Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu Tiểu học trong hè

Kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của giáo viên

KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH MÔN HỌC

LỚP 2/2 - HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022


- Căn cứ vào sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thành phố Biên Hòa về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 - Căn cứ kế hoạch chuyên môn năm học 2021 – 2022 của trường Tiểu học Võ Thị Sáu

- Căn cứ vào tình hình Đánh giá thường xuyên giữa học kì I của lớp 2/2

. Nay tôi xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học của lớp 2/2 ở học kì I năm học 2021 – 2022 như sau:

I- Mục đích yêu cầu:

- Tập trung phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học tại lớp đang học bằng nhiều hình thức. Nhằm tạo điều kiện cho các em phát huy được khả năng học tập, lĩnh hội các kiến thức kĩ năng đạt chuẩn theo quy định. - Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm gần gũi, trực tiếp giúp đỡ, dạy cho học sinh cách học tích cực. Việc theo dõi, giúp đỡ, phụ đạo học sinh nhận thức chậm phải trở thành một nhiệm vụ hàng ngày của giáo viên. - Kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp. - Tạo mọi điều kiện để học sinh được phát huy năng lực học tập, tích cực tư duy sáng tạo trong các giờ lên lớp. - Không còn học sinh không đọc, viết được, tính toán chưa đạt chuẩn vào thời điểm cuối học kì I năm học 2021 – 2022

II- Đặc điểm tình hình:

1- Thuận lợi:

- Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của BGH nhà trường. - Giáo viên có tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, vững vàng về chuyên môn. - Đa số học sinh ngoan, hiền thực hiện vào lớp học trực tuyến với GVCN đúng giờ.

2- Khó khăn:

- Do tình hình dịch bệnh Covit còn nhiều. HS chưa đến trường học trực tiếp mà phải học trực tuyến tại nhà qua các phương tiện hỗ trợ như: điện thoại, máy tính….. - Do gia đình không có thời gian chăm sóc dạy dỗ con cái; phụ huynh không nắm được phương pháp, kĩ năng sư phạm nên khi dạy con làm bài không giống cô dạy nên con không nghe. - Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập [hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần], phụ huynh không quan tâm, giao trắng cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm. - Đi học không soạn sách vở, thiếu đồ dùng học tập.

III- Nội dung kế hoạch.

1- Lập kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học.

- Số lượng 02 học sinh. [ Cả Toán và Tiếng Việt] - Tổ chức học tập theo nhóm trên trực tuyến vào các buổi chiều thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong tuần - Tạo điều kiện để học sinh tương tác trao đổi ý kiến với cô và bạn

2- Cách tổ chức thực hiện:

1- GVCN trao đổi với phụ huynh và học sinh về tình hình học tập thực tế của từng học sinh, những đối tượng phải phụ đạo; Trao đổi cụ thể về nội dung phụ đạo, thời gian phụ đạo và biện pháp phối hợp để giao bài về nhà phụ huynh kèm cặp thêm. 2- GVCN dạy theo phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng, thường xuyên giao bài cho học sinh. 3- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường để động viên, khuyến khích các em học tập. 4- Tăng cường nghiên cứu kinh nghiệm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học của lớp đang trực tiếp giảng dạy. 5- Trong buổi học trực tuyến thường xuyên quan tâm đến học sinh chưa hoàn thành môn học, nhất là học sinh đọc, viết chưa được thành thạo, chỉ yêu cầu học sinh đọc và viết.

II- Nội dung phụ đạo:

* Môn Tiếng Việt:

- Luyện phát âm và đọc chính xác các từ, câu có âm vần đã học, kết hợp viết chính tả. - Luyện đọc to, rõ các bài tập đọc. Viết chính tả rõ ràng, ít sai lỗi chính tả. - Ôn các từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động, từ trái nghĩa. Các kiểu câu Ai làm gì?, Ai là gì?, Ai thế nào?

* Môn Toán:

-

Ôn lại các bảng cộng, trừ.

- Rèn kĩ năng làm tính có nhớ và không nhớ. - Hướng dẫn xác định các dạng toán giải, cách viết lời giải và đơn vị tính đúng. Làm các dạng toán nhiều hơn, ít hơn… - Ôn lại cách xem ngày, giờ và mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài.

- Kết hợp làm quen và thực hành các bài toán liên quan đến bảng cộng, trừ, thực hiện dãy tính.

III- Thời gian phụ đạo

Vào các buổi chiều thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong tuần

IV- Nội dung kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học giữa học kì 1

Ngày: 02/03/2017

TRƯỜNG THCS TRUNG THẠNH            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              TỔ TOÁN –TIN                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM

NĂM HỌC 2016 – 2017

- Căn cứ kế hoạch chỉ đạo về công tác phụ đạo học sinh yếu của Trường THCS Trung Thạnh năm học 2016 – 2017.

          - Căn cứ vào chất lượng cuối năm học 2015-2016 và tình hình thực tế chất lượng học sinh của tổ.

 Nay Tổ Toán - Tin lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu năm học 2016 – 2017 như sau:

PHẦN 1

THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

QUA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2015-2016

Khối

TS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TS

TL%

TS

TL%

TS

TL%

TS

TL%

TS

TL%

6

301

60

19,9

53

17,6

96

31,9

41

13,6

38

17

7

254

27

10,6

92

36,2

79

31,1

45

17,7

41

4,4

8

208

13

6,3

36

17,3

88

42,3

30

14,4

40

17,7

9

195

30

15,4

30

15,4

69

35,4

28

14,4

36

19,4

PHẦN 2
            KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM

NĂM HỌC: 2016 - 2017
 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Trường đã thực hiện tốt cuộc vận động hai không từ đó chất lượng học sinh được đánh giá sát thực tế hơn đồng thời tạo được uy tín cho đội ngũ GV, niềm tin của phụ huynh đối với giáo viên cũng lớn hơn, giáo viên phân loại chắc đối đối tượng học sinh.

- Đổi mới giáo dục trong đó đổi mới phương pháp dạy học tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp được từng đối tượng học sinh.

- Ban lãnh đạo nhà trường có sự lãnh đạo sâu sát và thường xuyên quan tâm đến hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém và tổ chức phụ đạo HSY cho tất cả các khối lớp đối với bộ môn Toán

- Tổ chuyên môn có kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu về phân môn.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều tâm huyết, nhiệt tình trong công tác. Toàn thể giáo viên sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao và có ý thức tích cực, tìm mọi biện  pháp, khắc phục khó khăn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm đến các em học sinh ở tất cả các môn học và kịp thời động viên các em yếu kém có thành tích vươn lên trong học tập, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình -  nhà  trường - hoạt động xã hội, giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

- Dân trí ngày càng được nâng cao, phần lớn phụ huynh quan tâm tới con em mình. Phụ huynh cùng phối hợp với GVBM đề ra các biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến và kịp thời động viên các em học yếu có tiến bộ trong học tập.

- Dạy học tự chọn nhà trường đã chọn theo chủ đề bám sát đã tạo điều kiện cho GV củng cố, luyện tập, ôn tập, hệ thống hoá lại kiến thức.

- Học sinh tương đối ngoan lễ phép, hăng hái tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, có nề nếp học tập cũng như hoạt động ngoài giờ. Các em tương đối có ý thức và tự giác học.

- Chất lượng học sinh giỏi, khá, tb qua khảo sát chất lượng đầu năm tương đối cao hơn những trước.

2. Khó khăn:

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu phòng dành riêng cho việc phụ đạo.

- Điều kiện KT – XH của địa phương còn khó khăn đa số con gia đình nông thôn, học sinh phải làm việc phụ giúp gia đình nên chưa dành nhiều thời gian cho việc học tập nên việc học ở nhà của học sinh chưa đạt kết quả. Còn gia đình chưa thực sự kết hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục, quản lý học sinh, vả lại cũng không quan tâm nhắc nhở học sinh học tập còn phó mặc cho nhà trường. Ở nhà hay đến trường các em mải chơi, làm việc riêng, thiếu tự giác quan tâm đến việc học và một số phụ huynh chưa tạo điều kiện để con em đến lớp đầy đủ các buổi học.

- Một số học sinh còn thiếu đồ dùng học tập do điều kiện gia đình khó khăn

- Kiến thức môn Toán luôn có mối quan hệ logic với nhau từ lớp dưới lên lớp trên; nên đa số học sinh thường quên kiến thức cũ; do ý thức của các em chưa thực sự phấn đấu học tập, chưa chú ý GV hướng dẫn học kiến thức mới. Một số học sinh tiếp thu chậm, chưa chăm học, ý thức kém. Những học sinh học lực yếu, được thông báo đi phụ đạo nhưng không thực hiện.

- Địa phương còn các tai tệ nạn xã hội nhiều, trung tâm game gần trường nên có những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Mục tiêu:

-Từng bước giảm dần học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp qua hàng năm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém tiến tới không còn học sinh ngồi nhầm lớp. Tạo một bước trong đội ngũ về nhận thức thực hiện cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung là chỉ coi trọng kiểm tra đánh giá mà không coi trọng đến tìm tòi các giải pháp biện pháp thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong các tiết học chính khoá trên lớp, dạy học tự chọn và bồi dưỡng phụ đạo học sinh.

- Nhằm củng cố, bổ sung, hệ thống kiến thức bị “hổng”cho một số học sinh có nhận thức chậm và lực học Yếu, Kém ở môn Toán.Theo yêu cầu của chương trình đối với học sinh, các em phải nắm được các kỹ năng cơ bản giải toán, làm được các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Giúp HS đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng về môn học Toán.

- Hạn chế tối đa chất lượng học sinh yếu - kém. Tránh tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn KT-KN mà được lên lớp.

- Phát huy số lượng học sinh trung bình trở lên các khối lớp của năm học 2014 – 2015.

- Thực hiện thành công các chỉ tiêu về HS yếu, kém năm học 2015 – 2016 [dưới 3%].

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường năm học 2015 – 2016

- Phát triển năng lực học sinh nhằm xây dựng chất lượng cho năm học tiếp theo.

2. Nhiệm vụ:

a. Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn:

- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch phụ đạo bộ môn, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của giáo viên; điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.

- Tổ trưởng, tổ phó thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc phụ đạo của các giáo viên trong tổ và báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ với nhà trường. Chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về việc về công tác quản lý tổ viên về công tác phụ đạo và cùng với ban giám hiệu theo dõi diễn biến chất lượng học sinh.

- Tổ trưởng  quản lý các thành viên của tổ thực hiện tốt các quy định của trường, ngành đề ra.

- Tổ chức rút kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung và phương pháp khoa học và có hiệu quả.

- Thường xuyên rút kinh nghiệm theo nhóm khối nhằm định hình những kiến thức dạy cho phù hợp với từng loại bài và đối tượng học sinh trong đó định rỏ biện pháp kĩ thuật tạo cơ hội cần thiết để tiếp cận học sinh yếu kém, kèm cặp giúp đỡ, tiếp sức từng đối tượng học sinh một cách phù hợp.

- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm qua các tiết dạy chính khoá đã chú trọng đến đối tượng học sinh yếu kém.        

b. Giáo viên trực tiếp giảng dạy:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học cụ thể theo các chuyên đề phù hợp với nội chương trình hiện hành và phù hợp với đối tượng học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch phụ đạo đã được thống nhất ở tổ chuyên môn và kế hoạch của nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ, giúp các em đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.

- Soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp và chú ý kiến thức kĩ năng cần đạt được trong môn dạy cần ôn tập lí thuyết, bài tập rèn luyện kĩ năng. Trong quá trình phụ đạo thường xuyên kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thực của học sinh và mục tiêu cần đạt được, cần lưu ý nắm bắt được đối tượng, năng lực nhận thức, phát hiện hổng về kiến thức, chưa có phương pháp nhận thức môn học, thống nhất về nội dung giảng dạy giữa chính khóa, phụ đạo, và tự học, sử dụng các hình thức tổ chức học tập, phát huy ưu thế học nhóm trong đó chú trọng sự tương trợ giữa học sinh học khá dành cho học sinh học yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiết học, không khí học tập sôi nổi, học sinh học tập tích cực.

- Cần tranh thủ dạy tăng thời lượng cho học sinh ngoài thời gian nhà trường đã phân công. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác nâng cao chất lượng giờ dạy. Những học sinh có kết quả kiểm tra Yếu, Kém giáo viên sắp xếp thời gian bồi dưỡng kịp thời ngoài số tiết đã phân công theo quy định ngay sau thời điểm có kết quả kiểm tra, bố trí kiểm định lại kết quả học tập của học sinh nhằm giảm tỉ lệ lưu ban, và bỏ học.

- Giảng dạy trên lớp ở từng phần của mỗi tiết học cần lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm được thời gian để tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho giáo viên tiếp cận học sinh yếu kém nhằm kèm cặp, hưóng dẫn, tiếp sức cần thiết trong mỗi tiết dạy. Mỗi học sinh yếu kém phải hoạt động tối thiểu như nhắc lại định nghĩa, định lý, quy tắc,... và cần có động viên khuyến khích kịp thời. Nội dung này được coi là biện pháp trọng tâm chủ yếu nhất trong công tác nâng cao chất lượng học sinh yếu kém do đó cần quan tâm thường xuyên và triển khai liên tục.

- Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của giáo viên đối với học sinh trong các tiết luyện tập, bài kiểm tra của học sinh cần sửa lổi thật kĩ, tạo mẫu về bài làm đồng thời nắm chắc những chổ học sinh yếu kém để bổ sung kịp thời.

- Thông báo thường xuyên về tình hình phấn đấu, học tập của học sinh cho GVCN để có biện pháp giáo dục.

- Thực hiện giảng dạy nghiêm túc theo thời khóa biểu, ký sổ đầu bài và nhận xét từng buổi học.

- Lập danh sách HSY, kém bộ môn và có sự theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của học sinh qua các đợt khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ trên cơ sở kết quả kiểm tra chung của năm học 2016-2017.

- Giáo viên bộ môn lưu trử theo dõi hồ sơ học sinh yếu kém trong suốt năm học. Cuối năm học nộp lại cho chuyên môn để làm cơ sở chủ yếu để chuyên môn giao chất lượng giữa các bộ môn giữa các lớp cho năm học sau.

3. Biện pháp thực hiện:

- Phân công phần hành cho từng giáo viên phụ trách phụ đạo cụ thể từng khối lớp, buổi trong tuần.

- GV phụ trách bồi dưỡng lên chương trình kế hoạch và nội phụ đạo phù hợp với nội dung, chương trình và trình độ nhận thức của học sinh được tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường duyệt trước khi đưa vào giảng dạy.

- Hàng tháng nhà trường đều tổ chức kiểm tra giáo án phụ đạo của từng giáo viên.

- Mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh. Nhất là giáo viên bộ môn dạy lớp thường hoặc lớp chọn có học sinh tham gia học phụ đạo có kế hoạch chủ động phụ đạo thêm trong giờ học chính khoá hay trong dạy học tự chọn. Bước đầu dạy đúng yêu cầu, chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh, áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Việc ra bài tập, sắp xếp câu hỏi đối tượng học sinh yếu, kém phải được nhẹ nhàn hơn so với học sinh trung bình trở lên.

- Coi trọng việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi giao về nhà.

- Phát hiện và quan tâm đặc biệt đến những học sinh có điều kiện gia đình còn khó khăn, phức tạp nhưng đã vượt khó để vươn lên, giúp đỡ động viên các em kịp thời.

- Tổ có kế hoạch tổ chức các chuyên đề sát với thực tế nhằm nâng cao nghiệp vụ tay nghề, nêu ra được các biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém, giúp các em có kỹ năng giải các dạng đơn giản.

- Thực hiện kế hoạch phụ đạo và thời gian theo lịch của nhà trường.

- Thường xuyên cho học sinh làm quen với các dạng bài tập sách giáo khoa từ dễ nâng dần lên.

- Qua hàng đợt đều tổ chức khảo sát để đánh giá tình hình học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của học sinh nhằm đúc rút kinh nghiệm cho đợt sau.

+ GV dạy phụ đạo thực hiện PPCT - giáo án  [tài liệu] dùng suốt quá trình phụ đạo – ky sổ ĐB

+ Lập ds HS BD theo mẫu BGH

+ Thời khóa biểu – Địa điểm dạy:  GV tự xếp [Có thể thống nhất trong nhóm - khối] báo lịch dạy về TT

KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Thực hiện

Tháng 9/2016

- Tổ chức KSCL đầu năm.

- Các tổ báo cáo chất lượng đầu năm, phân loại học sinh yếu, kém học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh khuyết tật học hòa nhập. Tổng hợp danh sách học sinh yếu, kém. Lập sổ theo dõi của từng lớp.

- Lên kế hoạch, tổ chức phụ đạo học sinh yếu.

- Tiến hành Khảo sát nghiêm túc để xác định học sinh yếu kém.

- Các Lớp lập danh sách học sinh yếu theo từng môn. Phân loại theo nguyên nhân. Phối họp bàn phương pháp phụ đạo.

- Phân công giáo viên phụ đạo, thực hiện lên lớp theo TKB

BGH, TTCM,

  GVBM

Tháng 10/2016

- Tổ chức kiểm tra chất lượng giữa HKI. Báo cáo chất lượng học lực học sinh yếu, kém. Đối chiếu HS yếu, kém đầu năm so với HS yếu giữa học kì 1

- Tiếp tục Phụ đạo học sinh yếu

- Qua KT định kì học tại lớp GVCN xác định lại mức độ học sinh yếu đã phụ đạo trong thời gian qua. So sánh với chất lượng đầu năm.

- Phân công giáo viên phụ đạo, thực hiện lên lớp theo TKB

BGH, TTCM

  GVBM

Tháng 11/2016

- Khảo sát học sinh yếu Toán  [Lưu giữ bài kiểm tra]

-Tổ chức các phong trào học tập. Giúp bạn còn khó khăn về đồ dùng học tập…

- GV bộ môn khảo sát tại lớp các học sinh yếu.

- GV chủ nhiệm phân công các “đôi bạn cùng tiến”. “nhóm học tốt” để các em giúp đỡ lẫn nhau.

BGH, TTCM,

  GVBM

Tháng 12/2016

- Tổ chức kiểm tra định kì cuối học kì I. Đối chiếu HS yếu giữa học kì I so với cuối kì I

- Báo cáo chất lượng học lực, lập lại danh sách học sinh yếu.

- Phụ đạo học sinh yếu

- Tiến hành Khảo sát nghiêm túc để xác định lại học sinh yếu kém. Báo cáo chuyên môn. Tổ khối họp đưa ra phương pháp phụ đạo học sinh. Thống nhất nội dung

- GVCN kết hợp GVBM lập nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

 GVBM

Tháng 1/2017

- Tiếp tục phụ đạo HS yếu

- Phân công giáo viên phụ đạo, thực hiện lên lớp theo TKB

- GVBM lên nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

  GVBM

Tháng 2/2017

- Khảo sát học sinh yếu Toán [Lưu giữ bài kiểm tra]

- Tổ chức kiểm tra định kì giữa học kì 2 xác định chất lượng học sinh yếu.

- Tiếp tục phụ đạo HS yếu

- Khảo sát một cách nghiêm túc, GV chú ý chất lượng HS yếu, đánh giá sự tiến bộ của học sinh, có kế học phụ đạo hợp lí.

- GVBM lên nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

GVBM

Tháng 3/2017

- Tiếp tục - Phụ đạo HS yếu

- Báo cáo chất lượng học lực, danh sách học sinh yếu. Đối chiếu HS yếu cuối kì 1 so với giữa kì 2.

- GVBM lên nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

  GVBM

Tháng 4/2017

- Tiếp tục phụ đạo HS yếu

- KS học sinh yếu, kém môn Toán [ Lưu giữ bài kiểm tra]

- GVBM lên nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

  GVBM

Tháng 5/2017

  - Tiếp tục phụ đạo yếu.

- Tổ chức kiểm tra định kì cuối học kì 2

- Báo cáo chất lượng học lực, danh sách học sinh yếu.

- Đối chiếu HS yếu giữa kì 2 so với cuối kì 2

- Nếu còn HS yếu thì lập kế hoạch RL trong hè.

- Xác định lại danh sách học sinh yếu theo từng bộ môn. Có kế hoạch ôn tập cho các em học thêm trong hè.

BGH, TTCM,

  GVBM

III. CHỈ TIÊU:

*Chỉ tiêu phấn đấu của công tác phụ đạo HS yếu kém

Khối

T.số HS

Số HS đạt TB trở lên

Số HSY, kém phụ đạo

Kết quả HSY, kém sau phụ đạo

      GC

     TS

     %

TS

        %

       6

301

256

     79

30,6

  45

        15

7

254

216

     56

22,1

   38

        15

8

208

138

     70

34,1

   31

        15

9

195

172

     64

33,8

   23

        15

Cộng

958

782

269

30,15

  137

        15

Hoàn thành chỉ tiêu về học sinh yếu, kém bộ môn của trường – Từ 15% trở xuống.

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN CÔNG PHỤ ĐẠO:

1. Chương trình [Kèm theo].

2. Phân công giáo viên bồi dưỡng:

           Khối 6:     

1. Nguyễn Thị Cẩm: 6a6. 7

          2. Đoàn Thị Huyền Trang: 6a8, 9

3. Đoàn Thị Như Nguyện: 6a1, 3

4. Huỳnh Thị Diễm: 6a5

5. Lưu Thị Thúy Oanh: 6a4

          Khối 7:      

1. Đỗ Thanh Vũ Vũ Thông7a2

          2. Đoàn Thị Huyền Trang: 7a3

          3. Đỗ Hữu Lập: 7a4, 7, 8

          Khối 8:      

1. Đoàn Thị Như Nguyện: 8a3

2. Huỳnh Văn Lâm: 8a2, 4

3. Đỗ Thanh Vũ Thông: 8a5, 6

          Khối 9:      

1. Lưu Thị Thúy Oanh:9a5

2. Huỳnh Thị Diễm: 9a2, 4

3. Huỳnh Văn Lâm: 9a3

V. THỜI GIAN, THỜI LƯỢNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Thực hiện từ tuần 6 ngày 19/9/2015

- Thời lượng dạy: 2tiết/tuần

- Kinh phí: Phụ huynh hỗ trợ theo thỏa thuận

*  Học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo được miễn, diện khó khăn tùy theo khả năng của học sinh.

VI. KIẾN NGHỊ

 Để thực hiện thành công được kế hoạch phụ đạo học sinh yếu của tổ Toán chúng tôi rất mong được sự hỗ trợ của các lực lượng sau:

1.  Đối với quản lý chỉ đạo.

- Thiết lập hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học sinh qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.

- Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhập và lưu giữ hồ sơ đầy đủ.
Xây dựng bộ hồ sơ quản lý, chỉ đạo học sinh yếu kém như chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài.

- Kết hợp chặt chẽ với đoàn, đội động viên đoàn viên lao động triển khai cuộc vận động đồng thời tìm tòi các biện pháp, giải pháp chỉ đạo giáo viên trực tiếp giảng dạy, tìm giải pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên tiến bộ và nhất là biện pháp động viên các em tham gia học đầy đủ các buổi phu đạo.

2. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

- Giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ chặt chẻ với giáo viên bộ môn nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để phối hợp, động viên các em tham gia học tập đầy đủ đồng thời báo cáo kết quả học tập với phụ huynh.

- Phối hợp với giáo viên bộ môn quản lý, đôn đốc học sinh tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo theo lịch.

- Thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh về quá trình giảng dạy, bồi dưỡng của giáo viên bộ môn với lớp, nhằm ngăn chặn thái độ, hành vi tiêu cực gây tổn hại đến quyền lợi của người học, mục tiêu, uy tín nhà trường.

- Kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách.

- Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém ngồi nhầm lớp đầu năm học, giữa kì, cuối kì và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn [để bàn giao cho chủ nhiệm đầu năm học sau].

- Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chổ ngồi hợp lý thuận tiện để có cơ hội giáo viên bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời.

- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh động viên tinh thần vật chất con em và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy theo thống nhất, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh.

- Kết hợp với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp.

3. Đối với phụ huynh học sinh

Quản lý chặt chẻ học sinh học tập ở nhà, tạo điều kiện cho học sinh học đầy đủ các buổi học ở trường, thông tin cần thiết với nhà trường.

VII. KẾT LUẬN:

- Tổ đã trao đổi thống nhất và bàn giao chất lượng cho từng giáo viên có trách nhiệm với nhà trường về chất lượng của học sinh.

- Tập thể tổ Toán - Tin sẽ cố gắng thực hiện tốt các biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém để hoàn thành tốt trách nhiệm của người giáo viên. Quyết tâm đạt được chỉ tiêu về học sinh yếu, kém  bộ môn từ 15% trở xuống và chất lượng học sinh yếu kém dưới 3% mà nhà trường giao cho.

- Trên đây là kế hoạch, biện pháp, nội dung chương trình phụ đạo học sinh yếu, kén của tổ Toán - Tin năm học 2016 - 2017.

    Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo nhà trường. xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

                                                                           Trung Thạnh, ngày 10  tháng 9 năm 2016

            Duyệt BGH                                                                    Tổ trưởng

                                                                                             Đoàn Thị Như Nguyện

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề