì không cần dùng Soft gì cả chỉ cần việc đầu tiên là vào Domain Control Panel trỏ MX Record về IP Public nơi muốn nhận Mail. Rồi từ đó vào trong Router ADSL, NAT Port 25 vào trong máy Exchange. Sau đó nslookup thử xem có phân giải được ra IP public của mình không là OK rồi. Công việc đó là do mình làm chứ không ai làm dùm mình cả.​

VI. Relay mail Exchange

Vô dnsexit.com mua 1 cái account rồi relay mail vô. Khi bạn có 1 domain và 1 IP tĩnh thì nơi quản lý domain sẽ tạo 1 bản ghi A trỏ vào IP của bạn còn nơi quản lý IP sẽ tạo 1 bản ghi PTR trỏ vào domain của bạn. Khi bạn gửi mail đến 1 địa chỉ nào đó thì mail server đó sẽ kiểm tra xem domain đó có đúng là được gán cho địa chỉ IP tĩnh đó ko. Nếu đúng thì nó sẽ cho mail qua. Nhưng với mail server bật tính năng Reverse Lookups thì nó sẽ còn kiểm tra ngược lại là địa chỉ IP đó có đúng là được phân giải cho domain đó ko. Nếu địa chỉ IP của bạn ko có PTR record thì khi kiểm tra thấy ko đúng nó sẽ ko cho mail qua hoặc sẽ đánh dấu là thư rác.​

VII. SPF

Chuẩn SPF cũng yêu cầu người gửi thư điện tử phải sửa đổi DNS để cho biết máy chủ nào có thể gửi thư từ một tên miền Internet nhất định. Tuy nhiên, SPF chỉ kiểm tra sự giả mạo khi bức thư trong quá trình chuyển thư hay còn gọi là ở mức “ngoài phong bì”, xác minh địa chỉ “phản hồi” của một bức thư, thường được máy chủ nhận thư gửi trở lại trước khi tiếp nhận phần nội dung thư, sau đó sẽ thông báo tới máy chủ nhận thư để loại bỏ bức thư.​