Hươu cao cổ có sừng không

Các nhà khoa học tại Trường ĐH Cape Town (Nam Phi) mới đây đã phát hiện một giống loài mới, được xem là tổ tiên của hươu cao cổ hiện nay. Loài này có tên gọi "Discokeryx xiezhi", sống cách đây 16,9 triệu năm. Thời đó, chúng thường lang thang ở khu vực ngày nay được xác định thuộc miền Bắc Trung Quốc.

Đáng chú ý, "Discokeryx xiezhi" được xem là tổ tiên của hươu cao cổ hiện đại nhưng có ngoại hình tương đối khác biệt. Chúng sở hữu chiếc cổ ngắn, có thân hình vạm vỡ, hộp sọ rất dày và tập tính loài cực kỳ hiếu chiến. Xiezhi trong tiếng Hoa có nghĩa là "tỳ hưu", là loài vật thần thoại có một sừng.

Dựa trên kích thước của các hóa thạch cho thấy "Discokeryx xiezhi" chỉ cao như một con cừu trưởng thành. Chiếc cổ của nó cũng chỉ tương đương các loài động vật có vú khác sống trên cạn với kích thước tương ứng. Đặc biệt, khớp đầu - cổ của loài vật này thuộc loại phức tạp hàng đầu của động vật có vú.

Hươu cao cổ có sừng không

Diện mạo của "hươu cổ ngắn" (trước) và hươu cao cổ hiện nay (sau). Ảnh minh họa CNN

"Các đặc điểm trên rất lý tưởng để ‘Discokeryx xiezhi’ giao tranh với nhau bằng cách húc trực diện bằng đầu khi giành vị trí đầu đàn hoặc quyền giao phối với con cái" - các nhà nghiên cứu nhận định - "Chính sự cạnh tranh khốc liệt này đã thúc đẩy loài hươu cao cổ hiện đại tiến hóa với chiếc cổ dài và xương hộp sọ nhỏ hơn, nhằm hạn chế những cuộc chiến tay đôi có thể khiến chúng bỏ mạng".

Nhận định đó cũng phù hợp với một giả thuyết cổ xưa rằng trong lịch sử tiến hoá những con hươu cao cổ đực với chiếc cổ dài đã chiếm ưu thế trong các cuộc chiến giành con cái.

Cũng vì thế, theo thời gian, sự chọn lọc giống loài đã thúc đẩy những cá thể còn sót lại tiến hóa với chiếc cổ dài hơn và tập tính của chúng cũng dần thay đổi.

Nhận định trên khác với Charles Darwin khi cho rằng hươu cao cổ đã tiến hóa với chiếc cổ dài là do sự cạnh tranh về nguồn thức ăn. Nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh từng khẳng định hươu cao cổ đã nhận ra được lợi thế về chiều cao sẽ giúp chúng dễ dàng lấy thức ăn từ những tán lá cây nằm ngoài tầm với của loài động vật khác. Từ đó, hươu cao cổ ngày càng tiến hóa để có 4 chân và chiếc cổ dài hơn.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường ĐH Cape Town về loài "Discokeryx xiezhi" đã được công bố trên tạp chí Science hôm 2-6.

Hươu cao cổ có sừng vì chúng được sử dụng làm vũ khí trong các cuộc xung đột giữa các loài. Hươu cao cổ đực chiến đấu với những con đực khác để tiếp cận các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như thức ăn, nước uống hoặc bạn tình. Trong khi cả hai giới đều sở hữu sừng, sừng của con đực không có những chùm lông mà sừng của con cái mang. Điều này là do lông và da của con đực bị mòn khỏi sừng khi chúng chiến đấu với những con đực khác.

Trong các trận chiến, hươu cao cổ đực vung đầu vào nhau, cố gắng khiến đối thủ phải nhượng bộ và bỏ chạy khỏi khu vực. Sừng của hươu cao cổ về mặt kỹ thuật được gọi là ossicones. Ossicones bắt đầu là cấu trúc sụn, tuy nhiên, theo thời gian, sụn được thay thế bằng xương và sừng trở nên rất cứng và rắn. Con đực của một số phân loài hươu cao cổ phát triển bộ ossicones thứ hai ngay sau bộ thứ nhất.

Hươu cao cổ là động vật sống trên cạn cao nhất và một số mẫu vật lớn nhất có chiều cao gần 20 feet. Hươu cao cổ đã tiến hóa chiếc cổ dài để có thể nhìn thấy những kẻ săn mồi từ một khoảng cách rất xa và tiếp cận nguồn thức ăn yêu thích của chúng. Hươu cao cổ tiêu thụ nhiều loài thực vật khác nhau, nhưng thức ăn ưa thích của hươu cao cổ là những chiếc lá non, mềm trên tán của cây keo. Hươu cao cổ cần trái tim rất lớn và mạnh mẽ để bơm máu lên cổ và lên não.

TTO - Nghiên cứu mới của Trung Quốc đi ngược lại học thuyết tiến hóa của Charles Darwin về chiếc cổ dài của hươu cao cổ, theo đó cổ hươu dài không liên quan gì đến những chiếc lá non trên cao, mà chỉ để chiến đấu với những con đực khác.

  • Phát hiện hươu cao cổ trắng cực hiếm
  • Hươu cao cổ chính thức vào danh sách loài nguy cơ tuyệt chủng
  • Gặp chim cánh cụt, hươu cao cổ đồng tính để thấy... bình thường thôi mà

Hươu cao cổ có sừng không

Ngày nay, cổ của một con hươu cao cổ có thể dài 2 - 2,5m và nặng tới 300kg - Ảnh: Shutterstock

Hươu cao cổ là loài động vật sống ở châu Phi, rất dễ nhận biết nhờ chiếc cổ dài nổi bật. Các nghiên cứu trước nay đều cho rằng sở dĩ loài động vật này phát triển chiếc cổ dài tới 1/2 cơ thể là do quá trình tiến hóa để thích nghi điều kiện khí hậu khô cằn ở lục địa châu Phi. Thức ăn yêu thích của chúng là lá non trên cây cao, nên cổ dài để vươn tới những cây cao đó.

Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định chiếc cổ đặc biệt của động vật này được tiến hóa qua hàng triệu năm để trở thành một vũ khí hữu hiệu chiến đấu với những con hươu đực khác.

Nhóm nghiên cứu từ Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ nhân loại (IVPP) thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh đưa ra kết luận này sau khi phân tích hóa thạch của một loài hươu cao cổ "kỳ lạ" có tên là Discokeryx xiezhi, sống ở vùng Tân Cương, tây bắc Trung Quốc cách đây 17 triệu năm. 

Loài hươu này vốn có chiếc cổ ngắn nhưng đã tiến hóa thành hươu cổ dài. Chiếc cổ dài với khung xương sống khỏe mạnh giúp chúng có nhiều sức mạnh hơn khi đánh con đực khác trong cuộc chiến giành con cái.

Discokeryx xiezhi chỉ có một ossicone - một cấu trúc xương ở đỉnh đầu - và có hình dạng giống như một chiếc đĩa vòm cung mà không phải hình trụ hoặc nón như hươu cao cổ hiện đại.

Trong công bố trên tạp chí Science ngày 3-6, chuyên gia nghiên cứu Wang Shiqi tại IVPP cho biết: "Cả hươu cao cổ hiện nay và Discokeryx xiezhi đều thuộc họ Giraffoidea. Có nghĩa là mặc dù hình dạng xương hộp sọ và cổ của chúng khác nhau rất nhiều, nhưng cả hai đều liên quan đến các cuộc chiến giành bạn tình của những con đực".

Hươu cao cổ có sừng không

Hình ảnh đồ họa mô phỏng cuộc chiến của loài "hươu cổ dài Discokeryx xiezhi" và hươu cao cổ ngày nay - Ảnh: Wang Yu/Guo Xiaocong

Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin chỉ ra rằng hàng triệu năm trước, hươu cao cổ có chiếc cổ ngắn và cứng. Sự tiến hóa thành chiếc cổ dài hơn cho phép những con hươu ăn được những chiếc lá cây trên ngọn cao nhất trong rừng Savannah châu Phi.

Lý thuyết cho rằng hươu cao cổ với chiếc cổ dài giúp tiếp cận thức ăn cần thiết để tồn tại và truyền mã di truyền của chúng cho các thế hệ tiếp theo vẫn được duy trì đến ngày nay, được giới khoa học tin tưởng.

Tuy nhiên, từ việc quan sát các hành vi của hươu cao cổ, các chuyên gia tại Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng chiếc cổ đóng vai trò như một vũ khí trong cuộc chiến. Hai con hươu đực đánh nhau chủ yếu bằng việc dùng đầu và cổ đập vào nhau. Cổ dài hơn có xu hướng tạo ra nhiều tốc độ và sức mạnh hơn, vì vậy cổ càng dài thì sát thương đối phương càng lớn.

Theo các chuyên gia, kích thước cổ của hươu cao cổ đực có liên quan trực tiếp đến thứ bậc xã hội của chúng, và sự cạnh tranh tán tỉnh là một động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cổ dài.

Phân tích về các khớp nối phức tạp giữa hộp sọ và đốt sống cổ của loài Discokeryx xiezhi cũng cho thấy chúng đặc biệt thích nghi với tác động mạnh khi đầu đối đầu.

Khi đem so sánh hình thái sừng của một số nhóm động vật nhai lại, bao gồm hươu cao cổ, trâu bò, cừu, hươu, nai và linh dương, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự đa dạng về sừng ở hươu cao cổ lớn hơn nhiều so với các nhóm khác. Điều này chỉ ra rằng các cuộc đấu tranh tán tỉnh ở hươu cao cổ thường gay gắt và đa dạng hơn so với các loài nhai lại khác.