Huyện đại lộc chính thức thành lập vào năm nào năm 2024

Vào thế kỷ 15, vùng đất Đại Lộc trực thuộc huyện Điện Bàn (phủ Triệu Phong, đạo thừa tuyên Thuận Hóa). Năm 1604, huyện Điện Bàn được tách khỏi phủ Triệu Phong để hình thành một phủ và hợp cùng với phủ Thăng Hoa lập nên Quảng Nam.

Năm Thành Thái thứ 11 (1899), nhà Nguyễn đã cắt 2 tổng Đại An, Hoài Mỹ của huyện Diên Phước và 3 tổng Đức Hòa, An Phước, Phú Khê của huyện Hòa Vang để thành lập huyện Đại Lộc… Trải qua các giai đoạn lịch sử và nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay huyện Đại Lộc có 18 xã, thị trấn, diện tích gần 580 km2; dân số gần 160.000 người.

Ông Nguyễn Công Thanh, Bí thư Huyện ủy Đại Lộc cho biết, từ một huyện thuần nông, đến nay, Đại Lộc đã “khoác lên mình một chiếc áo mới” với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cở bản và dịch vụ đạt gần 90%. “Truyền thống vẻ vang của quê hương chính là nền tảng vững chắc và là một trong những động lực chủ yếu cho sự phát triển của huyện nhà”, ông Nguyễn Công Thanh đúc kết.

Đọc diễn văn khai mạc, ông Nguyễn Công Thanh - Bí thư Huyện ủy Đại Lộc nhấn mạnh, Đại Lộc là vùng có 2 con sông lớn gồm Thu Bồn và Vu Gia chảy qua. Ngược dòng lịch sử, Đại Lộc trước kia thuộc đất Châu Ô của Chămpa và là “vật sính lễ” của vua Chế Mân dùng để hỏi cưới công chúa Huyền Trân nước Đại Việt vào năm 1306. Từ đó, vùng đất này đã trở thành đất Châu Hóa của quốc gia Đại Việt thời nhà Trần.

Đến thế kỷ 15, dưới triều Lê sơ, vùng đất Đại Lộc trực thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, đạo thừa tuyên Thuận Hóa. Năm 1964, huyện Điện Bàn được tách khỏi phủ Triệu Phong để hình thành một phủ và hợp cùng với phủ Thăng Hoa làm nên tỉnh Quảng Nam. Năm Thành Thái thứ 11 (1899), triều đình nhà Nguyễn cắt 2 tổng Đại An và Hoài Mỹ của huyện Diên Phước và 3 tổng Đức Hòa, An Phước, Phú Khê của huyện Hòa Vang để thành lập huyện Đại Lộc. Sau đó tách thêm xã Phú Thứ Thượng ở tổng An Mỹ, huyện Quế Sơn sáp nhập vào tổng Đại An.

Lúc bấy giờ, huyện Đại Lộc có 5 tổng, 109 xã, phường, châu; bao gồm vùng Bến Giằng và Bến Hiên, tức là 3 huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang, huyện lỵ đặt tại làng Đông Lâm, nay thuộc xã Đại Quang. Đến nay, trải qua các giai đoạn lịch sử và nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Đại Lộc gồm 18 xã, thị trấn, diện tích gần 580km2, dân số gần 160 nghìn người.

Qua 120 năm thành lập với những thăng trầm của lịch sử, nhân dân Đại Lộc đã kiên cường bất khuất trong đấu tranh giai cấp và chống giặc ngoại xâm. Năm 1908, không cam chịu ách bóc lột của thực dân, phong kiến, nhân dân Đại Lộc, đa số là nông dân đã nổi dậy đấu tranh, mở đầu cho phong trào chống sưu thuế diễn ra trời long đất lở khắp các tỉnh miền Trung. Cùng với cả nước, các phong trào yêu nước ở Đại Lộc diễn ra mạnh mẽ.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại Lộc gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Cả huyện có 1.557 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 21 tập thể và 43 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Đại Lộc đã kiên trì vượt qua những khó khăn, thử thách do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.

Huyện đại lộc chính thức thành lập vào năm nào năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng 10 căn nhà cho người có hoàn cảnh khó khăn của Đại Lộc. Ảnh: VOV

Đi lên từ một huyện thuần nông, Đại Lộc đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ đạt hơn 90%. Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành một trong 85 nền nông nghiệp phát triển nhất cả nước. Đến nay, Đại Lộc có 11/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác chăm sóc đối tượng chính sách, người có công được thực hiện tốt. Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác xây dựng Đảng được tăng cường…

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phan Việt Cường ghi nhận những nỗ lực to lớn mà Đảng bộ và nhân dân Đại Lộc qua các thời kỳ đã đạt được; ghi nhận sự đóng góp, hy sinh xương máu của biết bao người con đã ngã xuống để xây dựng một Đại Lộc giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, mạnh về quốc phòng - an ninh, văn minh về đời sống, tinh thần.

Trong giai đoạn phát triển mới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, huyện vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường đề nghị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng để đưa Đại Lộc phát triển, giàu mạnh. Đó là, tập trung phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng huyện theo hướng đồng bộ, kiên cố hóa, xây dựng huyện Đại Lộc trở thành đô thị với kết cấu hạ tầng phát triển hiện đại, văn minh, xem đây là nền tảng cơ bản để mở ra cơ hội phát triển trong giai đoạn mới. Đại Lộc là vùng tiếp giáp với TP.Đà Nẵng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế đông - tây: Việt Nam - Lào - Thái Lan nên cần phải biết phát huy lợi thế này để tập trung thu hút và đón đầu các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhấn mạnh về tiềm năng du lịch to lớn, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nhưng chưa được đánh thức, Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường đề nghị thời gian đến, huyện cần có phương pháp và cách làm để huy động mọi nguồn lực, phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế du lịch. Cùng với phát triển kinh tế, cần quan tâm và làm tốt hơn nữa công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt chính sách đối với người có công cách mạng và thân nhân người có công, chăm lo công tác an sinh xã hội, các đối tượng khó khăn, không để các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau...